Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Chuyên gia quốc tế đề xuất ba giải pháp phát triển bền vững ĐBSCL

Huỳnh Kim
Thứ Sáu,  23/11/2018, 09:16 


(TBKTSG Online) - ĐBSCL có thể tránh được sự gia tăng của nguy cơ thiên tai do phát triển thiếu bền vững nếu áp dụng được ba giải pháp về bảo tồn, di dời và quy hoạch từ đất liền ra tới biển.

ĐBSCL: Thêm nhiều dự án thích ứng với biến đổi khí hậu


Quang cảnh hội thảo "Hướng đến phát triển bền vững ĐBSCL" tại Cần Thơ.
Ảnh: Huỳnh Kim

Đó là đề xuất của tiến sĩ Andrew Wyatt, Quản lý chương trình Mekong thuộc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại hội thảo “Hướng đến phát triển bền vững ĐBSCL” do báo Tuổi trẻ tổ chức tại Cần Thơ chiều ngày 22-11.

Theo TS Andrew Wyatt, với vùng hấp thu lũ ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, cần phải bảo tồn và khôi phục bằng cách chuyển sang các mô hình nông nghiệp dựa vào lũ để hấp thu được nước lũ và giảm sụt lún, bảo đảm nguồn nước ngầm và bồi đắp phù sa.

Với các vuông tôm thâm canh thiếu bền vững, ông đề xuất nên di dời ra xa vùng ven biển và thay thế bằng mô hình tôm - rừng để bảo vệ bờ biển. Làm được như vậy sẽ hạn chế việc bơm nước ngầm gây sụt lún, giúp duy trì độ cao của đồng bằng và đối phó phần nào với nước biển dâng nhờ có phù sa bồi đắp.

Về quy hoạch vùng phòng hộ bờ biển ĐBSCL, theo ông cần phải tránh cách tiếp cận tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay, “Không nên xây dựng hệ thống đê kè bảo vệ mà cần hướng đến giải pháp mạnh hơn là khoanh vùng phòng hộ; như vùng biển Đông ở Cà Mau nên áp dụng hệ thống canh tác tôm - rừng đồng thời với việc duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt vùng 500m rừng ngập mặn ngoài đê ven biển”.

Cũng theo ông hiện nay ĐBSCL đang đứng trước những thách thức khẩn cấp về phát triển trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu. Đó là việc quản lý lũ thiếu bền vững do hệ thống đê bao cao làm gia tăng rủi ro của thiên tai và có thể đẩy các rủi ro này sang nơi khác về vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu. Ví dụ từ năm 2000-2011, dự trữ lũ của vùng Tứ giác Long Xuyên và Tháp Mười giảm 50%, từ 9.200 tỉ m3 xuống còn 4.700 tỉ m3 nước do bao đê làm lúa vụ 3.

Thứ hai việc sử dụng đất thiếu bền vững liên quan đến việc quản lý không tốt nguồn nước ngầm và phù sa. Vấn đề này đã gây ra tình trạng sụt lún đồng bằng nhiều gấp đôi so với nước biển dâng.

Vấn đề khẩn cấp thứ ba của ĐBSCL, đó là việc thiếu quy hoạch đầy đủ về vùng biển. Việc này đã làm tăng rủi ro thiên tai do các cơn bão lớn và nước biển dâng.

TS Andrew Wyatt dẫn chứng, hệ thống rừng ngập mặn ven biển hiện nay không đủ khả năng chống chọi với nước biển dâng do mất nguồn phù sa từ thượng nguồn về đã gây xói lở bờ biển và làm mất đi nhiều cánh rừng ngập mặn. Ngoài ra, chương trình củng cố, nâng cao hệ thống đê biển hiện nay của Nhà nước là không đủ khả năng giúp bờ biển chống chịu được với thiên tai.

“Nhiều vùng ven biển ở ĐBSCL không có đủ 500m rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển, trung bình mới chỉ 100-200m ngoài đê”, ông nói.

Mô hình sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu của các địa phương ở ĐBSCL hiện nay thiếu bền vững. “Sinh kế nông nghiệp dựa vào lũ là giải pháp dựa vào tự nhiên tốt nhằm giảm thiểu tác hại của lũ. Ví dụ như các mô hình lúa - cá, lúa mùa, mô hình tôm - rừng… mà nông dân nhiều nơi ở ĐBSCL đã áp dụng cần được bảo tồn và phát triển”, TS Andrew Wyatt nhấn mạnh.

* Đã đăng TBKTSG Online 23-11-2018:

Hau Giang to boost investment promotion

By Huynh Kim
Thursday,  Nov 22, 2018,17:39 (GMT+7)


Farmers are seen harvesting sugarcane in the Mekong Delta. New investors with more advanced technology are needed – PHOTO: TRUNG CHANH


CAN THO – The People’s Committee of Hau Giang Province in the Mekong Delta has plans to seek more investment by launching six new major projects and offering a slew of incentives to attract foreign and local investors.

Hau Giang will prioritize the six projects by symplifying investment procedures to them on a trial basis. It will issue decisions approving the project’s execution within a week from the date the complete application is submitted by the investors, said Le Tien Chau, chairman of the provincial government.

In particular, the province wants to promote investment in an infrastructure business project in Nhon Nghia A Industrial Zone, which covers 100 hectares of land and will cost VND500 billion. In addition, a resettlement project, covering some 44 hectares, will be executed in the given area, with total investment of VND350 billion.

In the province’s Vi Thuy District, two projects will be implemented, including a VND210-billion paddy field model in Vi Thanh Commune, covering 216 hectares, and a hi-tech agricultural zone in Vi Dong Commune, which is in need of nearly 210 hectares of land and over VND400 billion in investments.

Moreover, some 100 hectares of land in Chau Thanh A District will be allocated to a VND810-billion Mot Ngan Town New Urban Area project. Further, an infrastructure business project is set to be executed in Tan Tien Warehouse, Logistics and Industrial Zone, covering over 50 hectares of land, with total capital of VND280 billion.

Aside from the six key projects, the provincial government will also prioritize investors who look to fund hi-tech agricultural projects in the province.

Meanwhile, road projects linking with Hau Giang Hi-tech Agricultural Zone are under construction.

Besides this, the Mekong Delta province is calling for investments in organic agriculture, and ecotourism at Nga Bay floating market, Lung Ngoc Hoang natural reserve and a Spring Agriculture Center.

Investors will receive a host of incentives if they invest in the districts of  Long My, Vi Thuy or Chau Thanh. They will enjoy reduction or exemption of corporate income tax for a certain period, and other financial incentives regarding imported machinery, equipment and land rental.

The province would not only offer multiple incentives to attract local investors, but also assigned many teams to visit South Korea, India and Japan to encourage investment from foreign investors.

* Đã đăng Saigon Times Daily 22-11-2018:

Hậu Giang "trải thảm đỏ" mời gọi đầu tư

Huỳnh Kim
Thứ Năm,  22/11/2018, 12:14 


(TBKTSG Online) - Hậu Giang chủ trương đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với việc ban hành 6 dự án mời gọi đầu tư mới kèm thí điểm rút ngắn trình tự thủ tục đầu tư.

Mía đường, lĩnh vực đang được tỉnh tập trung tìm kiếm nguồn đầu tư từ công nghệ mới. Trong ảnh, nông dân huyện Phụng Hiệp đang thu hoạch mía. Ảnh: Trung Chánh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Lê Tiến Châu, đây là sáu dự án lớn thí điểm ưu tiên rút ngắn trình tự thủ tục đầu tư, với thời gian ban hành quyết định chủ trương đầu tư trong vòng 7 ngày kể từ khi nhà đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định.


Đó là dự án Đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tập trung Nhơn Nghĩa A, diện tích 100ha, tổng mức đầu tư 500 tỉ đồng; dự án khu tái định cư, dân cư cụm công nghiệp tập trung Nhơn Nghĩa A, diện tích 43,7ha, tổng mức đầu tư 350 tỉ đồng; dự án khu đô thị mới thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, diện tích 102ha, tổng mức đầu tư 816 tỉ đồng; dự án Cánh đồng mẫu lớn xã Vị Thanh, huyện Vị Thuỷ (nhà đầu tư và người dân hợp tác), diện tích 216ha, tổng mức đầu tư 216 tỉ đồng; dự án vùng nông nghiệp kỹ thuật cao xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, diện tích khoảng 209ha, tổng mức đầu tư 418 tỉ đồng; dự án Đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp kho tàng bến bãi Tân Tiến, diện tích khoảng 56,08ha, tổng mức đầu tư 280 tỉ đồng.

Ngoài 6 dự án này, Hậu Giang còn ưu tiên kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - công nghệ cao. Tỉnh đang xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang theo quy định tại Nghị định số 57/2018 ngày 17-4-2018 và số 98/2018 ngày 5-7-2018 của Chính phủ. Các đường dẫn vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đang được triển khai.

Hậu Giang cũng đang mời gọi đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ dọc theo tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp; làm du lịch sinh thái ở chợ nổi Ngã Bảy, khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và Trung tâm nông nghiệp Mùa xuân.

Theo ông Lê Tiến Châu, tỉnh Hậu Giang có 7/8 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.

Đầu tư ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Phụng Hiệp, Châu Thành A và thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng chín năm tiếp theo; được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp; miễn thuế đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm kể từ ngày đưa dự án vào hoạt động.

Đầu tư vào thành phố Vị Thanh, nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng bốn năm tiếp theo; hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 17% trong vòng 10 năm; miễn thuế đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong vòng bảy năm từ ngày hoạt động.

Nếu nhà đầu tư đến Hậu Giang đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt ưu đãi (nông nghiệp, công nghệ cao…) sẽ được hưởng thêm một số chính sách của Chính phủ quy định như miễn 100% tiền thuê đất, miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất.


Ngoài việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước, tỉnh Hậu Giang còn tổ chức nhiều đoàn đi xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Sau chuyến đi mời gọi đầu tư tại Fukuoka, Osaka và Kansai (Nhật) hôm 11-11, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư tỉnh ủy  Hậu Giang, cho biết UBND tỉnh sẽ tổ chức tiếp cuộc Tọa đàm “Gặp gỡ Nhật Bản -  Hậu Giang” với các doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM vào ngày 25-1-2019. Đồng thời, Hậu Giang đang triển khai chi tiết việc hợp tác với tỉnh Saga, Fukuoka, Osaka và cơ quan Xúc tiến hợp tác kinh tế quốc tế vùng Kyushu để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Hậu Giang.

Gần 15 năm qua, Hậu Giang thu hút được 4.984 doanh nghiệp trong nước thực hiện 524 dự án, với tổng vốn 46.700 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 41.093 lao động. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu hút được 28 dự án với tổng vốn trên 808,5 triệu đô la, giải quyết việc làm cho trên 6.100 lao động.


Tỉnh hiện có khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, hai khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Sông Hậu đã lấp đầy 100%, các cụm công nghiệp khác đều có các nhà máy đi vào hoạt động, khai thác. Riêng tại các khu cụm do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh quản lý, tổng số có 45 nhà đầu tư thực hiện 50 dự án, giải quyết việc làm cho 23.000 lao động.

* Đã đăng TBKTSG Online 22-11-2018: