Ảnh bìa cuốn tạp bút Việt Linh chuyện và truyện (*) do cố đạo diễn NSND Hồng Sến chụp năm 1969. Khi đó Việt Linh 17 tuổi đang ngồi bên cha Việt Tân tại một căn cứ cách mạng trong chiến khu. Bây giờ thì chị Việt Linh đang sống với chồng, một giáo sư kinh tế người Việt cùng cô con gái tại Paris - Pháp, vẫn theo nghiệp đạo diễn và viết lách mà dường như cái nghề viết nó đang bè bạn với chị nhiều hơn.
Mới ra mắt chưa đầy tháng, cuốn sách dày hơn 430 trang, giá 132.000 đồng đã được tái bản. Đó là những “câu chuyện trần gian” nho nhỏ chị Việt Linh chiêm nghiệm ở trong nước và ngoài nước từ năm 2006 tới giờ, sau tạp bút Chuyện mình, chuyện người xuất bản năm 2008. Có 104 chuyện kể ngắn gọn, mà dường như chuyện nào đọc xong cũng dễ làm cho mình dừng lại ngẫm nghĩ một chút, suy tưởng một chút vì sự tinh tế và tính khái quát về ý nghĩa của chuyện. Xin trích một số đoạn văn trong sách:
“Người đàn bà mà cuộc đời tóm gọn trong hai từ “kháng chiến” đã khiến khán phòng vỗ tay rầm rập khi nói: “Người đấu tranh không bao giờ thua. Chúng ta chỉ thua khi chúng ta đầu hàng. Kể cả khi chúng ta chết đi thì chúng ta cũng thắng, bởi chúng ta đã giành được nhân phẩm”. (Buổi phim xao động).
“Anh nhắc hoài hai chữ tự do như nuối tiếc một lạc thú đánh mất. Chính khao khát tự do này khiến anh chọn nghề phụ trách bar rượu trên xe lửa xuyên châu Âu. Để được lang bang. Để càng thấy vô thỏa. Anh nói anh luôn bị ý nghĩ tự do ám ảnh”. (Chiều chiều ra đứng ngỏ sau).
Mới ra mắt chưa đầy tháng, cuốn sách dày hơn 430 trang, giá 132.000 đồng đã được tái bản. Đó là những “câu chuyện trần gian” nho nhỏ chị Việt Linh chiêm nghiệm ở trong nước và ngoài nước từ năm 2006 tới giờ, sau tạp bút Chuyện mình, chuyện người xuất bản năm 2008. Có 104 chuyện kể ngắn gọn, mà dường như chuyện nào đọc xong cũng dễ làm cho mình dừng lại ngẫm nghĩ một chút, suy tưởng một chút vì sự tinh tế và tính khái quát về ý nghĩa của chuyện. Xin trích một số đoạn văn trong sách:
“Người đàn bà mà cuộc đời tóm gọn trong hai từ “kháng chiến” đã khiến khán phòng vỗ tay rầm rập khi nói: “Người đấu tranh không bao giờ thua. Chúng ta chỉ thua khi chúng ta đầu hàng. Kể cả khi chúng ta chết đi thì chúng ta cũng thắng, bởi chúng ta đã giành được nhân phẩm”. (Buổi phim xao động).
“Anh nhắc hoài hai chữ tự do như nuối tiếc một lạc thú đánh mất. Chính khao khát tự do này khiến anh chọn nghề phụ trách bar rượu trên xe lửa xuyên châu Âu. Để được lang bang. Để càng thấy vô thỏa. Anh nói anh luôn bị ý nghĩ tự do ám ảnh”. (Chiều chiều ra đứng ngỏ sau).
“Người đàn ông phố thị lập tức khiến tôi chú ý bởi sắc diện phong lưu khác xa nghề may túi lam lũ của anh, và bởi anh... ở trần”. (Người ở trần).
“Chị ào tới ôm anh. Làm sao không ôm một người bạn đã… chết 30 năm, giờ chợt trở về!? Anh không ôm chị, bởi như xưa, anh biết chị chưa bao giờ yêu anh. Chị yêu người khác”. (Cố nhân).
“Mới đó mà đã 18 năm kể từ ngày hai bác cháu cùng đi chọn cảnh, mà dấu vết duy nhất còn lại là tấm ảnh này. Máy xấu, ảnh lem nhem nhưng vẫn thấy ba “nhân vật”. Hòn phụ tử đã rơi, Sơn Nam đã đi, chỉ còn lại con quỷ với tương tư bà Chúa”. (Bà chúa của Sơn Nam).
“Em vừa 82 tuổi. Người em co rút lại, không nặng hơn 45 kí lô, nhưng em vẫn xinh đẹp, duyên dáng, gợi tình... Năm mươi tám năm chúng ta sống cùng nhau và anh đang yêu em hơn bao giờ hết”. (Gừng cay muối mặn).
“Trở lại câu hỏi của em, rằng nếu thật sự năm 2012 là năm cuối cùng của thế giới đương đại, thì mỗi chúng ta sẽ lựa chọn cách sống nào trong thời gian cuối đó? Tôi nghĩ nỗi lo kia không thực tế, nhưng nếu để vui, tôi chọn cách đón xuân của Nhân kiều” (Nhân kiều).
Đọc Việt Linh chuyện và truyện, người ta dễ nhớ lại những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của đạo diễn Việt Linh: Nơi bình yên chim hót; Phiên tòa cần chánh án; Gánh xiếc rong; Dấu ấn của quỷ; Chung cư; Mê thảo – thời vang bóng. Và nói như nhà văn Dạ Ngân kể: “Sau Chuyện mình, chuyện người, chúng ta bắt đầu có thêm nhà văn - nhà báo Việt Linh, trong lúc các đạo diễn viết được văn xuôi khá hiếm. Càng xa cái ghế đạo diễn nàng càng chăm chú với ngòi bút”. Và Dạ Ngân hi vọng: “Tôi vẫn mong đến lúc nào đó Linh sẽ viết được tiểu thuyết. Sao lại không chứ? Bởi như một người bạn Pháp nhận xét: “Chừng như cuộc đời mỗi người Việt Nam là một câu chuyện dài”.
Đọc những câu chuyện này ở Mỹ khi sách vừa ra đời vào cuối tháng 3-2012, nhà văn Lý Lan, cũng đang sống xa nhà như Việt Linh, viết trên blog của mình: “Viết là công việc đơn độc của một người. Ly hương là con đường cùng văn hóa. Người viết ly hương phải tìm cách nhập vào đại lộ văn hóa xứ người, ngược lại sẽ bị lạc lỏng và lãng quên ở cuối con đường cùng văn hóa của mình, nhất là ngôn ngữ của mình. Nhưng người đàn bà tha hương viết bằng tiếng mẹ đẻ là một nỗ lực sống còn tâm linh: viết hay là chết lụi tâm hồn. Lớn hơn một thôi thúc của nhu cầu, viết bằng tiếng mẹ đẻ đối với người đàn bà tha hương là một bản năng sống”.
Còn với tác giả, Việt Linh tâm sự: “Khi viết tôi không nghĩ đến địa lý, hay cái gì đó tương tự. Tôi chỉ nghĩ đến những gì liên quan tới con người, ngay cả khi tôi nói về con cá. Và con người rất chung chung, ngay cả khi họ có tên, có quốc tịch. Tôi nhìn thấy thế giới ngày một “phẳng”, nhưng tôi tin không bao giờ nó “phẳng” đến tận cùng. Nó sẽ vẫn còn những hố, những hang hốc... Để chi? Để con người không trơn tuột, để nghệ sĩ còn có chuyện làm, để nghệ thuật còn ý nghĩa”. ■
***************
(*) Việt Linh chuyện và truyện - NXB Trẻ - quý 1/2012.