Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Workshop seeks to aid farmers with hi-tech agriculture

By Huynh Kim
Monday,  Mar 11, 2019,15:58 (GMT+7)

Guests visit Ecofarm's hi-tech farm in the Mekong Delta province of Dong Thap – PHOTO: HUYNH KIM

HAU GIANG – A workshop was held in the Mekong Delta province of Hau Giang last week to show farmers how to adopt hi-tech agricultural practices.

Held by the People’s Committee of Hau Giang Province, the Saigon Times Group and the province’s television station HGTV, the workshop, called “Helping farmers farm smartly,” saw the attendance of around 150 officials, scientists, entrepreneurs and farmers.

The province’s chairman, Le Tien Chau, said the workshop was aimed at contributing to the adoption of Prime Minister Nguyen Xuan Phuc’s directive on transforming the agricultural sector in the province from agrochemical to organic and smart agriculture, and further developing services and processing and supporting industries to serve the sector.

Chau noted that the agricultural sector is being restructured in the province at an accelerated pace. The move is meant to promote sustainable production and develop new rural areas in the advent of the Fourth Industrial Revolution, or Industry 4.0.

Since 2018, the province has been promoting green economy models toward smart agriculture and the creation of development links aligned with a market mechanism based on the logistics platform, with seafood, vegetables and rice as priorities.

The province has set up a 5,200-hectare hi-tech agriculture complex in the outlying district of Long My, and has offered many supporting policies for residents and investors to develop 4.0 agriculture and clean agriculture, as well as value chains for farming produce.

However, according to the local leader, many farmers are unsure of how to apply new technologies in the 4.0 platform. As a result, more polices are needed to facilitate their production chains in order to help raise the value of their products and increase their income.

Nguyen Duy Can, head of the Faculty of Rural Development at Can Tho University, pointed out that the agricultural sector in the province has a small production scale, insufficient information technology infrastructure, and limited knowledge among the manpower.

“This is why we need to develop a mindset to approach Industry 4.0  and apply advanced technology,” he said. Hau Giang has the potential to take this foward across various fields, such as rice production, basa fish breeding, and the combined cultivation of aquaculture and flowers or vegetables.

“The Faculty of Rural Development at Can Tho University is located in Hau Giang, which is advantageous to the exchange and development cooperation, especially in the field of hi-tech application,” he said.

Nguyen Hong Quang, general director of Ecology Farming Corporation (Ecofarm), said his company used to support watermelon and seedless lemon projects, in line with the Vietnamese Good Agriculture Practice standards, in Hau Giang.

Ecofarm plans to invest in smart agriculture projects combined with tourism in the province. “We are also willing to share information and resources with local agencies, firms and farmers,” he added.

After 15 years of establishment, Hau Giang Province has waterways and road transport routes, which link with the entire Mekong Delta region and HCMC. Last year, local farmers produced around 1.3 million tons of rice, 300,000 tons of fruit and 70,000 tons of seafood.

* Đã đăng Saigon Times Daily 11-3-2019:

Giúp nông dân làm nông thông minh

Sáng ngày 8-3-2019, Hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh”, do UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Đài Truyền hình Hậu Giang tổ chức tại Đài Truyền hình Hậu Giang, đã thu hút hơn 150 đại biểu đại diện các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông…

Bài & ảnh: Huỳnh Kim

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (giữa) xem trưng bày thiết bị làm nông thông minh của Công ty Rynam bên lề hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh”.

Theo ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, hội thảo nhằm góp phần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Hậu Giang cần chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp”.

Ông Châu cho biết, Hậu Giang đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang được đẩy mạnh. Từ năm 2019, tỉnh thúc đẩy các mô hình làm kinh tế xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh, liên kết phát triển theo cơ chế thị trường trên nền tảng logistics, trong đó ưu tiên đầu tư cho thủy sản, rau quả, lúa gạo. Tỉnh đã thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Long Mỹ rộng 5.200ha, với nhiều chính sách hỗ trợ người dân và các nhà đầu tư làm nông nghiệp 4.0, nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi giá trị nông sản. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hộ nông dân vẫn còn lúng túng trong việc tham gia ứng dụng các công nghệ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 và cần thêm chính sách phù hợp để sản xuất theo chuỗi, bảo đảm nâng cao giá trị và thu nhập.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà doanh nghiệp đã trình bày những giải pháp ứng dụng phù hợp các công nghệ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 theo mô hình kinh tế xanh, hướng tới làm nông thông minh để giúp nông dân Hậu Giang có thể làm giàu từ ruộng vườn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Trưởng Khoa Phát triển nông thôn Trường Đại học Cần Thơ, với Hậu Giang, bên cạnh các giải pháp cụ thể từ sự chỉ đạo, vấn đề thay đổi tư duy và đồng hành của các bên liên quan là chìa khóa của thành công. Ông kiến nghị Hậu Giang ưu tiên đầu tư cho hợp tác xã là đơn vị tiềm năng của ứng dụng công nghệ cao và cần đầu tư đủ lớn để vận hành được, không đầu tư dàn trải theo số lượng. “Trường Đại học Cần Thơ có Khoa Phát triển nông thôn đóng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thuận lợi trong trao đổi, hợp tác phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao. Khoa đề xuất làm đầu mối cho các hoạt động hợp tác, tư vấn, nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ cao ở Hậu Giang” - PGS.TS Nguyễn Duy Cần nói.
Ông Nguyễn Hồng Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông trại sinh thái (Ecofarm), cho biết Ecofarm đã từng hỗ trợ các dự án dưa hấu VietGAP, chanh không hạt VietGAP ở Hậu Giang. “Tới đây, Ecofarm sẽ đầu tư hoặc hợp tác đầu tư vào các dự án nông nghiệp thông minh kết hợp du lịch tại tỉnh Hậu Giang. Chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin, nguồn lực với các đơn vị, doanh nghiệp và bà con nông dân tỉnh Hậu Giang” - ông Quang nói.

Sau một buổi sáng chủ trì và trả lời nhiều câu hỏi tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Lê Tiến Châu cho chúng tôi biết, hội thảo đã góp phần giúp cho cả nhà lãnh đạo, nhà quản lý và người nông dân Hậu Giang có nhận thức mới trong đầu tư làm nông nghiệp thông minh. Phải giúp nông dân biết ứng dụng tối đa tiến bộ khoa học và công nghệ thông tin trong hợp tác, liên kết để đảm bảo sản phẩm làm ra bán được và bán được với giá cao.

Chủ tịch Lê Tiến Châu giao các sở, ngành triển khai thực hiện các nội dung chính mà hội thảo đặt ra. Riêng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, ông Châu yêu cầu sở này phải phối hợp với các viện, trường trong và ngoài nước, các công ty, doanh nghiệp để thực hiện trình diễn, thử nghiệm đưa vào sản xuất, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 trong nông nghiệp nhằm giúp nông dân, hợp tác xã ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra, sở phải nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp. Tỉnh cũng giao Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang phối hợp với các viện, trường, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học thực hiện đặt hàng nghiên cứu hoặc tổ chức chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu phù hợp điều kiện của Hậu Giang.

“Lãnh đạo tỉnh sẽ vận dụng tối đa các chính sách hiện có để thúc đẩy các việc này. Sắp tới tỉnh sẽ ban hành văn bản cụ thể hóa những nội dung này, như với các chính sách mà ngân hàng đang tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng lãi suất ưu đãi cũng như vấn đề khởi nghiệp, vấn đề liên kết sản xuất trong làm nông thông minh” - ông Châu chia sẻ.

Sau 15 năm thành lập, Hậu Giang hiện đã có đường giao thông thủy, bộ kết nối với cả vùng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh. Năm 2018, nông dân Hậu Giang đã làm ra 1,3 triệu tấn lúa, hơn 300.000 tấn trái cây, gần 70.000 tấn thủy sản các loại. Ngoài gạo, nhiều đặc sản chế biến của Hậu Giang đã được xuất khẩu như cá thác lác, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt, mãng cầu xiêm, dưa lê, thanh long…

Đã đăng Báo Cần Thơ 8-3-2019:

Hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh”

Huỳnh Kim
Thứ Ba,  26/2/2019, 14:41 


(TBKTSG Online) - Hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh” do nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang và Đài Truyền hình Hậu Giang (HGTV) tổ chức, sẽ được HGTV và TBKTSG Online tường thuật trực tiếp.


Ngoài chủ trương trên, tại cuộc họp của ban tổ chức ngày 26-2, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông Hậu Giang phối hợp với HGTV tổ chức truyền hình trực tuyến về tất cả các xã, huyện trong tỉnh qua mạng trực tuyến của chính quyền các cấp.

Hội thảo nhằm hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Hậu Giang cần chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp”.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp sẽ trình bày về kinh nghiệm ứng dụng các công nghệ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 theo mô hình kinh tế xanh, hướng tới làm nông thông minh để có thể làm giàu từ ruộng vườn; chia sẻ kinh nghiệm, lựa chọn chiến lược cho Hậu Giang phát triển; kết nối hợp tác với các nhà đầu tư.

Hậu Giang, một tỉnh có đường giao thông thủy, bộ kết nối với cả vùng ĐBSCL, đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh xác định, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được đẩy mạnh, từ năm 2019 sẽ tiếp tục thúc đẩy mô hình làm kinh tế theo hướng bền vững, kinh tế xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh, liên kết phát triển theo cơ chế thị trường trên nền tảng logistics.

Hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh” diễn ra tại Đài Truyền hình Hậu Giang, số 1, đường Võ Văn Kiệt, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào sáng ngày 8-3-2019.

Chương trình Hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh”
- 7 giờ 30: Đón tiếp đại biểu.
- 8 giờ: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- 8 giờ 5: Chiếu phim về hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế xanh của tỉnh Hậu Giang.
- 8 giờ 15: Phát biểu của lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang: "Chủ trương của tỉnh Hậu Giang về phát triển kinh tế xanh, thu hút doanh nghiệp đầu tư, giúp nông dân làm nông thông minh".
- 8 giờ 25: Tham luận của PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Trưởng khoa Phát triển nông thôn, trường Đại học Cần Thơ: "Ứng dụng phù hợp công nghệ cao trong nông nghiệp 4.0 vào làm nông thông minh; đề xuất giải pháp hợp tác giữa trường Đại học Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang".
- 8 giờ 45: Tham luận của TS Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch Tập đoàn Rynan Holdings SJC: "Kinh nghiệm giúp nông dân làm nông thông minh tại Trà Vinh và Đồng Tháp của Tập đoàn Rynan Holdings SJC; đề xuất hướng hợp tác với tỉnh Hậu Giang".
- 9 giờ 5: Tham luận của ông Nguyễn Hồng Quang - Chủ tịch Công ty cổ phần Nông trại sinh thái (Ecofarm): "Kết quả giúp nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao tại Phú Quốc, Đồng Tháp và Long An của Công ty Ecofarm; đề xuất hướng hợp tác với tỉnh Hậu Giang".
- 9 giờ 25: Tham luận của ông Trương Chí Hào - Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh: "Kết quả giúp nông dân sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm trái cây sấy, nước ép trái cây cô đặc tại Hậu Giang; kiến nghị giải pháp phát triển".
- 9 giờ 45: Tham luận của bà Nguyễn Kim Thùy - Chủ cơ sở chế biến cá thác lác Kỳ Như: "Kết quả cùng nông dân sản xuất, chế biến, kinh doanh nội địa và xuất khẩu sản phẩm cá thác lác; kiến nghị giải pháp phát triển".
- 10 giờ 5: Thảo luận.
- 11 giờ 15: Ông Lê Tiến Châu - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, kết luận về việc kết nối, hợp tác thực hiện những công việc đặt ra tại hội thảo.
- 11 giờ 30: Bế mạc.

* Đã đăng TBKTSG Online 26-2-2019: