(TBKTSG) - Trước thềm Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 diễn ra giữa tháng 11-2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng” cho dòng sản phẩm 20 giống lúa thơm ST. Người xây đắp cho thương hiệu gạo thơm này là kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, quê ở xã Hòa Đông, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Bảy bước tới thành công
Tốt nghiệp ngành trồng trọt trường Đại học Cần Thơ năm 1978, kỹ sư Hồ Quang Cua về làm việc tại Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên. Từ năm 1991 đến nay, anh cùng nhóm cộng sự đã trải qua chặng đường dài trong việc xây dựng thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”, mà theo khái quát của anh, gồm có bảy bước: chọn tạo giống, chọn tên thương hiệu, thiết lập chương trình xây dựng thương hiệu, tổ chức sản xuất giống và hỗ trợ sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp, hài hòa lợi ích, và sau cùng là hợp tác “bốn nhà”.
Anh kể: năm 1991, anh được tham gia nhóm nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL và Đại học Cần Thơ, lo sưu tập, thử nghiệm các giống lúa thơm cổ truyền của Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Làm việc cùng các nhà khoa học đầu đàn như GS. Võ Tòng Xuân, GS. Nguyễn Văn Luật, rồi ra nước ngoài học, anh bắt đầu có ý tưởng làm thương hiệu lúa thơm cao cấp cho Việt Nam, trước hết là cho tỉnh Sóc Trăng. Anh phát hiện giống lúa thơm nổi tiếng Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan là do một cán bộ ở huyện chọn lai tạo. Nhờ đó, những năm 1992-1997, mỗi năm Thái Lan xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo thơm, thu về gần 1 tỉ đô la Mỹ/năm. “Họ làm được sao mình lại không làm, trong khi đến cuối thế kỉ 20 mình đã xuất khẩu gạo ổn định và lo được an ninh lương thực rồi?”, anh tự vấn rồi cùng nhóm cộng sự và bà con nông dân ở huyện ngày đêm lao vào việc lai tạo giống. Trong bước đi đầu tiên kéo dài nhiều năm ấy, các anh đã có ba “quyết định” hình thành nên cây lúa thơm tương lai: 1) quá trình biến dị, lúa có thể cho ra giống mới có phẩm chất cao hoặc dùng làm nguồn lai tạo tiếp; 2) Việt Nam đất chật người đông, cây lúa thơm phải là cây cải tiến có năng suất cao chứ không như Thái Lan, Ấn Độ sử dụng cây lúa mùa cổ truyền năng suất thấp; 3) phải đào tạo nhân lực để hình thành đội ngũ nghiên cứu.
Lúc đầu, không nhiều người tán thành những nhận định mới ấy nên thiếu việc đầu tư của ngành. Điều này đã làm nhiều chuyên viên kỹ thuật phân vân. Nhưng rồi công việc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng khích lệ, dần dần bảy giống lúa thơm bố mẹ được lai tạo (trong đó có giống Khao Dawk Mali, giống Tám Xoan ở phía Bắc, giống Tào Hương của Sóc Trăng), làm nên bộ giống ST, từ ST 1 đến ST 20 ngày nay. Có giống rồi, nhóm nghiên cứu phải lo chuyện quảng bá, tiếp thị, tỷ như tổ chức những cuộc thi như “Cơm nào ngon hơn”, “Gạo ngon thương hiệu Việt Nam”... hoặc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ.
Năm 2009, đã có gần 25.000 héc ta lúa thơm ST được trồng tại Sóc Trăng và hàng vạn héc ta được trồng tại các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL. Ngoài việc trồng lúa hai vụ, các anh còn giúp nông dân trồng lúa thơm theo các mô hình lúa-hành tím và lúa-tôm.
Mới đây, chúng tôi đã tìm đến xã Viên Bình, huyện Trần Đề, nơi có cánh đồng 2.500 héc ta lúa ST 5 vụ đông xuân 2011-2012 mới gieo sạ non nửa tháng. Ông Trà Diên, ở ấp Trà Ông, cho biết: “Tôi làm 23 công cấy tầm lớn hai vụ ST 5, mỗi năm lời hơn 150 triệu đồng, gấp đôi lúa IR ngày trước”. Sư Đỗ Dành, trụ trì chùa Lao Vên, nói: “Thầy Cua đem giống lúa này tới cho bà con Khmer từ sáu năm nay. Từ khi làm ST 5, bà con ở đây thoát nghèo, nhiều nhà mua được máy cày, có nhà mua máy gặt đập liên hợp; bà con cũng góp tiền xây lại ngôi chánh điện của chùa”.
“Riêng việc trồng lúa thơm ở vuông tôm đã giúp ổn định môi trường, tái tạo sự sống trong đất, làm chậm quá trình thoái hóa đất”, anh Cua nói. Trong đào tạo, từ cây lúa thơm ST, đã có 10 kỹ sư làm tiếp các đề tài lên thạc sĩ, riêng anh Trần Tấn Phương đã bảo vệ luận án tiến sĩ hồi tháng 10-2011 chuyên về di truyền với đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
Bước tiếp
Hiện nay có năm đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”. Đó là Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ), Công ty Lương thực Sóc Trăng, Công ty TNHH Thành Tín, Công ty Chế biến gạo chất lượng cao Sóc Trăng và cơ sở sản xuất lúa giống và gạo thơm Mỹ Xuyên. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2011, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về hơn 3 tỉ đô la Mỹ, trong đó có hơn 400.000 tấn gạo thơm, chủ yếu là giống Jasmine; năm 2012, VFA dự kiến sẽ xuất khẩu trên 500.000 tấn gạo thơm.
Bàn về những thông tin này, kỹ sư Hồ Quang Cua nói: “Muốn giữ được chất lượng gạo thơm đặc sản thì nông dân phải trồng giống đúng phẩm cấp. Việc hình thành vùng nguyên liệu càng lớn thì càng ổn định cho sản xuất. Nhà nước và nhà khoa học phải giúp nông dân lo chuyện này; còn doanh nghiệp phải hợp đồng bao tiêu lúa thơm cho nông dân”. Với giống ST 20 (giá bán trong siêu thị hiện nay là 24.000 đồng/ki lô gam), hạt thon dài, cơm mềm dẻo, thơm hương dứa và hương cốm, anh Cua nói: “Các tỉnh ven biển ĐBSCL có thể trồng được đôi ba trăm ngàn héc ta”. Riêng Sóc Trăng, anh cho biết tỉnh đã xây dựng đề án phát triển lúa thơm đến năm 2015.
Sau Festival Lúa gạo một tuần, về lại Sóc Trăng, tôi gặp anh Cua vừa đi thăm đồng về tới nhà lúc gần 5 giờ chiều, nhưng anh chỉ tạt qua, giành thằng cháu nội trong tay vợ để ôm một lát rồi lại chạy về cơ quan để chuẩn bị ngày mai đưa ông Toàn quyền Canada đi Mỹ Xuyên kiểm tra kết quả một dự án do Canada tài trợ giúp nông dân cải thiện đời sống từ lúa thơm. Anh chùng giọng: “Thời gian mình dành cho gia đình ít quá!”.
Anh kể: năm 1991, anh được tham gia nhóm nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL và Đại học Cần Thơ, lo sưu tập, thử nghiệm các giống lúa thơm cổ truyền của Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Làm việc cùng các nhà khoa học đầu đàn như GS. Võ Tòng Xuân, GS. Nguyễn Văn Luật, rồi ra nước ngoài học, anh bắt đầu có ý tưởng làm thương hiệu lúa thơm cao cấp cho Việt Nam, trước hết là cho tỉnh Sóc Trăng. Anh phát hiện giống lúa thơm nổi tiếng Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan là do một cán bộ ở huyện chọn lai tạo. Nhờ đó, những năm 1992-1997, mỗi năm Thái Lan xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo thơm, thu về gần 1 tỉ đô la Mỹ/năm. “Họ làm được sao mình lại không làm, trong khi đến cuối thế kỉ 20 mình đã xuất khẩu gạo ổn định và lo được an ninh lương thực rồi?”, anh tự vấn rồi cùng nhóm cộng sự và bà con nông dân ở huyện ngày đêm lao vào việc lai tạo giống. Trong bước đi đầu tiên kéo dài nhiều năm ấy, các anh đã có ba “quyết định” hình thành nên cây lúa thơm tương lai: 1) quá trình biến dị, lúa có thể cho ra giống mới có phẩm chất cao hoặc dùng làm nguồn lai tạo tiếp; 2) Việt Nam đất chật người đông, cây lúa thơm phải là cây cải tiến có năng suất cao chứ không như Thái Lan, Ấn Độ sử dụng cây lúa mùa cổ truyền năng suất thấp; 3) phải đào tạo nhân lực để hình thành đội ngũ nghiên cứu.
Lúc đầu, không nhiều người tán thành những nhận định mới ấy nên thiếu việc đầu tư của ngành. Điều này đã làm nhiều chuyên viên kỹ thuật phân vân. Nhưng rồi công việc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng khích lệ, dần dần bảy giống lúa thơm bố mẹ được lai tạo (trong đó có giống Khao Dawk Mali, giống Tám Xoan ở phía Bắc, giống Tào Hương của Sóc Trăng), làm nên bộ giống ST, từ ST 1 đến ST 20 ngày nay. Có giống rồi, nhóm nghiên cứu phải lo chuyện quảng bá, tiếp thị, tỷ như tổ chức những cuộc thi như “Cơm nào ngon hơn”, “Gạo ngon thương hiệu Việt Nam”... hoặc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ.
Năm 2009, đã có gần 25.000 héc ta lúa thơm ST được trồng tại Sóc Trăng và hàng vạn héc ta được trồng tại các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL. Ngoài việc trồng lúa hai vụ, các anh còn giúp nông dân trồng lúa thơm theo các mô hình lúa-hành tím và lúa-tôm.
Mới đây, chúng tôi đã tìm đến xã Viên Bình, huyện Trần Đề, nơi có cánh đồng 2.500 héc ta lúa ST 5 vụ đông xuân 2011-2012 mới gieo sạ non nửa tháng. Ông Trà Diên, ở ấp Trà Ông, cho biết: “Tôi làm 23 công cấy tầm lớn hai vụ ST 5, mỗi năm lời hơn 150 triệu đồng, gấp đôi lúa IR ngày trước”. Sư Đỗ Dành, trụ trì chùa Lao Vên, nói: “Thầy Cua đem giống lúa này tới cho bà con Khmer từ sáu năm nay. Từ khi làm ST 5, bà con ở đây thoát nghèo, nhiều nhà mua được máy cày, có nhà mua máy gặt đập liên hợp; bà con cũng góp tiền xây lại ngôi chánh điện của chùa”.
“Riêng việc trồng lúa thơm ở vuông tôm đã giúp ổn định môi trường, tái tạo sự sống trong đất, làm chậm quá trình thoái hóa đất”, anh Cua nói. Trong đào tạo, từ cây lúa thơm ST, đã có 10 kỹ sư làm tiếp các đề tài lên thạc sĩ, riêng anh Trần Tấn Phương đã bảo vệ luận án tiến sĩ hồi tháng 10-2011 chuyên về di truyền với đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
Bước tiếp
Hiện nay có năm đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”. Đó là Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ), Công ty Lương thực Sóc Trăng, Công ty TNHH Thành Tín, Công ty Chế biến gạo chất lượng cao Sóc Trăng và cơ sở sản xuất lúa giống và gạo thơm Mỹ Xuyên. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2011, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về hơn 3 tỉ đô la Mỹ, trong đó có hơn 400.000 tấn gạo thơm, chủ yếu là giống Jasmine; năm 2012, VFA dự kiến sẽ xuất khẩu trên 500.000 tấn gạo thơm.
Bàn về những thông tin này, kỹ sư Hồ Quang Cua nói: “Muốn giữ được chất lượng gạo thơm đặc sản thì nông dân phải trồng giống đúng phẩm cấp. Việc hình thành vùng nguyên liệu càng lớn thì càng ổn định cho sản xuất. Nhà nước và nhà khoa học phải giúp nông dân lo chuyện này; còn doanh nghiệp phải hợp đồng bao tiêu lúa thơm cho nông dân”. Với giống ST 20 (giá bán trong siêu thị hiện nay là 24.000 đồng/ki lô gam), hạt thon dài, cơm mềm dẻo, thơm hương dứa và hương cốm, anh Cua nói: “Các tỉnh ven biển ĐBSCL có thể trồng được đôi ba trăm ngàn héc ta”. Riêng Sóc Trăng, anh cho biết tỉnh đã xây dựng đề án phát triển lúa thơm đến năm 2015.
Sau Festival Lúa gạo một tuần, về lại Sóc Trăng, tôi gặp anh Cua vừa đi thăm đồng về tới nhà lúc gần 5 giờ chiều, nhưng anh chỉ tạt qua, giành thằng cháu nội trong tay vợ để ôm một lát rồi lại chạy về cơ quan để chuẩn bị ngày mai đưa ông Toàn quyền Canada đi Mỹ Xuyên kiểm tra kết quả một dự án do Canada tài trợ giúp nông dân cải thiện đời sống từ lúa thơm. Anh chùng giọng: “Thời gian mình dành cho gia đình ít quá!”.
Bài đã đăng trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/congnghe/giaiphap/68819/