Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

FPT launches grand opening of university, software park complex in Can Tho


By Huynh Kim
Delegates join an opening ceremony at FPT University and FPT Software Park Complex, held on Friday afternoon in Can Tho City - PHOTO: HUYNH KIM
HCMC – FPT Corporation held a grand opening for the first phase of FPT University campus and FPT Software Park Complex in Can Tho City on Friday, August 10, to ensure a supply of high-qualified manpower in the Mekong Delta region.
Speaking at the ribbon-cutting ceremony, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc stressed that the complex has to perform a pivotal role in providing human resources in science and technology, particularly supplying personnel for thriving sectors, such as hi-tech agriculture and tourism in the Mekong Delta, and assisting in developing the Mekong region.
The Government highly praised the efforts of FPT University, in particular, and FPT Corporation, for their 12 years of construction and contributions. It has become a prestigious private university and was among the first educational institutions in Vietnam to use English in teaching and learning, as well as deploy advanced technology, in line with international standards, Phuc remarked.
In addition, the school has collaborated with over 60 universities around the globe to organize exchange programs, attracting some 1,000 overseas students coming from Japan, Australia, France, Germany, and the U.S.
Can Tho is reportedly the fourth destination in which FPT Group invested to build the FPT University campus and FPT Software Park, preceded by Hanoi, Danang City, and HCMC, according to FPT CEO Bui Quang Ngoc. He pledged that the complex will supply qualified human resources for the delta, and partially contribute to converting Can Tho into a smart city, in line with the Industrial Revolution 4.0 concept.
The complex, which covers an area of 17.4 hectares, with a total investment capital of VND1.17 trillion, is expected to serve 10,000 students and 5,000 staff. The first phase, which cost more than VND200 billion, has reached completion, covering 10,000 square meters and meeting learning demands for 3,000 students. The software park project is slated for construction next year.

  * Đã đăng Saigon Times Daily 11-8-2018:


Khai trương tổ hợp đại học và công viên phần mềm FPT Cần Thơ


Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Tập đoàn FPT đã khánh thành giai đoạn 1 Tổ hợp Đại học và công viên phần mềm FPT tại thành phố Cần Thơ với kỳ vọng góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Quang cảnh khánh thành Tổ hợp Đại học và công viên phần mềm FPT Cần Thơ
chiều ngày 10-8-2018. Ảnh: Huỳnh Kim
Phát biểu tại lễ khánh thành tổ hợp này vào chiều ngày 10-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Đây phải là nơi cung cấp nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đặc biệt là nhân lực số cho các lĩnh vực có dư địa tăng trưởng lớn như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch của vùng ĐBSCL và tiến tới cho cả khu vực Mekong”.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đánh giá cao Tập đoàn FPT và Đại học FPT nói riêng, sau 12 năm xây dựng, “đã trở thành một trường đại học tư thục có uy tín và chất lượng cao, một trong những trường đầu tiên của Việt Nam tạo dựng được môi trường học tập quốc tế với việc giảng dạy bằng tiếng Anh, áp dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, có chương trình trao đổi sinh viên với hơn 60 trường đại học trên thế giới và đã thu hút được gần 1.000 sinh viên nước ngoài, trong đó có sinh viên đến từ Nhật, Úc, Pháp, Đức, Mỹ”.


Theo ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, Cần Thơ là điểm đến thứ 4 trong nước sau Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM mà FPT đầu tư mô hình Tổ hợp Đại học và công viên phần mềm này. Ông Ngọc cam kết sẽ cung cấp nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho ĐBSCL và góp phần xây dựng Cần Thơ trở thành thành phố thông minh, bắt kịp xu hướng cách mạng 4.0.



Dự án này có tổng vốn đầu tư 1.170 tỉ đồng, rộng 17,4 ha, đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của 10.000 sinh viên và 5.000 cán bộ nhân viên. Giai đoạn 1 đã hoàn thành trên diện tích 10.000 m2, phục vụ cho 3.000 sinh viên với kinh phí trên 200 tỉ đồng. Sau năm 2019 sẽ xây dựng tiếp công viên phần mềm.



* Đã đăng TBKTSG Online 10-8-2018:


Can Tho poised to become Mekong Delta’s logistics center

The Saigon Times Daily

Prime Minister Nguyen Xuan Phuc (C, back row) applauds at the signing of agreements between Can Tho City and businesses at the investment promotion conference in Can Tho today - PHOTO: VGP
CAN THO – Can Tho has the potential to become the logistics center of the entire Mekong Delta region, according to the World Bank (WB) in Vietnam.

A WB official, speaking at an investment promotion conference in Can Tho today, August 10, said this requires major investments in developing infrastructure.

Meanwhile, the local services sector is considered a gold mine for investors as the city has enough potential to become a tourism destination of the region.

However, despite this enormous potential, the number of tourists staying in Can Tho overnight is small while the average duration of stay per visitor is one to two days. Moreover, their average spending is some US$22 per day, which is much less than the national average, said a leader of Vietnamese property developer FLC Group.

The Mekong Delta city lacks tourism products and tourism infrastructure, adding that the group is about to set up a tourism services project in the city, covering some 1,600 hectares.

At the conference, which was attended by some 500 delegates, including leaders of the Government, ministries and central agencies; representatives of international organizations; and local and international investors, the WB official suggested the Government build more mechanisms and preferential policies to create momentum for the city to make substantial progress.

Addressing the conference, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc set out a grand vision for the city in the coming years: to be recognized for its rich identity and to be seen as an inspiration for significant development so that it can act as a driving force for the growth of the entire Mekong Delta region, reported the Government news website.

The country has many coastal cities worth living in, he said, adding that with its strong potential, Can Tho should join this ecosystem.

He demanded that the authorities at all levels and businesses, especially those in the tourism sector, transform themselves and work with other sectors to form closed value chains and create an economic spillover effect on the whole region.

Can Tho has good prospects for growth. Its average per capita income is estimated at VND81 million (US$3,485) this year, 1.4 times higher than the national per capita income, while its purchasing power is also among the top in the country. Its middle class is emerging quickly, bringing about changes in the consumption structure of society, according to PM Phuc.

He suggested investors inject their money into developing hotel and tourism services, as well as processing industries to raise the value of their products.

He said Can Tho will grow substantially, thanks to the Trung Luong-My Thuan-Can Tho Expressway and other crucial roads, which help shorten the travel time between HCMC and the city from three hours to one-and-a-half hours.

The Government leader highlighted the key role of Can Tho International Airport, suggesting that an increasing number of direct flights will be launched there to connect Can Tho with other parts of Vietnam and other countries, through national flag carrier Vietnam Airlines, budget airline VietJet and the upcoming Bamboo Airways.

The municipal government should create a more favorable business environment, while investors should coordinate with the local authorities to achieve development visions in the next few decades, he said.

“The Government honors competent investors but also resolutely eliminates profiteering investors who exploit management loopholes, evade taxes, adopt transfer pricing and destroy the environment instead of focusing on development,” PM Phuc added.

He cited a master plan for Can Tho City, saying that by 2025, the city will become a center for industry, commerce, services, tourism, education and training, science and technology, healthcare and culture, as well as a gateway to the Lower Mekong Basin and a hub for intraregional and international transport, in addition to holding a strategic advantage in defense and security.

The prime minister urged the local government to make cleared land available to investors, and to hold more dialogues with them to tackle difficulties. He also asked local businesses and residents to participate in the Fourth Industrial Revolution.

At the conference, municipal leaders signed cooperation agreements, worth roughly VND85 trillion (US$3.6 billion) with 19 investors. In addition, the local government gave 10 companies in-principle investment approvals and investment certificates, worth some VND8 trillion (US$344 million).

* Đã đăng Saigon Times Daily 10-8-2018:

Để Cần Thơ phát triển gắn kết với cả vùng ĐBSCL


Huỳnh Kim ghi

(TBKTSG Online) - Trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ vào sáng nay, 10-8, nhiều ý kiến đã tham vấn và cam kết đầu tư để Cần Thơ phát triển theo hướng là trung tâm dịch vụ, nông nghiệp hiệu quả cao và khoa học công nghệ gắn kết với cả vùng ĐBSCL. TBKTSG Online lược ghi một số ý kiến này.


Tại hội nghị, 10 doanh nghiệp đã nhận quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trị giá gần 8.000 tỉ đồng. 19 nhà đầu tư khác đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư vào Cần Thơ với tổng vốn trên 85.000 tỉ đồng.

Lễ ký kết thỏa thuận đầu tư sáng ngày 10-8-2018. Ảnh: Huỳnh Kim
Ông Achim Fock, quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: "Cần Thơ có thể là trung tâm dịch vụ logistics của ĐBSCL"

Cần Thơ đã trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ĐBSCL, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng và hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân đang tăng nhanh. Nhiều dự án bước ngoặt như cảng biển Cái Cui với trung tâm logistics, sân bay quốc tế Cần Thơ, nhà máy nhiệt điện Ô Môn, quốc lộ 1A, cầu Cần Thơ, quốc lộ 91B… đã làm cho Cần Thơ thành cửa ngõ của hạ lưu sông Mekong.
Cần Thơ cũng đang đi đúng hướng với mô hình giáo dục, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thông qua trường Đại học Cần Thơ, một trong những trường đại học hàng đầu của cả nước.

Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt, quá trình đô thị hóa có thể dẫn đến phát triển tràn lan, tắc nghẽn, cung cấp dịch vụ không đồng đều, kém hiệu quả. Đây là lúc cần có sự tham gia mạnh mẽ của tất cả các bên liên quan để Cần Thơ phát triển thành trung tâm đô thị của ĐBSCL.

Với vị trí của mình, Cần Thơ có vị thế tốt để trở thành một trung tâm dịch vụ logistics của ĐBSCL. Để làm được điều này, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông đa phương thức và tạo môi trường thuận lợi cho dịch vụ logistics hiệu quả cao.

Nhóm WB đã và đang cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thông qua một số dự án về cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp cho vùng ĐBSCL. Chúng tôi đã đầu tư tại ĐBSCL khoảng một tỉ đô la Mỹ về đường thủy nội địa, nâng cấp cảng, dịch vụ logistics và phòng chống lũ lụt.

Do khó khăn về tài chính tại Trung ương, Cần Thơ sẽ phải thu hút thêm nguồn lực từ khu vực tư nhân ở trong và ngoài ngoài nước để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng vật chất, dịch vụ giáo dục, y tế chất lương cao, các ngành công nghiệp xanh, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và hiện đại hóa chuỗi giá trị nông sản thực phẩm, đặc biệt là gạo và sản phẩm thủy sản.

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova: "Du lịch rất cần sự hợp lực của mọi thành phần kinh tế"

Về du lịch, để Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL thành điểm đến hấp dẫn, rất cần sự hợp tác của mọi thành phần kinh tế. Theo kế hoạch, đường cao tốc TPHCM - Cần Thơ sẽ thông tuyến vào năm 2021, nhiều đường bay quốc tế sẽ được kết nối với sân bay Cần Thơ. Từ đó, Tập đoàn Novaland đã đầu tư vào Cần Thơ với những dự án cụ thể, số vốn lên tới 700 triệu đô la Mỹ. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Azerai Cần Thơ trên cồn Ấu đã đi vào hoạt động. Tiếp đó chúng tôi sẽ triển khai dự án chuyển đổi bến phà Cần Thơ cũ thành bến tàu du lịch trung tâm, phát triển các tuyến du lịch trên sông, nối kết với các tỉnh và các nước lân cận, gián tiếp hỗ trợ việc khai thác sân bay Cần Thơ thật hiệu quả.

Ông Trịnh Quốc Dũng, CEO phát triển vùng nguyên liệu Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): "Sẽ có trang trại bò sữa tại Cần Thơ"

Vinamilk đã có nhà máy chế biến sữa tại Khu công nghiệp Trà Nóc từ hơn 10 năm nay, với doanh thu đạt 16.900 tỉ đồng trong 3 năm gần đây. Vinamilk đã quyết định chọn Cần Thơ là nơi tập trung phát triển các trang trại quy mô rất lớn. Qua việc hợp tác cùng Nông trường sông Hậu, chúng tôi đã quy hoạch “Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao” quy mô 22.000 con với vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng.

Đây là dự án phát triển nông nghiệp theo hướng organic hữu cơ, thân thiện với môi trường. Với mô hình trang trại này cùng nhà máy chế biến sữa và hệ thống phân phối sẵn có của Vinamilk tại Cần Thơ, toàn bộ chuỗi kinh doanh của Vinamilk sẽ khép kín với chất lượng quốc tế và giá cả cạnh tranh.

Nhân đây, chúng tôi đề nghị Thủ tướng sớm quyết định chuyển đổi Nông trường sông Hậu thành Công ty TNHH 2 thành viên để giúp Cần Thơ và Nông trường cùng với Vinamilk thực hiện tái cơ cấu đúng quy định theo mô hình mới chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Quang cảnh hội nghị Xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ sáng nay. Ảnh: Huỳnh Kim
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần FPT: "Cần Thơ có thể thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao cho cả nước"

Cần Thơ có tiềm năng to lớn trở thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao cho cả nước bên cạnh 3 trung tâm lớn là Hà Nội - TPHCM - Đà Nẵng. Đây sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng của Cần Thơ trong những giai đoạn tới. Để cụ thể hóa chủ trương này, Cần Thơ cần khuyến khích mở thêm các chuyên khoa đào tạo công nghệ thông tin (CNTT), nông nghiệp công nghệ cao, khoa học dữ liệu… tại các trường đại học và mở thêm trường đại học theo xu hướng này để nắm giữ lợi thế về nhân lực.


Cần Thơ có thể đẩy nhanh hơn việc ứng dụng các công nghệ số để hình thành chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý, kiến tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, cho phép cái mới và sáng tạo phát triển tại Cần Thơ.



FPT cam kết đồng hành cùng Cần Thơ trong việc đào tạo nguồn nhân lực số. Hiện nay chúng tôi đã hoàn thành phân hiệu Đại học FPT cho khoảng 3.000 sinh viên với vốn đầu tư 200 tỉ đồng. Trong vòng 5 năm tới, FPT dự định sẽ đầu tư 2.000 tỉ đồng cho tổ hợp phân hiệu Đại học FPT Cần Thơ và Công viên phần mềm FPT Cần Thơ để đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao cho địa phương và hình thành trung tâm dịch vụ CNTT thứ 4 của FPT tại thành phố này.


Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương: "Kết nối TPHCM - Cần Thơ - ĐBSCL"

Phải hoàn thành tuyến đường cao tốc TPHCM - Cần Thơ để nâng cao tốc độ và lưu lượng vận chuyển hàng hóa giữa ĐBSCL với các vùng khác của cả nước, trước hết là Đông Nam bộ.


Tập trung xây dựng một cảng quốc tế đủ tầm cỡ để đón tàu lớn, khai thác các tuyến xa, giảm bớt tỷ lệ hàng phải đưa lên trung chuyển ở TPHCM hay Vũng Tàu. Đặc biệt, cần sớm xây dựng một cảng Cái Cui thống nhất để tận dụng tốt lợi thế địa lý, sức mạnh tập trung mới đáp ứng được yêu cầu của Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL.



Nghiên cứu mở rộng đường bay của sân bay quốc tế Cần Thơ, tăng vận chuyển hàng hóa, mở rộng dịch vụ logistics hàng không, xây dựng trung tâm logistics hàng không với tầm nhìn dài hạn.



Tạo cơ chế thông thoáng để mở rộng dịch vụ trung chuyển hàng hóa qua Cần Thơ sang Campuchia và ngược lại.


Cần Thơ phải là đối tác tin cậy, liên kết với cả vùng ĐBSCL

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Cần Thơ là Tây Đô, là thủ phủ vùng ĐBSCL, có sức hấp dẫn rất lớn, là một thành phố sông nước, một đô thị sinh thái đáng sống. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Cần Thơ phải năng động, phải thật sự là đối tác đáng tin cậy, tạo nên chuỗi giá trị liên kết toàn vùng ĐBSCL để các doanh nghiệp tin tưởng, mạnh dạn đầu tư vào thành phố.

Theo quy hoạch đến năm 2025, Cần Thơ sẽ là trung tâm vùng ĐBSCL trên nhiều lĩnh vực. Hội nghị này có chủ đề “chia sẻ tiềm năng, cùng nhau phát triển”, vì thế, Cần Thơ cần gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng để vươn lên trở thành thành phố đáng sống.

Thủ tướng cho biết những năm gần đây, nhiều công trình giao thông quan trọng đã kết nối hệ thống giao thông, cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy từ TPHCM, Hà Nội đến Cần Thơ và lan tỏa đến nhiều địa phương khác ở ĐBSCL. Đó là tiền đề quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của Cần Thơ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nhờ đạt mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục nhiều năm, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số và sức mua tăng nhanh, nhiều loại hình dịch vụ phát triển… Cần Thơ đang vươn lên xứng tầm là một trung tâm kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, logistics, khoa học - công nghệ,  giáo dục - đào tạo của cả vùng ĐBSCL. Đây là điều kiện quan trọng để Cần Thơ gia tăng sức hút đầu tư.

Thủ tướng cho rằng dư nợ của thành phố Cần Thơ so với GRDP còn thấp. Điều này cho thấy tiềm năng cải thiện độ sâu tài chính của Cần Thơ còn lớn, dư địa tăng trưởng còn nhiều và đây là điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư.
Thủ tướng yêu cầu để đảm bảo lòng tin với các nhà đầu tư, chính quyền Cần Thơ cần tăng cường “nói đi đôi với làm”, phát huy tinh thần “dám nghĩ dám làm”, năng động sáng tạo, quản lý tốt quy hoạch, tạo mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, phát huy vai trò chính quyền đối thoại để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.

* Đã đăng TBKTSG Online 10-8-2018:

Một nỗ lực đổi mới việc dạy tiếng Anh

Huỳnh Kim

(TBKTSG) - Ở trường Đại học Nam Cần Thơ kể từ năm ngoái đã xuất hiện một lớp học tiếng Anh khá đặc biệt. Lớp học với “học trò” là những người đang hàng ngày đứng lớp giảng dạy chính môn ngoại ngữ này. GS.TS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, cho biết lớp học tiếng Anh ấy được tổ chức theo dự án Bending Bamboo, là dự án hợp tác giữa nhà trường và Đại học Future Generations (Mỹ) nhằm nâng cao kỹ năng dạy tiếng Anh cho gần 900 giáo viên tiếng Anh của các trường trung học phổ thông (THPT) tại thành phố Cần Thơ.

Tại lớp học Bending Bamboo ở Đại học Nam Cần Thơ ngày 23-7. Ảnh: H.Kim
Dự án Bending Bamboo kéo dài sáu năm, từ năm 2017-2022, tập trung đào tạo vào mùa hè; giáo viên được tuyển từ các trường công lập trong thành phố. Tổng kinh phí của dự án gần 70 tỉ đồng, trong đó hai phần ba kinh phí từ tài trợ của Đại học Future Generations, còn lại là của thành phố Cần Thơ và Đại học Nam Cần Thơ.


Về chương trình, Bending Bamboo được soạn theo sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), riêng các thí dụ và bài học thêm là đề tài về xã hội, kinh tế, văn hóa của Việt Nam, cụ thể là ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Giữa hai học kỳ, các học viên còn học trực tuyến qua mạng băng thông rộng do Hiệp hội các kỹ sư điện và điện tử Hoa Kỳ (IEEE) cung cấp. Chương trình này được giảng dạy theo phương pháp tiếp cận iC5 (Inter-Cultural Communicative Competencies - phương pháp dạy tiếng Anh qua khả năng giao tiếp liên văn hóa).

Cũng theo GS. Võ Tòng Xuân, Bộ GD&ĐT đang triển khai Dự án ngoại ngữ 2020 mà mục tiêu là đến năm 2020 học sinh tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng và đại học phải lưu loát bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ, tự tin làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế. Tuy vậy, thực tế đến nay điều đó vẫn chưa làm được nhiều vì cách giảng dạy vẫn phổ biến như cũ, đọc chép là chính. Do vậy, dự án Bending Bamboo này sẽ góp phần đào tạo ra một thế hệ giáo viên tiếng Anh căn bản ở ĐBSCL để cùng thực hiện mục tiêu của Bộ GD&ĐT.

Tuần rồi, một lớp học trong khuôn khổ của dự án đã diễn ra với hơn 40 học viên cùng với bốn giảng viên người Mỹ trực tiếp đứng lớp. Đây là kỳ tập trung thứ ba trong bốn học kỳ của niên khóa 2017-2018, mỗi học kỳ hai tuần. Anh Bùi Quốc Duy, giáo viên trường THPT Vĩnh Thạnh, cho biết lớp học này đã giúp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh và hỗ trợ nhiều phương pháp giảng dạy mới rất bổ ích. Các thầy cô giáo đã giúp học viên khám phá và tìm hiểu về văn hóa địa phương trong mỗi bài giảng. Các học viên cũng gặp gỡ mỗi tuần để trao đổi, soạn chương trình và giáo án với nhiều mức độ khác nhau.

Chị Lê Thị Cẩm Tiền, giáo viên trường THPT Hà Huy Giáp, nhận xét rằng khóa học đã giúp học viên vốn là giáo viên học được rất nhiều, tối thiểu là sự lưu loát trong giao tiếp bằng tiếng Anh và cải thiện năng lực giảng dạy tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Ngoài ra, khóa học đã tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận những vướng mắc thông qua hai kỳ học tập trung mỗi năm và các lớp học trực tuyến hàng tuần.

Trao đổi với TBKTSG, GS. Võ Tòng Xuân chia sẻ những trăn trở của một nhà giáo đã từng là Phó hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ và Hiệu trưởng sáng lập Đại học An Giang. Ông nói: “Từ thuở tôi bắt đầu tuyển sinh khóa 1 cho trường Đại học An Giang vào năm 2000 và đến nay tuyển sinh khóa 6 cho trường Đại học Nam Cần Thơ, tôi theo dõi phổ điểm các môn thi để xét chọn vào đại học thì rất buồn cho đất nước ta là điểm môn Anh văn năm nào cũng thấp. Năm nay, phổ điểm Anh văn kỳ thi THPT quốc gia vừa qua trung bình chỉ đạt 3,5 điểm”. Ông kể, từ năm 2000, ông đã đề đạt lên Bộ GD&ĐT cần cải tiến lớp Anh văn trong hệ phổ thông, chủ yếu là cách đào tạo giáo viên dạy Anh văn từ các trường sư phạm. Rất phấn khởi là sau đó Chương trình quốc gia “Dự án ngoại ngữ 2020” đã được Thủ tướng chấp thuận với kinh phí 9.600 tỉ đồng.

“Nhưng lại tiếc quá, đến nay trình độ Anh văn của học sinh trung học Việt Nam vẫn chưa nhích lên đáng kể. Cái này không phải do học sinh Việt Nam không thông minh, vì thanh niên Việt Nam đi nước ngoài học, phần lớn học rất giỏi. Nguyên nhân chính là chương trình học, sách giáo khoa và người dạy đều có vấn đề khiến học sinh không phát huy kiến thức và kỹ năng của mình”, ông nhận xét.

Vì thế, GS. Võ Tòng Xuân nói ông luôn mong tìm ra được phương pháp đào tạo hiệu quả hơn cho học sinh, sinh viên, trước tiên là phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh bậc phổ thông. Nay với phương pháp Bending Bamboo iC5 đã được thử nghiệm từ năm 2017, ông tin tưởng học sinh phổ thông ra trường sẽ lưu loát song ngữ Việt-Anh, nắm vững kiến thức kinh tế, xã hội, văn hóa.

“Cái mộng thấy được học sinh phổ thông Việt Nam ra trường có khả năng song ngữ không thua gì các học sinh nước khác như Singapore, Philippines... chắc chắn sớm thành sự thật nếu chúng ta tạo cơ hội cho họ ngay trên ghế nhà trường”, GS. Võ Tòng Xuân chia sẻ. 

Can Tho to call for investment in 54 projects worth US$5.4 billion

By Huynh Kim
Vo Thanh Thong (standing), chairman of the People’s Committee of Can Tho City, speaks at a press briefing on the 2018 Investment Promotion Conference – PHOTO: HUYNH KIM
CAN THO – The Mekong Delta city of Can Tho will organize an investment promotion conference with the aim of calling on potential investors to develop 54 projects worth VND124 trillion, or US$5.4 billion.

The People’s Committee of Can Tho City held a press briefing today, August 1, to give insights into the 2018 Investment Promotion Conference, titled, “Share potential to grow together.”

Regarding the selection of the theme for the conference, Vo Thanh Thong, chairman of Can Tho City, told the Saigon Times that the entire Mekong Delta will develop if the city grows, thereby contributing to the growth of the country.

Thong asserted that in the Fourth Industrial Revolution, traditional business philosophies – “If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together” – are emerging as meaningful and sustainable concepts.

Nguyen Khanh Tung, director of the Can Tho Promotion Agency, announced at the press briefing that the conference is expected to take place on August 10. Prime Minister Nguyen Xuan Phuc and representatives of ministries, central agencies, major companies and international organizations, as well as some 500 local and foreign companies will attend the event.

It is aimed at highlighting socioeconomic achievements, potential, investment opportunities and supporting policies of the city.

Besides this, the major event is expected to create opportunities for investors and international agencies to meet the local authorities, and provide them with a list of potential projects.

Chairman Thong stressed that the municipal government will introduce 54 projects in the key fields of services, high-efficiency agriculture and technological science at the upcoming conference.

He added that the conference will have three rounds of discussion and experience consultancy to develop the city in these fields.

Tung noted that the 54 projects will cover a total area of 4,780 hectares. They are related to the construction of infrastructure facilities for hi-tech agriculture, industrial parks and clusters; information technology; logistics and energy; tourism infrastructure; real estate and transport; and culture, sports and healthcare.

“Investors have so far expressed their interest in 44 out of the 54 projects. Among these, the investors are ready to execute 22 projects, worth some VND82 trillion, right away if their legal and promotion procedures are in place,” Thong said.

The local government will award investment registration certificates to 10 projects worth more than VND11.6 trillion (US$499 million), including a general hospital, a golf course complex and an urban and entertainment area.

At least 412 projects are underway in the Mekong Delta city, capitalized at a combined VND81.1 trillion (US$3.5 billion). Among these, foreign investors have injected some US$656.7 million into 76 projects in the seafood processing, trade, textile-garment production and real estate trading sectors.

* Đã đăng Saigon Times Daily 1-8-2018:

Cần Thơ kêu gọi đầu tư vào 54 dự án, tổng vốn gần 124.000 tỉ đồng

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - UBND thành phố Cần Thơ sẽ giới thiệu 54 dự án mới tại hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ 2018 vào ngày 10-8 tới, tập trung vào 3 lĩnh vực là dịch vụ, nông nghiệp hiệu quả cao và phát triển khoa học công nghệ.

Cuộc họp báo sáng ngày 1-8 về hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ năm 2018.
Ảnh: Huỳnh Kim
Tại buổi họp báo sáng nay về Hội nghị Xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ năm 2018, ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư-Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, đơn vị tổ chức hội nghị, cho biết 54 dự án mời gọi đầu tư có tổng diện tích 4.780 ha với nguồn vốn gần 124.000 tỉ đồng, liên quan đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp, công nghệ thông tin, logistics và năng lượng, cơ sở hạ tầng du lịch, bất động sản, giao thông, văn hóa, thể thao và y tế.

Trong số này, có 44 dự án đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp đã được các nhà đầu tư quan tâm với tổng diện tích 4.401 ha, nguồn vốn trên 112.900 tỉ đồng. Ngay sau hội nghị, có 22 dự án trong số này sẽ được các nhà đầu tư triển khai với diện tích 2.756,3 ha và nguồn vốn khoảng 82.000 tỉ đồng.


Chủ tịch UBND Cần Thơ Võ Thành Thống cho biết ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ về 54 dự án mới này, hội nghị còn tổ chức ba phiên thảo luận, tham vấn kinh nghiệm phát triển thành phố Cần Thơ theo hướng phát triển trung tâm dịch vụ, nông nghiệp hiệu quả cao và khoa học công nghệ.



Hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng với đại diện các bộ, ngành trung ương, trong đó có nhiều tập đoàn, tổng công ty và các tổ chức quốc tế sẽ tham dự hội nghị này.


Trao đổi với TBKTSG Online về việc chọn chủ đề hội nghị là “Chia sẻ tiềm năng để cùng nhau phát triển”, ông Thống nhấn mạnh: “Cần Thơ phát triển thì cả vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, triết lý kinh doanh truyền thống 'buôn có bạn, bán có phường', 'muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa thì đi cùng nhau' càng có ý nghĩa thực tiễn và bền vững với hội nghị này”.


Hiện Cần Thơ có 412 dự án đang triển khai với tổng vốn đầu tư 81.157 tỉ đồng. Trong đó, có 76 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn đầu tư khoảng 656,7 triệu đô la Mỹ, đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, HongKong, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… Các dự án này đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thủy sản, kinh doanh thương mại, sản xuất hàng may mặc, kinh doanh bất động sản, gia công chế biến...


* Đã đăng TBKTSG Online 1-4-2018:

Chia sẻ tiềm năng để cùng phát triển

Huỳnh Kim thực hiện

(TBKTSG) - Dự kiến có hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư vào thành phố Cần Thơ diễn ra vào ngày mai, 10-8. Trước hội nghị, TBKTSG đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, ông Võ Thành Thống, xung quanh những tiềm năng phát triển mà Cần Thơ muốn chia sẻ, cũng như các cơ hội cho doanh nghiệp khi đầu tư vào thành phố này.

Cần Thơ đang mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và du lịch.
Trong ảnh: Du khách đến sân bay quốc tế Cần Thơ. Ảnh: H.Kim
TBKTSG: Thưa ông, Cần Thơ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư sau nhiều tỉnh, thành khác. Vậy ông kỳ vọng điều gì nhất tại hội nghị này?

Ông Võ Thành Thống. Ảnh: H.Kim
- Ông Võ Thành Thống: Cần Thơ chọn chủ đề của hội nghị xúc tiến đầu tư lần đầu tiên này là “Chia sẻ tiềm năng để cùng nhau phát triển”. Xác định như vậy bởi vì tiềm năng, vị trí của thành phố Cần Thơ không chỉ là của riêng Cần Thơ. Cần Thơ phát triển thì cả vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển và góp phần cùng cả nước phát triển. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, triết lý kinh doanh truyền thống “buôn có bạn, bán có phường”, “muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa thì đi cùng nhau” lại càng có ý nghĩa thực tiễn và bền vững. Đó là mong muốn đạt được của thành phố Cần Thơ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì hội nghị này.


TBKTSG: Làm sao để khách dự hội nghị hiểu được tiềm năng ấy, thưa ông?

- Các cơ quan chức năng của thành phố Cần Thơ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tất cả các dự án đưa ra tại hội nghị này. Mục đích của hội nghị là nhằm tập trung giới thiệu, chia sẻ những tiềm năng, thế mạnh của thành phố trung tâm vùng ĐBSCL, đặc biệt trong ba lĩnh vực là dịch vụ logistics và du lịch, nông nghiệp hiệu quả cao và phát triển khoa học công nghệ thông tin. Sẽ có hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng với đại diện các bộ, ngành trung ương, trong đó có nhiều tập đoàn, tổng công ty, các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị này. Tôi tin đây sẽ là cơ hội thiết thực để các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp quảng bá hiệu quả, nâng tầm thương hiệu cũng như mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư trong nước và quốc tế.

TBKTSG: Vậy ông có thể giới thiệu tóm tắt về nội dung của hội nghị này?

- Có năm nhóm nội dung. Một, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, các quy hoạch, lĩnh vực, dự án ưu tiên thu hút đầu tư. Hai, tham vấn kinh nghiệm, phát triển thành phố Cần Thơ theo hướng là trung tâm dịch vụ - nông nghiệp hiệu quả cao - phát triển khoa học công nghệ. Ba, ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác với các tổ chức, hiệp hội, nhà đầu tư và doanh nghiệp về đầu tư, phát triển thương mại, du lịch. Bốn, trao chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án đầu tư. Năm là trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có thương hiệu uy tín của thành phố Cần Thơ.
Các nhóm nội dung này còn thể hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư của thành phố Cần Thơ để thu hút các nguồn lực đầu tư và khai thác hiệu quả được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tại hội nghị, các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế sẽ trao đổi trực tiếp với chính quyền và các cơ quan chức năng của thành phố để cùng nhau đạt được mục tiêu hợp tác có lợi nhất.

TBKTSG: Riêng với 54 dự án mà hội nghị muốn giới thiệu, làm sao để các nhà đầu tư tiếp cận dễ nhất?

- Đó là danh mục dự án mà UBND thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt để mời gọi đầu tư tại hội nghị này. Các dự án này thuộc ba lĩnh vực đặc biệt là dịch vụ logistics và du lịch, nông nghiệp hiệu quả cao và phát triển khoa học công nghệ. Ba sở là kế hoạch - đầu tư, tài nguyên - môi trường và xây dựng đã phối hợp xây dựng thông tin chi tiết về 54 dự án này để khi nhà đầu tư cần thì tất cả thông tin liên quan đều được cung cấp ngay.

Chiều ngày 9-8, các nhà đầu tư sẽ đi khảo sát thực địa dự án, như dự án Trung tâm Logistics ở khu Tân cảng - Cái Cui, dự án khu công nghiệp công nghệ cao 3 ở huyện Cờ Đỏ hay dự án khu công nghệ thông tin tập trung. Sáng ngày 10-8, với phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hội nghị sẽ tập trung vào ba phiên thảo luận liên quan tới các dự án này. Đó là thảo luận về phát triển trung tâm dịch vụ ĐBSCL, về nông nghiệp hiệu quả cao và về phát triển khoa học công nghệ.

Cuối hội nghị, sẽ có ký kết ghi nhớ đầu tư giữa UBND thành phố Cần Thơ với các đối tác; có trao chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

Hiện Cần Thơ có 412 dự án đang triển khai, tổng vốn đầu tư 81.157 tỉ đồng. Trong đó có 76 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn đầu tư khoảng 656,7 triệu đô la Mỹ - đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… Các dự án FDI này đầu tư vào chế biến công nghiệp thủy sản, kinh doanh thương mại, sản xuất hàng may mặc, kinh doanh bất động sản, gia công chế biến...

(Theo Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ)

* Đã đăng TBKTSG TBKTSG Online 9-8-2018

Vietnam needs to promote alternative energy: expert

By Huynh Kim

Dr. Dao Trong Tu, director of the Center for Sustainable Development of
Water Resources and Climate Change Adaptation
The Xe Pian – Xe Namnoy hydropower dam in southern Laos collapsed on July 23, causing severe damage to the surrounding area. The Saigon Times spoke to Dr. Dao Trong Tu, director of the Center for Sustainable Development of Water Resources and Climate Change Adaptation, about hydropower dam safety in Vietnam. Excerpts:

* The Saigon Times: Please provide some insights into hydropower dams and irrigation works in the Mekong River in Vietnam.

- Dr. Dao Trong Tu: The Mekong River, which runs through China, Myanmar, Laos, Thailand, Cambodia and Vietnam, has high potential for hydropower generation. The countries in the river basin have constructed and are planning hundreds of hydropower dams in the mainstream and tributaries of the river.

There are plenty of reservoirs, with capacities ranging from one billion cubic meters to dozens of billions of cubic meters. For instance, China has planned 15 large hydropower projects in the Lancang River (the upper half of the Mekong River) by 2030, which are expected to have a combined capacity of 52.8 billion cubic meters. Laos currently has three reservoirs, with capacities of more than one billion cubic meters, including Xe Pian – Xe Namnoy.

According to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Vietnam has as many as 6,648 irrigation and hydropower reservoirs both within and outside the Mekong River basin. Of these, nearly 20 reservoirs have a capacity of more than one billion cubic meters. However, up to 1,200 reservoirs, mainly smaller ones, have deteriorated.

* What lessons can Vietnam learn from the Xe Pian – Xe Namnoy dam burst?

- Xe Pian – Xe Namnoy is a new project. It was constructed and supervised by South Korean and Thai companies and funded by Australia and New Zealand. We have technical standards and regulations in place to ensure the safety of irrigation and hydropower dams and reservoirs, but warnings are nonetheless necessary.

Irrigation and hydropower dams and reservoirs need to be supervised closely and continuously to avoid unwanted incidents. When potential incidents unfold but cannot be dealt with, the dam operators should be allowed to send timely warnings to areas downstream for evacuation.

Although it is important to have a contingency plan in place for areas downstream to deal with a dam collapse, in reality, we have not witnessed enough of these incidents to actually test the contingency plans.

* What possible scenarios of dam collapse is Vietnam prepared for?

- According to the Ministry of Agriculture and Rural Development, reservoirs have preventive scenarios, but they are incomplete. These include reservoirs with dams more than 15 meters high, with a capacity of over three million cubic meters, and 100% registration for dam safety. At least 35.2% of the dams have a reservoir operation process in place, 80% have dam monitoring mechanisms, 48% have safety testing and 100% have prepared plans for protection.

This is the rainy season and thousands of irrigation and hydropower reservoirs are being operated for various purposes. However, the Vietnamese people do not feel safe when it comes to dam operation in the country.

* What needs to be done in the long run to avoid constructing massive hydropower projects?

- The building of hydropower plants in the past 20 years, especially those having a capacity of more than 100MW, has exploited almost the full hydropower potential of the country (more than 85%). As a result, we have very few locations left for large hydropower projects. However, there is still room for small projects, and private investors have been permitted to develop them.

This investment channel appears to be appealing, though it has been restricted to protect the environment and the ecology of the rivers. The 13th National Assembly issued Resolution 62/2013/QH13 enhancing the management of planning, investments and operations of hydropower projects. Following the resolution, the Government crossed off 424 projects from the planning process, suspended 136 others, excluded 172 potential project locations from the plan and reviewed and assessed 158 projects.

Regarding alternative sources of energy to limit investments in hydropower projects, there has been positive information on the feasibility of development of renewable energy, such as wind energy, solar energy, sea waves, geothermal energy and biomass.

I think Vietnam is making progress in its plan to utilize alternative sources of energy in the coming decades. The country should promote the strategy further.

* Đã đăng Saigoin Times Daily 31-7-2018:


Từ vỡ đập thủy điện Lào nghĩ tới an toàn của 7.000 hồ chứa tại Việt Nam

Huỳnh Kim thực hiện

(TBKTSG Online) - Từ thảm họa vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy ở Lào đêm 23-7 vừa qua, TBKTSG Online đã trao đổi với TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu – nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam, xoay quanh câu chuyện an toàn hồ đập của Việt Nam.

Vỡ đập thủy điện Ea Krel 2, Gia Lai năm 2013. Ảnh: TL

TBKTSG Online: Trước hết, xin ông cho biết tình hình xây dựng các đập thủy điện và thủy lợi trên sông Mekong cũng như ở Việt Nam hiện nay ra sao?

TS Đào Trọng Tứ: Sông Mekong chảy qua 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, có tiềm năng thủy điện khá lớn. Các quốc gia trong lưu vực đã và đang thúc đẩy mạnh việc xây dựng hàng trăm thủy điện với quy mô khác nhau trên các dòng chính và các dòng nhánh của sông Mekong.

Mỗi hồ chứa thủy điện có dung tích từ 1 tỉ m3 đến hàng chục tỉ m3 nước là khá nhiều. Thí dụ sông Lang Thương trên dòng chính sông Mekong ở Trung Quốc dự kiến đến năm 2030 sẽ có 15 thủy điện lớn (hiện đã xây dựng được 7) với tổng dung tích các hồ chứa đến 52,8 tỉ m3. Sông Mekong chảy qua Lào có 3 hồ chứa với dung tích trên 1 tỉ m3, trong đó có thủy điện Xe Pian Xe Namnoy.

Ở Việt Nam, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trên các sông suối trong và ngoài lưu vực sông Mekong, chúng ta đang có đến 6.648 hồ chứa thủy lợi, 238 hồ thủy điện với dung tích từ hàng vạn đến hàng tỉ mét khối mỗi hồ, trong đó có gần 20 hồ có dung tích trên 1 tỉ mét khối, phần lớn là các hồ thủy điện và hồ chứa đa mục tiêu. Trong đó, có đến 1.200 hồ, chủ yếu là các hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 3 triệu mét khối, đang trong tình trạng xuống cấp, do xây dựng từ khá lâu và do một số yếu tố khác.

TS. Đào Trọng Tứ
* Vậy có thể cảnh báo gì cho hệ thống hồ đập này từ bài học vỡ đập Xe Pian Xe Namnoy?

Đập Xe Pian Xe Namnoy là công trình mới, được đầu tư khá bài bản, được xây dựng và giám sát bởi các công ty lớn của Hàn Quốc, Thái Lan, có cả tư vấn tài chính của Úc, Newzeland mà vẫn bị vỡ.

Với Việt Nam, mặc dù khi xây dựng, vận hành, bảo dưỡng các hồ đập thủy lợi, thủy điện, chúng ta đã có những tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chế vận hành theo tiêu chuẩn bảo đảm tuyệt đối cho các công trình này. Nhưng, thực tế vẫn cần đưa ra cảnh báo.

Thứ nhất là hệ thống hồ đập thủy lợi, thủy điện cần được giám sát chặt chẽ và liên tục về an toàn đập để có thể có xử lý kịp thời các tình huống xấu, không để xảy ra sự cố. Đồng thời, khi kiểm tra phát hiện khả năng xảy ra sự cố mà không thể khắc phục hoặc có độ rủi ro cao, thì nên cho phép cơ quan, tổ chức hoặc người quản lý đập đưa ra cảnh báo kịp thời cho các khu vực hạ lưu để thực hiện phương án sơ tán người, tài sản, tránh tình huống xấu nhất.

Thứ hai, cần xây dựng kịch bản vỡ đập cho những hồ chứa có dân cư sinh sống ở hạ lưu để có phương án chủ động ứng phó hiệu quả nhất, như cảnh báo kịp thời, tổ chức phương án di dân. Thực tế, chúng ta chưa có nhiều kịch bản cho các hệ thống hồ chứa để có thể chủ động ứng phó tốt nhất nhằm giảm thiểu mất mát sinh mạng và tài sản con người, đặc biệt là khi xảy ra những tình huống bất khả kháng, như vụ vỡ đập ở Lào vừa rồi.

* Kịch bản phòng ngừa vỡ đập của Việt Nam thực tế ra sao?

Theo Bộ NN & PTNT, chúng ta đã có kịch bản phòng ngừa, nhưng chưa hoàn thiện. Cụ thể, với các hồ chứa có đập cao trên 15 mét, dung tích mỗi hồ lớn hơn 3 triệu m3 thì 100% đã đăng ký an toàn đập, 35,2% có quy trình vận hành hồ, 80% có quan trắc đập, 48% có kiểm định an toàn, và 100% xây dựng phương án bảo vệ đập.

Hiện nay, gần 7.000 hồ chứa thủy lợi và thủy điện với quy mô từ hàng ngàn đến hàng tỉ mét khối nước đang trong mùa mưa lũ. Việc bảo đảm an toàn cho các hồ chứa đã được các cơ quản lý của Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, từ các con số thống kê trên, chúng ta chưa thể an tâm với vấn đề an toàn đập của Việt Nam.

* Về lâu dài, theo ông, cần làm gì để giảm việc xây dựng thủy điện ồ ạt như lâu nay?

Trong hơn 2 thập kỷ trở lại đây, với việc xây dựng ồ ạt các nhà máy thủy điện trên tất cả các lưu vực sông ở những vị trí có thể khai thác được, chúng ta đã khai thác gần hết (trên 85%) tiềm năng thủy điện của quốc gia, đặc biệt là các công trình thủy điện lớn trên 100 MW.

Chúng ta còn rất ít vị trí để xây đập thủy điện lớn. Tuy nhiên, tiềm năng thủy điện nhỏ là còn và hiện nay có rất nhiều thủy điện nhỏ đang được các nhà chức trách địa phương cho phép các nhà đầu tư tư nhân xây dựng.

Dường như kênh đầu tư này vẫn rất hấp dẫn mặc dù đã có chính sách hạn chế và tạm dừng xây dựng để bảo vệ môi trường, sinh thái của các dòng sông.

Quốc hội khóa 13 đã có Nghị quyết số 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo đó, thì việc rà soát tổng thể quy hoạch thủy điện theo nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ triển khai nghiêm túc, đưa ra khỏi quy hoạch 424 dự án, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.

Về bài toán thay thế nhu cầu phát triển thủy điện, nói đúng ra là tìm nguồn năng lượng bổ sung cho nhu cầu điện ngày càng tăng hiện nay, thì đã có nhiều thông tin lạc quan về tính khả thi kinh tế cho khả năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, địa nhiệt, sinh khối…


Theo tôi, Việt Nam đang có những bước tiến trong chính sách khuyến khích phát triển nguồn năng lượng trong những thập kỷ sắp tới. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa chiến lược thay thế này.

Thủy điện Xe Pian Xe Namnoy là một trong những công trình thủy điện lớn trên sông Sekong - một dòng nhánh lớn của sông Mekong, bắt nguồn từ vùng núi Thừa Thiên - Huế của Việt Nam, chảy qua Lào và Campuchia.

Nhà máy có công suất lắp máy 410 MW, hồ chứa có dung tích đến 1,034 tỉ m3, đập cao 73 mét (theo thế giới và cả Việt Nam, đập cao trên 15 mét là đập lớn), chiều dài đập 1.600 mét. Thủy điện Xe Pian Xe Namnoy có tổng vốn đầu tư khoảng 1,02 tỉ đô la Mỹ, là liên doanh của 4 nhà đầu tư, gồm 2 nhà đầu tư từ Hàn Quốc, 1 từ Thái Lan và 1 của Lào.

Thủy điện được khởi công xây dựng vào tháng 2-2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2018.

* Đã đăng TBKTSG Online 31-7-2018:

Lao dam collapse will not affect Mekong Delta: expert

By Huynh Kim

Associate Professor Le Anh Tuan, head of the Climate Change Research Institute
under the Can Tho University
HCMC – The Xe Pian - Xe Namnoy hydropower dam in southern Laos, which collapsed on the night of July 23, will not affect Vietnam's Mekong Delta region, according to Associate Professor Le Anh Tuan, head of the Climate Change Research Institute under the Can Tho University.

Tuan, who is currently on a business trip to China, spoke to the Saigon Times via email about possible impacts of the dam collapse.

The Xe Pian - Xe Namnoy dam collapse in Laos’ southern province of Attapeu has isolated Sanamxay District. Will this incident affect the Mekong Delta in Vietnam?

- Le Anh Tuan: The collapse will not affect the Mekong Delta as it is a small-sized subsidiary hydropower dam, with a holding capacity of only 1.03  billion cubic meters of water, which is much lower than that of the Tonle Sap in Cambodia.

The water flow from the dam to Cambodia will be regulated by the Tonle Sap, so it will not cause flooding in the Mekong Delta region.

What according to you are the main causes of the dam’s failure? What lessons can be learned?

- The incident of the Xe Pian - Xe Namnoy dam shows loopholes in the management and ability to cope with natural disasters, though the project was constructed by renowned contractors, including from South Korea.

About a year ago, there was another hydropower dam collapse in northern Laos. Both dams were under construction at the time. If an operational dam collapses, the consequences could be tragic.

The dam failure shows that the operations of hydropower dams pose great risks. In theory, hydropower dams help regulate the water flow and restrict flooding, but these functions only apply in normal weather conditions. In other scenarios, it can pose severe risks, as the Lao dam did.

Flooding is on the rise in the headwaters of the Mekong River, and local authorities forecast major floods will occur early this year in the Mekong Delta. How should one deal with this?

- This year, the Mekong Delta region will witness floods earlier compared with the last two years, but this will bring plenty of benefits instead of problems. Flooding will carry a large amount of silt and aquatic creatures, which will help fertilize the soil.

However, floods also have downsides. For instance, the related agencies and residents in flood-prone areas must be prepared to minimize the potential risks as the floods may affect the timely harvest of summer-autumn rice crops.

In addition, they should build embankments and prepare plans for an early harvest. Last but not least, adults must keep an eye on their children during floods.

* Đã đăng Saigon Times Daily 25-7-2018: