Huỳnh Kim
@ TS Nguyễn Văn Sánh (Đại học Cần Thơ):
“Bài này đã phản ánh được mấy việc:
1.
Được và mất của cây
lúa:
-
Được là giải quyết an ninh lượng thực và khó khăn đất nước trong các giai đoạn
khác nhau; đặc biệt là thời kỳ chúng ta phải ăn độn. Đồng thời phát triển công
nghiệp ngành lúa gạo; Chính phủ sử dụng công cụ chính sách về giảm gía tiêu
dùng CPI; ngoại giao quốc tế...
-
Mất là mất cân bằng sinh thái; mất cơ hội nâng cao thu nhập nông dân; ô nhiễm môi
trường ngày càng cao; lệ thuộc thị trường đầu vào, đầu ra của TQ và nước thượng
nguồn ... Đối mặt với biến đổi khi hậu và đập thủy điện thượng
nguồn thì các mất nêu trên ngày càng nghiêm trọng. Vì thế vai trò cây lúa hiện
nay phải tính toán lại như ý của GS Xuân.
2.
Nghị quyết 120 của Chính phủ và câu chuyên sắp tới:
Nghị
quyết này cơ bản nhấn mạnh việc tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
của hệ thống đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong và của địa chính trị kinh
tế, thị trường thế giới ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ĐBSCL. Vì thế phải tư duy
lại điều chỉnh chiến lược phát triển ĐBSCL để chủ động tiếp tục phát triển kinh
tế ĐBSCL theo hướng "thuận thiên” với ĐBSCL. Đồng thời sửa chữa những yếu điểm về cây
lúa và đất lúa đang rất khó khăn vì phải thay đổi cả tiến trình và thời gian.
Có khoảng 1,14 triệu hộ nông dân trồng lúa phải thích ứng hoàn cảnh mới và 18
triệu dân ĐBSCL phải hợp lực ứng phó và thích nghi được với các tác động nói
trên để nâng cao từng bước mức sống vật chất và tinh thần của người dân ĐBSCL
vốn đã tụt hậu về kinh tế xã hội.
Bài trả lời phỏng vấn của thầy Xuân rất súc tích.
Nhưng làm như thế nào hiệu quả là cả vấn đề thử thách lớn”.
@ TS Võ Hùng Dũng (Cần Thơ):
“Bài có tiêu
đề hay. Hôm rồi tôi có tham dự cuộc họp kỹ thuật do Bộ kế hoạch & Đầu tư chủ
trì thảo luận về Quy hoạch tích hợp để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ từ cuộc
họp của Chính phủ hồi tháng 9 về ĐBSCL và Nghị quyết 120 của Chính phủ. Khi nào
có thu xếp được tôi sẽ viết, hoặc có ý kiến, còn bây giờ thì chưa thu xếp được.
Đi công tác liên miên, khó có thể ngồi lại để viết. Làm sao mà so được với thầy
Xuân, ngồi xuống là có thể trả lời ngay. Tôi thì phải mất nhiều thời gian dể
suy nghĩ. VHD”.
@ Ths. Nguyễn Hữu Thiện (VCCI Cần
Thơ):
“Bài này hay. Tôi
đang họp với Bộ KH& ĐT về quy hoạch tích hợp ĐBSCL theo tinh thần kết luận
Hội nghị và Luật quy hoạch Quốc hội mới thông qua. Trong hội trường vẫn đang
cãi nhau chí chóe, nên những như bài của
thầy Xuân như vầy rất cần thiết vào lúc này”.
@ TS Đào Trọng Tứ (Hà Nội):
“Bài tuy ngắn nhưng có nhiều điều để bàn, trao đổi, kể
cả tạo nên diễn đàn - con đường mới/chấn trời mới cho ĐBSCL sẽ được
mở ra chăng? Xin anh Kim cho Tứ đôi ba ngày, giãn việc và dành thời gian ngẫm
nghĩ và trao đổi tiếp”.
@ Ths. Trần Hữu Hiệp (Cần Thơ)
“Ý kiến GS. Võ
Tòng Xuân rất hay. Tôi đồng tình, nhất là về những "cái được" của
Nghị quyết 120/NQ-CP.
Chuyển đổi mô hình, thay đổi tư duy, tôn
trọng quy luật tự nhiên, kiến tạo phát triển bền vững vùng ĐBSCL là quan điểm
chỉ đạo, định hướng chiến lược quan trọng, là "cái nổi lên" rất đáng
mừng. Nói như GS. Xuân là "tư duy mới trong 40 năm qua". Nhưng tôi
nghĩ, "phần còn chìm" thuộc "hậu Nghị quyết" là triển khai
thực hiện như thế nào, sẽ gặp những "điểm nghẽn" nào không hay bây
giờ hồ hởi, năm sau nghẽn mạch? Phần hậu đó rất quan trọng, nếu không được tập
trung giải quyết, thì quyết tâm của Chính phủ sẽ chỉ là tâm huyết, và Nghị
quyết sẽ lại như nhiều thứ khác, rất hay, nhưng... chậm đi vào cuộc sống.
Theo tôi, Nghị quyết này sẽ gặp 3
"điểm nghẽn" cần phải tập trung tháo gỡ trong quá trình triển hai
thực hiện:
(1) Nguồn lực ở đâu? Không tìm thấy một
đồng vốn đầu tư công nào cho ĐBSCL. Nó phụ thuộc vào kết quả triển khai tới.
