Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Can Tho University poised to become think tank in Mekong Delta: JICA

Wednesday,  11/20/2019, 19:13
By Huynh Kim

Officials from the Can Tho University and the Japan International Cooperation Agency attend the ground-breaking ceremony for construction of the Can Tho University Improvement Project on November 20 – PHOTO: HUYNH KIM

CAN THO – An official from the Japan International Cooperation Agency (JICA) has expressed the belief that Can Tho University could become a think tank in education, scientific research and technology transfer in the Mekong Delta region.

Located in the center of the Mekong Delta, the university is expected to become an “excellent institution of education, scientific research and technology transfer,” according to Murooka Naomichi, deputy chief representative of JICA Vietnam, at a ground-breaking ceremony for a school upgrade project today, November 20.

He noted that strengthening the role of the university in both tangible and intangible ways contributes to the region’s socioeconomic development.

The delta is the most important area for agriculture and fisheries in Vietnam, so it plays a key role in ensuring food security for the country, the official pointed out.

However, he highlighted a number of climate change-related issues, such as rising sea levels and water pollution, which are threatening the stability of the local agriculture and fisheries sectors.

As a result, JICA has pledged to assist the Vietnamese university with the development of research facilities and equipment. The agency will offer its support in the fields of agriculture, aquaculture/fisheries and environment, as well as in the outreach training program for postgraduate students at Japanese universities.

Professor Ha Thanh Toan, rector of Can Tho University, said at the ceremony that the school is carrying out its own improvement project worth 10.456 million Japanese yen, or US$105.9 million, in Japan's official development assistance loans.

The five major components of the project, scheduled for July 2015 to late 2022, involve the development of human resources, the execution of joint research programs, construction of facilities, equipment procurement and the hiring of consulting services.

Today’s event was aimed at starting work on a research laboratory complex and an advanced technology laboratory, as part of the project.

Once completed, the project will contribute to the development of the Can Tho University as an institution on par with its regional and global peers, Toan said.

Đã đăng TBKTSG online 20/11/2019.

JICA mong Đại học Cần Thơ là “think tank” của ĐBSCL

Huỳnh Kim
Thứ Tư,  20/11/2019, 14:15

(TBKTSG Online) – Phó đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam mong muốn Trường Đại học Cần Thơ sẽ thành “think tank” (cơ quan tư vấn chính sách, chiến lược) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 

Tại lễ khổi công thực hiện Dự án “Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ” vay ODA của Nhật vào sáng ngày 20-11-2019. Ảnh: Huỳnh Kim

Phát biểu tại lễ khởi công xây dựng các công trình thuộc dự án “Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ” từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản sáng ngày 20-11, ông Murooka Naomichi, Phó đại diện JICA tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Đại học Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL và được kỳ vọng như là một "think tank" của ĐBSCL và là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học xuất sắc. Vì vậy, tăng cường vai trò của trường cả bằng phương pháp hữu hình lẫn vô hình ngày càng đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội của vùng”.

Theo ông Murooka Naomichi, ĐBSCL là khu vực quan trọng bậc nhất về nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam. Vùng này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam. Tuy nhiên, có những vấn đề mới phát sinh, đe dọa đến sự ổn định của nền nông nghiệp và thủy sản, như nước biển dâng do biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước.

“JICA sẵn lòng đồng hành cùng Đại học Cần Thơ trên chặng đường trở thành một "trung tâm xuất sắc", thông qua việc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị, cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên sâu, thực nghiệm và trại giống. Nhằm liên kết với các cơ sở mới được xây dựng và trang thiết bị mới được lắp đặt, JICA cũng cung cấp những hỗ trợ trong lĩnh vực môi trường, nông nghiệp, nuôi truồng thủy sản cũng như hỗ trợ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học Nhật Bản”, vị đại diện JICA tại Việt Nam nói.

Theo GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, trường đang tiếp nhận Dự án “Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ” từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, trị giá 10.456 triệu yen (tương đương 105,9 triệu đô la Mỹ).

Dự án có 5 hợp phần chính, gồm phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các dự án nghiên cứu; xây dựng cơ sở vật chất; đầu tư trang thiết bị; và dịch vụ tư vấn. Dự án kéo dài từ tháng 7-2015 đến tháng 12-2022. Hôm nay chính thức khởi công xây dựng 2 công trình trong khuôn khổ dự án này, là Khu phức hợp phòng thí nghiệm nghiên cứu và Phòng thí nghiệm công nghệ cao, sau khi đã hoàn thành các hợp phần về tư vấn và nghiên cứu.

“Dự án "Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ" hoàn thành sẽ góp phần xây dựng và phát triển Trường Đại học Cần Thơ trở thành đại học xuất sắc, sánh ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và thế giới, theo tinh thần Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14-8-2012 của Bộ Chính trị”, GS.TS Hà Thanh Toàn nhấn mạnh.

Ra đời cách nay 53 năm, đến nay Trường Đại học Cần Thơ là trường trọng điểm của cả nước với 15 khoa, 3 viện nghiên cứu, 19 trung tâm, 15 phòng ban chức năng và 1 công ty. Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của trường hiện có 1.811 người, với 11 giáo sư, 130 phó giáo sư, 444 tiến sĩ, 757 thạc sĩ. Trường hiện có 98 ngành và chuyên ngành bậc đại học với 43.217 sinh viên, 48 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 19 chuyên ngành tiến sĩ, với 3.181 học viên. Mỗi năm, trường cung cấp cho xã hội trên 12.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ; là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho 13 tỉnh, thành ĐBSCL và cả nước.

Đã đăng trên TBKT Sài Gòn Online

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Gạo ST nào “ngon nhất thế giới”?

Huỳnh Kim
Thứ Sáu,  15/11/2019, 14:14 

(TBKTSG Online) - Bây giờ thì đã rõ, đó là gạo ST25. Nhưng trước đó, báo đài trong nước hầu hết đều đưa tin là gạo ST24. Là vì cả hai loại gạo ST này đều… rất ngon.

Danh hiệu gạo ngon nhất thế giới qua các lần tổ chức.

Trao đổi với chúng tôi về “sự cố” này, qua tin nhắn ngày 14-11, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, thành viên đoàn Việt Nam dự giải "Gạo ngon nhất thế giới" tại cuộc thi World’s Best Rice (do The Rice Trade tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thương mại gạo thế giới lần 11 tại Philippines, từ ngày 10 đến 13-11), đã viết: “Khi ông chủ tọa hội nghị công bố kết quả “Giải nhất: Việt Nam!” thì mọi người đều chắc mẻm là ST24. Trang facebook của anh Subra – phó chủ tịch hội nghị - cũng ghi như thế. Nhưng tối lại, anh ấy sửa lại là ST25 vì nhìn hạt gạo 25 đẹp hơn 24. Chỉ khi ăn cơm mới thích 24 vì cơm vẫn còn mùi thơm; trong khi đó thì gạo 25 gần như không còn mùi thơm. Những ai đã có dịp nếm thử cơm ST25 đều có cảm nhận như vậy”.

GS Xuân viết tiếp: “Vì vậy mình cần đề phòng tình huống khách hàng chọn gạo ngon nhứt Việt Nam là ST25 đem về nấu ăn không ngửi thấy mùi thơm thì người ta sẽ trở về với gạo Thái. Do đó báo chí nên nói rõ để người tiêu dùng lựa chọn cho đúng là gạo ngon nhứt Việt Nam vừa là ST24 và ST25, với ST24 có hương thơm khi ăn và ST 25 thì có dạng hạt đẹp”.

Cũng trong ngày 14-11, báo Sóc Trăng Online của tỉnh Sóc Trăng, quê hương của các giống lúa ST, đăng bài “ST24 hay ST25 mới là giống gạo ngon nhất thế giới?” của Xuân Trường. Bài báo viết: “Để xác minh, làm rõ kết quả chính thức của hội thi, tối ngày 13-11, người viết đã liên hệ được với Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua – Trưởng nhóm nghiên cứu giống lúa ST, khi anh và đoàn dự thi còn đang ở Philippines và được anh cho biết: “Tại hội thi lần này, cả 2 loại gạo ST24 và ST25 đều được ban giám khảo chấm đồng điểm với nhau, làm cho ban giám khảo có đôi chút phân vân nên ngay trong buổi sáng ngày 12-11 (giờ Việt Nam) ban giám khảo đã công bố giống ST24 là giống gạo ngon nhất thế giới năm 2019. Tuy nhiên, đến tối ngày 12-11, không hiểu sao ban giám khảo lại có quyết định thay đổi chọn giống gạo ST25 là gạo ngon nhất tại hội thi lần này để công bố chính thức trên trang thông tin của mình (trtworldrice.com)”.

Sau khi giải thích cụ thể thông tin trên, kỹ sư Hồ Quang Cua cho biết thêm: “Thật ra, các cơ quan báo chí trong nước đăng tin đầu tiên giống gạo ST24 đạt giải nhất là không sai, bởi đây là kết quả công bố đầu tiên, còn kết quả sau cùng là do có sự điều chỉnh, thay đổi theo quan điểm riêng nào đó của ban giám khảo. Tuy nhiên, với kết quả dự thi lần này, chúng ta rất đáng tự hào vì cả 2 giống ST24 và ST25 đều được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới năm 2019”.

Cả hai giống lúa ST24 và ST25 đều do hai kỹ sư Hồ Quang Cua, Nguyễn Thị Thu Hương và Tiến sĩ Trần Tấn Phương lai tạo.

Đây là lần đầu tiên gạo Việt Nam đạt danh hiệu này do The Rice Trade tổ chức. Trước đó, Thái Lan đã 5 lần đạt giải, Campuchia 4 lần, Mỹ 2 lần và Myanmar 1 lần.

* Đã đăng TBKTSG Online 15-11-2019:
https://www.thesaigontimes.vn/296939/gao-st-nao-ngon-nhat-the-gioi.html