Chính phủ đang chờ Quốc hội, giao Bộ KH&ĐT đề xuất đến quý II/2018 trình
“đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh, bổ sung và bố trí ngân sách triển khai
chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ”.
Trong khi, cả Quốc hội, Chính phủ cũng
đang "mắc kẹt" trong trần nợ công. Vốn kế hoạch 5 năm 2016-2020 gần
như đã phân khai hết rồi, còn đâu cho ĐBSCL nữa theo tinh thần NQ này? Phải đợi
sau 2020? Liệu có đột phá gì mới trước 2020? Nguồn lực mới cho đồng bằng sắp
tới phụ thuộc vào sự "đột phá dũng cảm" đó.
(2) Hội đồng điều phối vùng: Việc
thành lập Hội đồng được ví như “phòng thí nghiệm chính sách” đang trước nhiều
thách thức. Hội đồng có thực quyền? Hay chỉ "hợp tan" như Hội đồng
vùng kinh tế trọng điểm hiện nay do 1 Chủ tịch tỉnh làm Chủ tịch luân phiên mà
có người ví như đăng cai tổ chức "giải bóng đá".
Cần đặt nó trong bối cảnh cải cách tổ
chức, bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu. Theo
đó, cần thành lập Hội đồng điều phối vùng có thực quyền, chỉ tập trung 2 lĩnh
vực then chốt: điều phối việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước và quyết định
các dự án đầu tư lớn, có tính liên kết vùng (theo quy mô, tính chất dự án).
Giúp việc cho Hội đồng điều phối vùng chỉ cần một có Bộ phận giúp việc hoặc Văn
phòng gọn, nhẹ, cán bộ chuyên môn tinh thông. Bên cạnh Hội đồng điều phối
vùng, cần thành lập Nhóm tư vấn phát triển nghiên cứu, tư vấn, phản biện về
chính sách và các vấn đề phát triển vùng ĐBSCL cho các cấp quyết định ở Trung
ương và cấp vùng. Liệu có gì mới? Chưa thấy ai đề cập.
(3) Việc xây dựng Trung tâm thông tin,
dữ liệu vùng: Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ chế điều phối và vận hành
Trung tâm thông tin dữ liệu vùng ĐBSCL để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời cho việc ra quyết định “không hối tiếc” của Hội đồng điều phối vùng.
Trong khi dự án "Trung tâm thông tin vùng ĐBSCL" do Bộ tN&MT làm
chủ đầu tư, trị giá 14 triệu USD do WB tài trợ đang có xu hướng chỉ đi chuyên
sâu về lĩnh vực của ngành tài nguyên và đến 2022 mới hoàn thành. Thì Hội đồng
vùng dựa vào thông tin nào để ra quyết định?”.
@ TS Nguyễn Văn Kiền (Đại học An Giang):
“Thứ nhất tôi rất đồng tình với GS Xuân
ở một số điểm:
1/ Đầu tư các chính sách nông nghiệp 40
năm qua chỉ tập trung cơ sở hạ tầng cho cây lúa, chưa phát huy lợi thế tự nhiên
sẵn có của ĐBSCL để giúp nông ân giàu và phát triển bền vững;
2/ Về vĩ mô, Nghị quyết 120 đã xác định
hướng đi thuận theo tự nhiên, sinh thái, nâng cao chuỗi giá trị là hướng đi các
nước phát triển đã làm. Tôi cho rằng đây là hướng đi tốt;
3/ Ở góc độ nông dân, muốn chuyển sang
tự nhiên phải dạy lại thế hệ nông dân mới, tư duy mới, tư duy kinh doanh nông
nghiệp toàn cầu như NewZeland hay các nước phát triển làm. Trong 40 năm qua
chúng ta đã dạy dân sử dụng phân thuốc và hiện nay phân thuốc là vũ khí là chìa
khoá của nông dân. Muốn cho ĐBSCl theo hướng sinh thái cần day lại nông dân. GS
Xuân cho rằng cần tích tụ ruộng đất để nông dân có thể làm giàu; tôi chưa rõ điểm
này. Theo tôi, cần giúp nông dân hợp tác lại để làm ăn lớn, thông qua các tổ
chức nông dân hay doanh nghiệp nông dân. Tôi khuyến cáo nên phát triển doanh
nghiệp nông dân thì phù hợp hơn tích tụ ruộng đất trong điền kiện ĐBSCL chưa đủ
công nghiệp và dịch vụ lôi kéo lao động ra khỏi nông nghiệp.
Vậy để thay đổi tư duy, GS xuân đề nghị
thay đổi tư duy của nông dân và tư duy của lãnh đạo. Nghị quyết 120 cho thấy tư
duy của lãnh đạo đã được thể chế hoá bằng văn bản cấp Chính phủ. Còn thay đổi
tư duy của nông dân thì đây là bài toán hóc búa... Muốn thay đổi tư duy cho
nông dân thì nhà nước cần thể chế hoá, thúc đẩy thành phần doanh nghiệp nông
dân, thành phần ưu tú trong nông dân để họ làm chìa khoá lôi kéo những thành
phần nông dân nhỏ lẽ hợp tác theo hướng liên kết”.
=> Tòa soạn TBKTSG
Online đã chọn đăng một số ý kiến trên qua bài tóm tắt của chị Yến Dung:
“Tìm cách thích ứng cho mục tiêu bền vững”: