Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Hội nghị ASEM: Nhất trí hành động ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển bền vững


Huỳnh Kim

Bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng SOM ASEM Việt Nam (giữa) phát biều bế mạc Hội nghị ASEM tại Cần Thơ trưa ngày 20-6-2018.
Ảnh: Huỳnh Kim

Sau một ngày rưỡi thảo luận, trưa 29-6, hơn 200 đại biểu đến từ 53 thành viên ASEM dự Hội nghị ASEM tại Cần Thơ đã nhất trí tăng cường phối hợp hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng SOM ASEM Việt Nam, hội nghị đã thống nhất nhiều giải pháp tăng cường phối hợp hành động trong ASEM. Nổi bật là thúc đẩy đóng góp của ASEM cho nỗ lực toàn cầu triển khai Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, thực hiện Thỏa thuận Pa-ri về BĐKH.

Đó là cách tiếp cận tổng thể, thống nhất cả nhận thức và hành động, để gắn vấn đề ứng phó BĐKH với phát triển bền vững; tăng cường gắn kết các sáng kiến, dự án hợp tác chuyên ngành của ASEM; đẩy mạnh hợp tác về dự báo, đánh giá tác động, dự báo rủi ro, nâng cao năng lực, tăng cường quan hệ đối tác nhiều bên, thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các chương trình đối tác công – tư.

Các thành viên ASEM cũng nhất trí tiếp tục hỗ trợ các thành viên đang phát triển phải đối mặt với những thách thức gay gắt về BĐKH, đặc biệt về hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ xanh, sạch, tăng cường hợp tác ASEM về giảm chất thải nhựa ra đại dương và ủng hộ các nỗ lực toàn cầu trong lĩnh vực này. Hội nghị cũng nhất trí ủng hộ các cơ chế hợp tác tiểu vùng và khu vực, trong đó có hợp tác Mê Công – Đa-nuýp.

Hội nghị ASEM lần này đề caoviệc tăng cường vai trò và sự tham gia của các bên liên quan, trong đó có các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, địa phương, các quỹ tài chính, các tổ chức chính trị - xã hội, phụ nữ, thanh niên… nhằm ứng phó hiệu quả hơn với BĐKH.

Vấn đề nầy cần được nghiên cứu, đánh giá trong tổng thể chiến lược phát triển bền vững cũng như các nỗ lực xóa nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xây dựng các cộng đồng tự cường, tạo động lực mới cho phát triển bền vững, bao trùm và công bằng cho mọi người dân.

Những nội dung đạt được lần này đều nằm trongđề nghị thảo luận của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, chủ nhà Việt Nam, tại phiên khai mạc vào sáng hôm qua, 19-6.

Bà Hằng cũng cho biết nhiều kinh nghiệm thực tiễn, điển hình hay ở các thành viên Á – Âu đã được chia sẻ, nhất là trong phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH, bảo đảm an ninh lương thực, sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sạch, phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều thành viên ASEM đã đánh giá cao nỗ lực và nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm phát triển bền vững thích ứng với BĐKH.

“Các kết quả của hội nghị đã góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEM về tăng cường hợp tác liên khu vực và hành động quyết liệt hơn để ứng phó hiệu quả với BĐKH. Các khuyến nghị về chính sách và hành động cụ thể được thông qua tại hội nghị sẽ đóng góp xây dựng những hướng hợp tác mới của ASEM về ứng phó BĐKH”,Trưởng SOM ASEM Việt Nam nhấn mạnh.

Ngoài thời gian hội nghị, còn có các cuộc tiếp xúc giữa các tỉnh ĐBSCL, các bộ, ban ngành, viện nghiên cứu của nước ta với các đối tác Á - Âu; triển lãm “Biến đổi khí hậu – Thách thức và cơ hội cho hợp tác Á – Âu” và chương trình tham quan Cồn Sơn.

Hội nghị đã nhất trí thông qua Báo cáo để trình lên Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 12 tại Brúc-xen vào tháng 10-2018.

Hội nghị ASEM lần này có chủ đề “Cùng hành động ứng phó BĐKH nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững – định hướng tương lai”.

Deputy PM calls for better ASEM cooperation on climate action

By Huynh Kim

Deputy Prime Minister Pham Binh Minh speaks at an ASEAN-Europe Meeting (ASEM) conference in Can Tho City on June 19 - PHOTO: HUYNH KIM

CAN THO - Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Binh Minh has called for closer cooperation among members of the ASEAN-Europe Meeting (ASEM) in responding to climate change.

At an ASEM conference, titled “ASEM Conference on Climate Action to Achieving the Sustainable Development Goals - Ways Forward,” held in the Mekong Delta city of Can Tho on June 19, Deputy PM Minh stated ASEM  should reach a common understanding with cooperative actions in responding to climate change to ensure sustainable development, particularly through links to various initiatives and cooperation projects on water management, disaster risk reduction, energy, food safety, gender equality and poverty alleviation.

The deputy PM encouraged the promotion of multistakeholder partnerships for climate action, underscoring the importance of establishing a network of information sharing between policymakers, parliamentarians, research institutes, scholars, enterprises and localities in this field.
ASEM members should also enhance corporate social responsibility initiatives, public-private partnerships and the use and transfer of green, clean technology, he said.

In addition, developed members of the ASEM should provide financial support to developing members that are vulnerable to climate change, he continued.

With strong financial capacity as well as advanced and low-emission technology, developed ASEM members could provide access to financing, offer technology transfers and make smart investments in clean, renewable and environmentally friendly energy, raising the capacity for climate response to move toward green and low-emission growth.

Deputy PM Minh pointed out that Vietnam had proposed establishing a global mechanism for the reduction of plastic litter in oceans at the recent expanded G7 Summit in Canada. The proposal has generated support from the G7 Outreach countries.

It is imperative to redouble global efforts in addressing challenges endangering the maritime ecosystem and the oceans’ health, he noted.

Further, he expressed Vietnam’s deep appreciation for the cooperation and assistance programs on financing and technology transfers that many ASEM members have extended to Vietnam. These programs have effectively assisted Vietnam with sustainable water resource management, enhanced climate change monitoring and adaptation capacity and produced a response to the sea level rise and widespread saline intrusion in the Lower Mekong River Basin, thus improving Vietnam's capacity to contribute to the joint initiatives of the international community.

Deputy PM Minh also mentioned recent mega disasters and extreme weather conditions, notably the historic floods in India, South Asia, last year; extreme cold snaps in Europe and China; and the heat wave on record in Australia early this year.

He told the conference that Vietnam is among the top five countries worst hit by climate change and the sea level rise. The Mekong Delta, the nation's key agriculture production center, is one of the world’s three floodplains most vulnerable to a rise in sea level.

In the Mekong Delta, 2016 saw a record drought and worse saline intrusion than any seen in the last 100 years, causing an adverse impact on the livelihoods of millions of people.

If solutions to these challenges cannot be found, the achievements of humankind will be held back, Deputy PM Minh remarked.

The ASEM conference, jointly held by the Ministries of Foreign Affairs, Natural Recourses-Environment and Planning-Investment and the Can Tho City government, attracted 200 delegates from 53 ASEM member countries.

The conference features four key topics: integrating climate action with sustainable development goals, building the capacity to cope with climate change, ensuring the participation of stakeholders and promoting partnership. An expo themed, “Climate Change - Challenges and Opportunities for Asia-Europe Partnership,” will be included as well.

* Đã đăng Saigin Times Daily 19-6-2018:

Hội nghị ASEM: Bốn nội dung cần hợp tác về biến đổi khí hậu

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Phát biểu tại hội nghị “ASEM về cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm các mục tiêu phát triển bền vững - định hướng tương lai” khai mạc sáng nay 19-6 tại TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhấn mạnh bốn nội dung cần hợp tác thích ứng với BĐKH trong khối ASEM.



Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham quan khu triển lãm “BĐKH - thách thức và cơ hội cho hợp tác Á - Âu” bên lề hội nghị ASEM tại Cần Thơ sáng ngày 19-6-2018.

Trước hơn 200 đại biểu từ 53 thành viên ASEM (Diễn đàn hợp tác Á - Âu), Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ 4 nội dung cần hợp tác để thích ứng với BĐKH.

“Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị tác động nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - vùng kinh tế trọng điểm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Cũng tại đây, năm 2016 đã chứng kiến hạn hán, xâm nhập mặn ở mức kỷ lục trong 100 năm qua, đe dọa nghiêm trọng sinh kế của hàng triệu người dân”, ông nói.

Theo Phó thủ tướng, nếu không tìm ra lời giải để ứng phó hiệu quả với những thách thức đó, những thành quả phát triển của nhân loại chắc chắn sẽ bị kéo lùi. “Chúng ta cần biến lời nói và những cam kết thành hành động cụ thể”, ông nhấn mạnh.

Trước hết phải thống nhất nhận thức và hành động về gia tăng nỗ lực ứng phó BĐKH gắn với phát triển bền vững. Ông đề nghị các sáng kiến, dự án hợp tác chuyên ngành của ASEM về quản lý nguồn nước, ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, năng lượng, an toàn thực phẩm, bình đẳng giới và giảm nghèo… cần được gắn kết chặt chẽ hơn.

Khối ASEM phải thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên về ứng phó BĐKH vì phát triển bền vững. Theo ông, cần lập mạng lưới kết nối và chia sẻ thông tin giữa các nhà hoạch định chính sách, các nghị sĩ, viện nghiên cứu, giới học giả, doanh nghiệp, địa phương… trong lĩnh vực này; thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các chương trình đối tác công - tư, chuyển giao và sử dụng công nghệ xanh, sạch.

Đồng thời các thành viên phát triển trong ASEM cần có biện pháp hỗ trợ tài chính cụ thể cho các thành viên đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức gay gắt về BĐKH.

Ông cho rằng, với thế mạnh về vốn, công nghệ cao, ít phát thải, các thành viên này có thể hỗ trợ các thành viên đang phát triển tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư thông minh vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực ứng phó BĐKH nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp.


Hội nghị ASEM lần này do Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức, thảo luận 4 nội dung chính: Phát triển trong bối cảnh BĐKH – gắn kết giữa hành động ứng phó BĐKH với các mục tiêu phát triển bền vững; Xây dựng năng lực thích ứng BĐKH: thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; Hành động ứng phó BĐKH: vai trò và sự tham gia của các bên liên quan; Định hướng tương lai: thúc đẩy quan hệ đối tác khí hậu Á - Âu vì  phát triển bền vững. Bên lề hội nghị, còn có triển lãm chủ đề “BĐKH - thách thức và cơ hội cho hợp tác Á - Âu”.

* Đã đăng TBKTSG Online 19-6-2018:

ASEM conference on climate action opens Tuesday in Can Tho

By Huynh Kim


CAN THO – An ASEAN-Europe Meeting (ASEM) conference will open on Tuesday, June 19, in the Mekong Delta city of Can Tho, where some 200 participants will seek to identify policies needed and set priorities of actions to respond to climate change, the organizers said on June 18.

Houses are seen threatened in a riverside landslide in Cần Thơ City’s Ô Môn District in this file photo in Máy 2018 - PHOTO: LÊ HOÀNG VŨ

Nguyen Minh Hang, head of Senior Officials Meeting (SOM) ASEM Vietnam, told a press briefing in Can Tho City today that the conference would center on four key topics, namely integrating climate action with sustainable development goals, building capacity to cope with climate change, the participation of stakeholders, and promoting partnership.

The two-day conference, titled “ASEM Conference on Climate Action to Achieving the Sustainable Development Goals – Ways Forward,” will be attended by 200 delegates from ASEM member countries, and international organizations. The conference is jointly organized by Vietnam’s Ministry of Foreign Affair, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Planning and Investment, and Can Tho City government.

According to a concept paper from the organizer obtained by the Daily, participants will discuss ways to promote global partnership, and regional and inter-regional cooperation on sharing best practices and experiences among ASEM members and relevant institutions and strengthen international efforts to enhance capacity and capability.

Fast-tracking climate action

Climate change is one of the most pressing challenges the world faces today, as it sets back development gains by affecting all aspects of the development agenda, from poverty alleviation to healthcare, from clean water to clean energy, and from disaster risk reduction to economic growth, say the organizers.

There is a wide recognition of the urgent need to deliver climate action at an accelerated pace and at an enhanced scale across all sectors in order to achieve the purpose and goals of the Paris Agreement, UN’s 2030 Agenda for Sustainable Development (Goal 13), scaling up the global response to climate change and support greater ambition from governments.

Therefore, actions to combat climate change must be incorporated into all aspects of societal and development policies, and implementation of sustainable development goals and climate change mitigation and adaptation efforts require an integrated approach at local, national and international level to succeed, says the organizer in the concept paper.

The organizers said the conference is designed to provide a platform for ASEM members to exchange policy and best practices of transforming commitments into climate actions to effectively implement the Paris Agreement and UN sustainable development goals. The event thus seeks to foster ASEM cooperation in climate change as a contribution of Asia-Europe members to achieve the Goal 13 and to implement the Paris Agreement.

According to the organizers, outcomes of the conference will be reflected in a report to be presented at the 12th ASEM Summit in 2018 in Brussels and the 14th Foreign Ministers Meeting in 2019. Furthermore, the conference would also highlight international cooperation in tackling issues of climate change and promote effective ASEM cooperation on this matter in the time to come.

The conference will also include a Vietnam Session where participants will look into experiences gained in projects established in the country to cope with climate change impacts.

Climate action projects in Vietnam

So far, Vietnam has benefited from many projects financed by international organizations to enhance resilience in the face of climate change and to mitigate its impacts, said the organizers.

The European Union (EU) alone has financially supported three projects worth 190.9 million euros for such purposes. These include one on sustainable tra fish value chain worth 1.9 million euros, a project to study coastal erosion costing one million euros in three different provinces, and especially a project in the Mekong Delta on energy development and sustainable access to energy in rural and mountainous regions.

Meanwhile, Germany has financed many projects in the Mekong Delta, including one in Ca Mau Province to protect coastal forest integrated with sustainable shrimp farming, and two projects in Bac Lieu Province on adaptation to climate change and sustainable management of coastal ecosystem.

Many other countries like France, Australia, Denmark and Sweden have also offered gratis aid and soft loans to implement similar projects on climate change adaptation.

* Đã đăng Saigon Times Daily 18-6-2018:

ĐBSCL: Thêm nhiều dự án thích ứng với biến đổi khí hậu

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang được quốc tế tài trợ nhiều dự án liên quan tới phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Xói lở bờ sông gây sạt lở tại Ô Môn (Cần Thơ) vào đầu tháng 5-2018. Ảnh:Lê Hoàng Vũ
Thông tin này được ban tổ chức hội nghị ASEM chủ đề “Cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững – định hướng tương lai” tại Cần Thơ trong hai ngày 19 và 20-6, cung cấp cho báo chí.


Theo đó, EU đã tài trợ 3 dự án và chương trình trị giá 190,9 triệu euro. Đó là dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam - SUPA”  (2013 -2017), kinh phí 1,9 triệu euro, được đánh giá đạt kết quả như cam kết. Dự án “Nghiên cứu khoa học về BĐKH và vấn đề xói mòn bờ biển” trị giá 1 triệu euro được thực hiện tại Quảng Nam, Cà Mau và Tiền Giang trong hai năm 2016-2017. Tại Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, EU đang tài trợ 108 triệu euro thực hiện “Chương trình hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo”.

Tại Cà Mau, Đức và Úc đã tài trợ vốn ODA trị giá 68,39 tỉ đồng thực hiện dự án thành phần thuộc “Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích ứng với BĐKH tại các tỉnh ĐBSCL – ICM/CCCEP”.

Đức cũng tài trợ Cà Mau 1 triệu euro thực hiện dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm thiểu phát thải”. Tỉnh Cà Mau cũng đang chuẩn bị triển khai dự án “Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn” bằng vốn vay của ngân hàng KfW (Đức) với kinh phí 331 tỉ đồng.

Chính phủ Đức cũng viện trợ không hoàn lại 5,1 triệu euro cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện 2 dự án “Quản lý bền vững hệ sinh thái vùng ven biển Bạc Liêu” và “Thích ứng với BĐKH thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học”.

Thành phố Cần Thơ cùng hai tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh đang được Pháp tài trợ 52,35 triệu euro (có 1 triệu euro không hoàn lại) để thực hiện dự án “Nâng cao khả năng thích ứng của các địa phương dễ bị tác động của BĐKH, sự tăng tần suất và cường độ của những hiện tượng khí hậu cực đoan và nước biển dâng”.

Tỉnh An Giang được Chính phủ Thụy Điển tài trợ 345.000 euro cho dự án “Nâng cao năng lực và xây dựng đề án định hướng phát triển mô hình nhà máy đóng phát điện – nhiệt từ trấu ở quy mô kết hợp nhà máy xay lúa”.

Hỗ trợ ĐBSCL thông qua “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Việt Nam”, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ 40 triệu đô la Mỹ, đặc biệt là cho tỉnh Bến Tre thực hiện dự án “Thí điểm ngăn nước mặn”. Đan Mạch cũng đã tài trợ 4,3 triệu cua-ron cho 33 điểm thu năng lượng mặt trời cấp điện cho hệ thống cấp nước nông thôn ở 12/13 tỉnh ĐBSCL.


Theo bà Nguyễn Minh Hằng, trưởng SOM ASEM Việt Nam, Hội nghị ASEM lần này tập trung trao đổi kinh nghiệm và thảo luận 4 nội dung chính: Phát triển trong bối cảnh BĐKH – gắn kết giữa hành động ứng phó BĐKH với các mục tiêu phát triển bền vững; Xây dựng năng lực thích ứng BĐKH: thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; Hành động ứng phó BĐKH: vai trò và sự tham gia của các bên liên quan; Định hướng tương lai: thúc đẩy quan hệ đối tác khí hậu Á – Âu vì  phát triển bền vững. Bên lề hội nghị, còn có triển lãm chủ đề “BĐKH - thách thức và cơ hội cho hợp tác Á – Âu”.

200 đại biểu từ 53 thành viên ASEM, các tổ chức quốc tế, khu vực tham dự hội nghị. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo hội nghị và khai trương triển lãm về BĐKH. Hội nghị do Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức.


Seminar sheds light on Kien Giang’s real estate

By SGT staff

An overview of the seminar, titled “What is new in Kien Giang’s real estate market,” was jointly organized by the provincial government of Kien Giang and Saigon Times Group on June 15 - PHOTO: TRUNG CHANH

KIEN GIANG – Local authorities and experts today, June 15, converged in Kien Giang’s Rach Gia City to dig deep into the province’s real estate market which the provincial leadership said has witnessed upheavals of both fever and freeze in the recent past.
The seminar, titled “What is new in Kien Giang’s real estate market,” was jointly organized by the provincial government of Kien Giang and Saigon Times Group, with an aim to get an insight into factors behind turbulent land transactions.

In his opening remarks at the seminar, Kien Giang Province Chairman Pham Vu Hong noted the fast urbanization in the Mekong Delta province, saying one-third of its population is living in towns and cities.

Many residential, commercial and tourist complexes have been springing up lately, meeting the demand for accommodation by both locals and tourists and contributing to the province’s socio-economic development, Hong said.

However, numerous problems are surfacing in Kien Giang’s real estate market regarding the operational mechanism, market players, structure of realty products, transaction systems, and the local government’s capacity to control the market, the provincial leader said.

“The ultimate goal is how to improve transparency so as to tap the potential of the realty market and bring its advantages into play in accordance with the approved master plan,” Hong told the seminar.

Chaotic transactions on Phu Quoc

Phu Quoc Island off Kien Giang Province stole the spotlight at the seminar, as land tranactions have turned chaotic there lately, as seen in an overview given by Nguyen Xuan Loc, director of the provincial Department of Natural Resources and Environment.

While acknowledging the fast urbanization process on the island that has helped spur socio-economic development in the island district as well as the whole province, Loc admitted that real estate transactions there have veered off the local government’s management, especially after news of the island being chosen for development into a special economic zone.

Numerous illegal land deals have taken place, which on one hand causes a loss of revenue for the provincial budget, and stirs up social turbulence that gives way to numerous disputes on the other hand, said Loc, adding that such a situation can be partially attributed to a lack of transparency.

Citing data from Phu Quoc Land Registry Office and other notary offices, Loc said last year saw 7,690 land transactions with a combined area of 634 hectares, but this first quarter witnessed the respective figures amount to 4,578 deals and 361 hectares, rising by more than twice compared to the previous year’s first quarter. Most of the land buyers came from Hanoi, HCMC and some other cities in the country, he said.

The data however only mirrors those deals conducted via official channels, while the number of illegal transactions is beyond local authorities’ knowledge, according to Loc, who stressed that such deals pose numerous risks to both the people and the government.

“Transactions of forest land or land without land-use certificates are rampant, which is risky to land buyers as they do not know whether areas they acquire are in accordance with zoning plans or not,” said Loc. He added that a number of households leasing forest land from the State have illicitly transferred the public land, which make the land market even more chaotic.

Part of the turbulence is due to the lack of transparency in land management in Phu Quoc, he told the seminar. Local authorities have not promptly provided information on zoning plans, giving way to false news or rumors spread by land brokers about such zoning plans, while inspections by authorities have been inadequate, Loc said.

The negative implications will not only impact land buyers, but the State agencies as well. He anticipated an upsurge of land disputes between buyers and sellers, while authorities and genuine investors will face difficulties when it comes to site clearance for their approved projects.

Urbanization to continue fast growth

In his report given at the seminar, Le Quoc Anh, director of Kien Giang’s Department of Construction, revealed that the urbanization ratio in the province is currently 28.49%, but the ratio is poised to rise quickly in the coming years under master zoning plans already approved.
The provincial government targets to raise the urbanization ratio to 32.2% by 2020, and up to 41.5% by 2025, in accordance with a master plan issued in 2010 by the provincial government, Anh said. That is to say the newly-urbanized area will increase by nearly a half within the next seven years.

To realize the goal, Kien Giang should raise the number of cities, towns and townlets to 23 by 2025 compared to only 14 now. By then, Kien Giang will have two first-grade cities namely Phu Quoc and Rach Gia, one second-grade city named Ha Tien, and 19 other lower-grade towns.

Given the chaos on the provincial real estate market and the target of fast urbanization in the coming years that will usher in more complications, experts at the seminar called for measures to assume proactive control of the market by local authorites.

Referring to Phu Quoc, Dang Hung Vo, former Deputy Minister of Natural Resources and Environment and also an expert in the sector, observed that land fever is a normal phenomenon when infrastructure develops, but it would be a grave concern if land prices turn overheated due to failure by authorities to control transactions.

Vo suggested that authorities take measure to ward off speculators who seek to cash in on the fever by surfing in the real estate market, especially when grassroots officers join forces with speculator for the aim.

The local government should also improve transparency by disclosing all information regarding zoning plans to contain land fevers, he said. In addition, high taxes should be slapped on land transactions conducted within short periods of time to prevent speculation and overheating.

Do Viet Chien, former head of the Urban Development Department under the Ministry of Construction, suggested that Kien Giang have a full-fledged urbanization program with specific short-, medium- and long-term targets, and allocate resources to realize such targets.

“Areas to be urbanized should be made transparent, with concrete steps of development for every year and every five years so as to avoid thinly spreading invesment resources,” he said.

Tourism property highlighted

Experts agreed at the seminar that Kien Giang needs to focus on tourism property as its strategic approach, given numerous natural conditions there.

“Kien Giang has its coastline facing the Gulf of Thailand, instead of the East Sea like other localities. This condition makes the province stand out in terms of the marine environment,” said Dang Hung Vo. He stressed the coastal section from Rach Gia towards Phu Quoc should be the strategic location for tourism property development. 
The province should rev up its real estate market by focusing on tourism, which will make Kien Giang a peculiar location, according to Vo.

Regarding Phu Quoc, he asked the provincial leadership to invite big conglemerates to develop tourism infrastructure, and in turn, other smaller enterprises will follow suit.
Do Viet Chien, meanwhile, also agreed that urbanization in Kien Giang should follow the model of green development, targeting smart and ecological measures.

With his position as an investor, Tran Dao Duc, deputy general director of CEO Group as owner of Novotel Phu Quoc, said that tourism property should take center stage in the real estate market in Kien Giang, and “the nucleus of an ecosystem of accommodation, entertainment, and international transactions.”

He laid special emphasis on Phu Quoc, saying the island has all the favorable conditions for tourism property development, since it is within just two hours’ flying from all capital cities of Southeast Asian countries.



As the coorganizer of the seminar, Saigon Times Group’s Editor-in-Chief Tran Minh Hung noted that a vital factor for the healthy development of the real estate market is information disclosure. With this aim, the media group has recently collaborated with provinces in the Mekong Delta to organize seminars, such as with Can Tho City in a seminar on startups, with Dong Thap on agribusiness development, and now with Kien Giang on the real estate market.

Published on Saigon Times Daily 15-6-2018:

Tường thuật trực tiếp tọa đàm "Thị trường bất động sản Kiên Giang có gì mới?"


Nhóm phóng viên

(TBKTSG Online) - Thị trường bất động sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng thời gian qua có những diễn biến khá phức tạp, theo hướng "sốt nóng” rồi nhanh chóng “hạ nhiệt”. Điều này đã có những tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và qua đó cũng cho thấy những hạn chế trong công tác quản lý, kiểm soát của Nhà nước về thị trường bất động sản.


Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Trung Chánh
Nhằm đánh giá tổng quan về tình hình phát triển thị trường bất động sản tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, nhất là ở các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao, tỷ lệ đô thị hóa “nóng” để tìm giải pháp kiểm soát, quản lý và định hướng phát triển phù hợp, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Thị trường bất động sản Kiên Giang có gì mới?”  vào 14 giờ hôm nay, 15-6, tại thành phố Rạch Giá.



Ông Phạm Vũ Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang: "Thị trường bất động sản Kiên Giang phát triển rất sớm"


Ông Phạm Vũ Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu khai mạc tọa đàm. Ảnh: Trung Chánh

Ông Phạm Vũ Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên lớn nhất và dân số đứng thứ 2/13 tỉnh, thành trong khu vực; trong đó trên 32% dân số sống ở các đô thị và tỷ lệ đất đô thị chiếm hơn 16% diện tích đất tự nhiên. Hầu hết các đô thị của Kiên Giang đều tập trung ở ven biển và là địa phương đầu tiên của cả nước có khu đô thị mới lấn biển từ năm 1997 - đây là điều kiện đã giúp cho thị trường bất động sản Kiên Giang phát triển rất sớm.

Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, thị trường bất động sản Kiên Giang đã có những bước phát triển mạnh về sản phẩm và phân khúc thị trường. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị, khu đô thị mới, khu thương mại, dịch vụ, du lịch… được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân cũng như nhu cầu lưu trú của khách du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển đô thị, bộ mặt kiến trúc cảnh quan của các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì thị trường bất động sản Kiên Giang đã và đang bộc lộ những bất cập về cơ chế vận hành, các chủ thể tham gia thị trường, cơ cấu sản phẩm, hệ thống giao dịch, tính minh bạch thông tin, sự kiểm soát và định hướng thị trường...


Vì vậy, để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, phân tích các tác động tích cực, tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và những hạn chế trong công tác quản lý, kiểm soát của nhà nước về thị trường bất động sản. Từ đó, đề xuất các giải pháp phục vụ công tác quản lý, kiểm soát và định hướng phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, mục tiêu cuối cùng là minh bạch hóa thị trường và khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Vì vậy, UBND tỉnh Kiên Giang cùng Thời báo Kinh tế Sài Gòn thống nhất đồng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thị trường Bất động sản Kiên Giang có gì mới?”.




Thông qua buổi tọa đàm hôm nay, tỉnh Kiên Giang mong muốn bằng kinh nghiệm thực tiễn và sự am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực bất động sản, các chuyên gia, nhà quản lý, hiệp hội sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về bức tranh chung không những của thị trường bất động sản Kiên Giang mà kể cả ở các địa phương khác có điều kiện phát triển tương đồng, phân tích và đánh giá rõ hơn về thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển, các giải pháp kiểm soát có hiệu quả đối với thị trường bất động sản. Đồng thời, thông qua các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Kiên Giang mong muốn nhận được các ý kiến đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong đầu tư, kinh doanh bất động sản tại Kiên Giang, đề xuất và góp ý với tỉnh về những giải pháp nhằm làm tốt hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng.

Ông Nguyễn Xuân Lộc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang: "Đầu cơ tạo 'thông tin giả, đi trước đón đầu' tại sốt đất ảo"

Ông Nguyễn Xuân Lộc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang

Ông Nguyễn Xuân Lộc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang, phát biểu về tình hình giao dịch đất đai ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những giải pháp kiểm soát và định hướng trong thời gian tới.

Giao dịch quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất thực hiện quyền tài sản của mình đối với quyền sử dụng đất bằng cách đưa quyền sử dụng đất của mình vào giao dịch dân sự theo nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đất đai như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất….

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 1 thành phố thuộc tỉnh (thành phố Rạch Giá), 1 thị xã (thị xã Hà Tiên) và 13 huyện (trong có 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn; có tổng diện tích tự nhiên là 634.878 ha. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định trong thời gian dài đã giúp cho Kiên Giang ngày càng phát triển, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân. Bên cạnh đó, các đô thị trên địa bàn tỉnh từng bước được chỉnh trang theo hướng hiện đại, như đô thị Rạch Giá, đô thị Phú Quốc đã thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế - xã hội ở Phú Quốc nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Sự phát triển kinh tế đã góp phần làm cho thị trường quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh diễn ra rất sôi động, nhất là trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc. Việc thị trường quyền sử dụng đất Phú Quốc được nhiều người quan tâm là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, từ đó hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được kiểm soát chặt chẽ đã làm cho thị trường quyền sử dụng đất thiếu minh bạch, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Từ khi Nhà nước có sự quan tâm đầu tư mạnh vào huyện đảo Phú Quốc, thì các nhà đầu tư, đầu cơ với mục tiêu “đi trước đón đầu” để kiếm lời, dẫn đến hiện tượng “sốt đất ảo”, từ đó, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất đai tại Phú Quốc đang diễn biến phức tạp. Tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, nghiêm cấm lấn, chiếm đất rừng, khuyến cáo người dân về các giao dịch đất đai bất hợp pháp. Tuy nhiên, tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép, san gạt, lấn chiếm đất rừng dẫn đang diễn ra, các giao dịch về quyền sử dụng đất kể cả chính thức hoặc không chính thức ngày một tăng cao.

Việc này khiến Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai, các tổ chức công chứng tại Phú Quốc trở nên quá tải với số lượng giao dịch về quyền sử dụng đất tăng cao, năm 2017, với 7.690 hồ sơ giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích 634,14 ha. Trong khi đó, quí 1-2018, đã phát sinh 4.578 hồ sơ giao dịch (tăng hơn 200% so với cùng kỳ), với diện tích 361,39 ha (tăng gấp đôi). Người nhận chuyển nhượng phần lớn là người dân có hộ khẩu từ Hà Nội, TPHCM và một số thành phố lớn khác. Đây là những giao dịch chính thức qua hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai.

Bên cạnh đó, việc nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua hình thức ủy quyền; mua, bán đất trái quy định pháp luật còn diễn ra như đất rừng, đất chưa được cấp giấy chứng nhận, đất không rõ nguồn gốc,… thông qua giấy tay, tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm cho người mua, bất chấp nơi đó có phù hợp với quy hoạch hay không; giá đất phụ thuộc theo tình trạng pháp lý của mảnh đất: có ấp, xã xác nhận; có đo đạc sơ đồ vị trí; có ký giáp ranh hay chưa... kể cả một số hộ nhận giao khoán rừng âm thầm chuyển nhượng đất dưới hình thức giao sổ nhận khoán bất hợp pháp. Từ đó, làm cho thị trường quyền sử dụng đất khó kiểm soát.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt đất tại Phú Quốc, theo Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang, có 3 nguyên nhân chính.

Thứ nhất là thông tin giả. Với dự đoán về định hướng phát triển đảo Phú Quốc trong tương lai, không ít người đưa ra thông tin giả như điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp sang thương mại dịch vụ tại một khu vực nào đó, đẩy giá đất nông nghiệp lên cao hay là thông tin mua đất Phú Quốc bán lại được ngay với giá cao hơn, tạo ra cơn sốt khan hiếm đất đai. Từ đó, cò đất lợi dụng đẩy giá lên cao tại các khu vực này.

Thứ hai, công tác thông tin, tuyên truyền, công khai quy hoạch, công bố dự án có thu hồi đất đến người dân có lúc chưa đầy đủ, kịp thời, người dân “mua đất” thiếu thông tin chính thức, tiếp nhận nhiều thông tin giả.

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai, xây dựng chưa được thực hiện thường xuyên; các vi phạm về đất đai chưa được xử lý nghiêm, kịp thời.

Rủi ro từ các giao dịch đất tăng cao. Nhiều giao dịch chỉ là giấy viết tay, hoặc ở những khu vực vốn là đất rừng, đất nông nghiệp, sẽ để lại hệ lụy lâu dài, phát sinh tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai phức tạp hơn. Giá đất tăng cao không những làm chi phí đền bù tăng lên, mà tình trạng mua bán lòng vòng, không rõ ràng sẽ khiến công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, khiếu kiện phát sinh. Từ đó, việc triển khai các dự án đầu tư cũng gặp khó khăn, làm giảm sức hấp dẫn của Phú Quốc đối với các nhà đầu tư, tăng nguy cơ rủi ro.

Vì thế, theo ông Lộc, rất cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn đầu cơ, mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, phân lô trái pháp luật. Việc ngăn chặn hiện tượng giao dịch, mua bán đất đai trái quy định pháp luật, ngăn chặn đầu cơ đẩy giá đất là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc kiểm soát phải dựa trên cơ sở quy định pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh với 2 nhóm giải pháp chính.



Một số giải pháp ngăn chặn đầu cơ đất đai

Thứ nhất, công khai quy hoạch sử dụng đất (kể cả Quyết định 633, Quyết định 868 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chung Phú Quốc và quy hoạch các phân khu chức năng tỷ lệ 1/2.000). Tập trung công khai Quy hoạch đất phát triển nông nghiệp để người nhận chuyển nhượng nhận thấy không có cơ hội để chuyển sang đất phi nông nghiệp; công khai các khu vực đất sẽ bị thu hồi để giao cho các dự án đầu tư để không có cơ hội nhận chuyển nhượng. Từ đó, mọi người đều hiểu rõ đất nào có thể sinh lợi khi nhận chuyển nhượng và đất nào không thể.
Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật đất đai, nhất là tuyên truyền, thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Phú Quốc; thông tin về các rủi ro gặp, thiệt hại về tài sản khi mua bán đất đai trái pháp luật…

Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức không được môi giới, kinh doanh đất đai, cũng như chung nhóm lợi ích với giới đầu cơ đất đai. Đối với các xã, thị trấn là đơn vị quản lý trực tiếp về đất đai, phải quán triệt nghiêm chỉ đạo của tỉnh, những trường hợp nào vì lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho việc vi phạm về quản lý đất đai, sẽ xử lý nghiêm minh.

Thứ tư, chỉ đạo thanh tra về đất đai, xây dựng tập trung thanh tra chuyên ngành về hoạt động, phân phối, môi giới bất động sản tại Phú Quốc, các sàn giao dịch bất động sản. Nếu không đăng ký kinh doanh, không có chứng chỉ hành nghề phù hợp quy định phát luật phải kiên quyết xử lý theo luật định.

Thứ năm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về việc sử dụng đất không đúng mục đích bằng việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế khôi phục lại tình trạng ban đầu, đồng thời áp dụng việc thu hồi đất do vi phạm về sử dụng đất.

Một số giải pháp tạm thời để kiểm soát thị trường

Một là, cấm mọi giao dịch quyền sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, hướng đến mục đích ngăn ngừa tình trạng mua bán "nóng" và thổi giá đất nền, phân lô tách thửa tràn lan... dẫn đến sốt đất ảo. Tuy nhiên, các giao dịch về quyền sử dụng đất hợp pháp vẫn được thực hiện theo quy định pháp luật.

Hai là, kiểm soát chặt chẽ, việc đầu tư xây dựng phải có đầy đủ các thủ tục và giấy phép quy định; nghiêm cấm mọi hiện tượng phân lô, bán nền trái quy định phát luật. Đặc biệt là trên đất nông nghiệp và đất rừng….

Ba là, để cho huyện đảo Phú Quốc phát triển bền vững, đúng định hướng, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là tất yếu, cần thiết, vì vậy chính quyền tỉnh, huyện đang “ Tạm dừng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất”; “Tạm dừng chưa cho phép tách thửa”.

Với các giải pháp đồng bộ nêu trên, cùng với việc sớm phê duyệt quy hoạch điều chỉnh và công khai, ông Lộc hy vọng thị trường quyền sử dụng đất tại Phú Quốc sẽ được kiểm soát, bình ổn và minh bạch thời gian tới.


Ông Lê Quốc Anh, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang: "Công khai minh bạch các hồ sơ, thủ tục liên quan đến quy hoạch"

Ông Lê Quốc Anh, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang

Ông Lê Quốc Anh, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang cho biết quy hoạch xây dựng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1180 năm 2010 của UBND tỉnh Kiên Giang.

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch: Quy choạch chung đô thị có 15/15 huyện, thị, thành phố đã có đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị (QHCXD), quy hoạch chung xây dựng trung tâm thị trấn để quản lý, tỷ lệ phủ kín quy hoạch đạt 100%;

Đối với quy hoạch phân khu:

- Thành phố Rạch Giá có 11/11 phường đã có quy hoạch phân khu và 1 xã có QHCXD, tỷ lệ phủ kín quy hoạch đạt 100%;

- Thị xã Hà tiên có 4/4 phường đã có quy hoạch phân khu, có 3/3 xã có QHCXD, tỷ lệ phủ kín quy hoạch đạt 100%;



- Phú Quốc có 2/3 đô thị đã có quy hoạch phân khu (đô thị Dương Đông, đô thị An Thới ) và 01 đô thị khoa học Cửa Cạn đang tổ chức thi tuyển, tỷ lệ phủ kín quy hoạch đạt 75%;


- Các huyện còn lại tình hình triển khai quy hoạch phân khu chưa cao, tỷ lệ phủ kín quy hoạch đạt (20% - 30%).

Đối với quy hoạch chi tiết: Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết tại thành phố Rạch Giá (50%); Hà Tiên (40%); Phú Quốc (40%); các đô thị còn lại chưa cao (10% - 20%).
Đến năm 2020 có 19 đô thị, 2 đô  thị loại II:

Về phát triển đô thị, tỉnh Kiên Giang hiện có 14 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại II (Thành phố Rạch Giá (công nhận năm 2014) và huyện đảo Phú Quốc (năm 2014)); 01 đô thị loại III (Thị xã Hà Tiên (năm 2012)), 01 đô thị loại IV (Thị trấn Kiên Lương (năm 2012)) và 10 đô thị loại V (gồm: Hòn Đất, Sóc Sơn, Tân Hiệp, Minh Lương, Giồng Riềng, Gò Quao, Thứ Ba, Thứ Mười Một, Vĩnh Thuận, Hòn Tre. Riêng huyện U Minh Thượng và Giang Thành mới thành lập chưa được phân loại đô thị).
Tỷ lệ đô thị hóa hiện đạt 28, 49%:

Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu đến năm 2020 có 19 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại II (Rạch Giá và Phú Quốc), 1 đô thị loại III (Hà Tiên), 5 đô thị loại IV ( Kiên Lương, Minh Lương, Giồng Riềng, Tân Hiệp , Vĩnh Thuận) và 11 đô thị loại V (Hòn Đất, Sóc Sơn, Gò Quao, Thứ Ba, Thứ Mười Một, Hòn Tre, Thứ Bảy, U Minh Thượng, Đầm Chít, Tắc Cậu và Thổ Chu). Tỷ lệ đô thị hoá là 32,2%.

Đến năm 2025: Toàn tỉnh có 23 đô thị, trong đó 2 đô thị loại I (Rạch Giá và Phú Quốc), 1 đô thị loại II (Hà Tiên), 1 đô thị loại III (Kiên Lương) 5 đô thị loại IV (Minh Lương, Giồng Riềng, Tân Hiệp , Vĩnh Thuận, Thứ Bảy) và 14 đô thị loại V (Hòn Đất, Sóc Sơn, Gò Quao, Thứ Ba, Thứ Mười Một, Hòn Tre, U Minh Thượng, Đầm Chít, Tắc Cậu và Thổ Chu, Thuận Hưng, Xẻo Nhào, An Sơn và Lại Sơn). Tỷ lệ đô thị hoá là 41,5%.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 23,36 m2/người

Diện tích nhà ở năm 2017 tại Kiên Giang đạt bình quân khoảng 23,36m2/ người, tăng 31,51% so với năm 2010 (16m2/người). Trong đó khu vực đô thị đạt khoảng 26,52m2/người, tăng 34,01% so với năm 2010 (bình quân 17,5m2/ người); khu vực nông thôn đạt khoảng 20,19m2/người, tăng 28,18% so với năm 2010 (bình quân 14,5m2/người).

Tỷ lệ nhà kiên cố khu vực đô thị và nông thôn đạt tỷ lệ khoảng 40% - 45%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố xuống dưới 20%; xoá dần nhà tạm, đơn sơ, cơ bản không còn nhà tạm.

Phát triển hơn 100.000 căn nhà trong giai đoạn 2017-2020

Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu diện tích bình quân đầu người đến năm 2020 là 25 m2 sàn/người theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ xây dựng hơn 101.000 căn nhà trong giai đoạn 2017-2020 với diện tích sàn 9.640.000 m2.

Trong đó nhà ở xã hội chiếm 8.200 căn với diện tích 510.000 m2, nhà ở thương mại đạt 15.000 căn với diện tích 2.925.000 m2, nhà ở tái định cư đạt 2.000 căn với diện tích 64.000 m2....

Hiện thị trường bất động sản tại Kiên Giang phát triển mạnh tại bốn địa bàn: thành phố Rạch Gía, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương và huyện đảo Phú Quốc.
Thành phố Rạch Giá đã hình hình các khu đô thị mới khang trang. Các dự án nổi bật là khu đô thị Phú Cường, Khu đô thị Phú Gia, Khu dân cư an bình, bến xe tỉnh, Trung tâm thương mại Rạch sỏi, nhà ở xã hội 444 Ngô Quyền, nhà ở xã hội 460 Ngô Quyền, khu đô thị mới lấn biển Tây Bắc thành phố Rạch Giá…

Huyện đảo Phú Quốc có có vị trí chiến lược, thế mạnh đặc trưng về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên ưu đãi (Nằm trong vịnh Thái Lan nên hầu như không có bão, đường biển đẹp, các bãi tắm còn hoang sơ, có thể du lịch quanh năm); Là địa phương đã và đang sẳn sàng nhất về hạ tầng kỹ thuật (Cảng hàng không Quốc tế, cảng biển Quốc tế, đường vòng quanh đảo, đường trục chính Bắc Nam, cấp điện, cấp nước,… ), hạ tầng xã hội đang trong quá trình phát triển ổn định.

Các dự án trọng điểm đã đi vào hoạt động (Vinpearl Phú Quốc, Safari Phú Quốc, JM Marriott Phú Quốc, Cáp treo, Novotel Phú Quốc Emerald Bay Resort & spa…) và nhiều dự án đầu tư khác đang hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng (Casino Phú Quốc…).

Đến nay Phú Quốc đã có trên 10.000 phòng lưu trú, trong đó đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao là 3.539 phòng đáp ứng khoảng 20.000 khách du lịch mỗi ngày.

Thị xã Hà Tiên và huyện Kiên Lương có các dự án Khu đô thị Du lịch biển Hà Tiên; Khu đô thị lấn biển Hà Tiên (C&T); Khu du lịch sinh thái phường Đông Hồ; Khu đô thị lấn biển Nam Hà Tiên ..;  Khu Cảng Hòn Chông; Trung tâm Thương mại Ba Hòn; Trung tâm Thị trấn Kiên Lương; Khu du lịch núi MoSo; …

Thị trường bất động sản còn tồn tại nhiều hạn chế

Theo ông Quốc Anh, khung pháp lý của thị trường bất động sản mặc còn nhiều bất cập như: chính sách huy động nguồn tài chính dài hạn để phát triển thị trường bất động sản, chính sách về thuế giao dịch, thuế tài sản, .. trình tự, thủ tục triển khai thực hiện các dự án bất động sản còn nhiều phức tạp, kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ, tâm lý của nhà đầu tư.

Vấn đề quản lý đất đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị, đầu tư xây dựng công trình… còn bị phân tán, thiếu sự quản lý của một cơ quan thống nhất dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo, trùng lập trong công tác quản lý thị trường bất động sản.

Đặc biệt, giá bất động sản nhìn chung còn quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân cũng như mức phát triển của nền kinh tế và giá trị thực của bất động sản; từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và làm cho việc tạo lập nhà ở của người thu nhập thấp càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Tình trạng đầu cơ, chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật như việc một số cá nhân, tổ chức tự thực hiện phân lô bán nền; xây dựng nhà ở, công trình không đúng mục đích sử dụng đất còn diễn ra phổ biến và phức tạp ở những địa phương có biểu hiện sốt đất
Trong khi đó, cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều tồn tại bất cập dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài xảy ra ở một số địa phương.

Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông, làm giảm sức hút và quy mô của thị trường bất động sản. Công tác quản lý quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng đến cảnh quan và phá vỡ kiến trúc đô thị.

Giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản


Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và khung pháp lý để quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Đồng thời hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển đô thị cho từng địa phương làm cơ sở triển khai các dự án liên quan đến dự án bất động sản.

"Sớm hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; công khai minh bạch các hồ sơ, thủ tục liên quan đến loại hình quy hoạch nêu trên để mọi tổ chức cá nhân được biết", ông Quốc Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hành nghề kinh doanh bất động sản tại các sàn giao dịch và trung tâm môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu sửa đổi cơ chế phù hợp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Tiến hành rà soát nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến chính sách đất đai và thị trượng bất động sản.

Tỉnh cũng cần quan tâm chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và người lao động; quan tâm phát triển nhà ở khu vực nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Từng bước nghiên cứu, triển khai áp dụng mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh…, nâng cao chất lượng đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, xanh sạch đẹp.

Đối với sản phẩm condotel đang phát triển tràn lan, chưa có quy định quản lý cụ thể, cần sớm xây dựng khung pháp lý đối với sản phẩm này. Đồng thời, có các quy định chính sách cụ thể nhằm khai thác nguồn lực đầu tư và đảm bảo phát triển lành mạnh đa dạng hoá sản phẩm bất động sản.

Ông Trần Đạo Đức, Phó tổng giám đốc CEO Group: "Bất động sản du lịch là yếu tố then chốt thúc đẩy du lịch Phú Quốc"

Ông Trần Đạo Đức, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CEO đang trao đổi tại tòa đàm.

Ông Trần Đạo Đức, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CEO (chủ đầu tư Novotel Phu Quoc Resort) phát biểu về tiềm năng phát triển thị trường bất động sản Kiên Giang, cơ hội đầu tư, kinh doanh và các ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực kinh tế khác.

Theo ông Đức, Phú Quốc có đầy đủ tiềm năng để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Cụ thể, điều kiện hạ tầng đã sẵn sàng: có cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế An Thới, tuyến cáp điện ngầm xuyên biển, trục giao thông Bắc - Nam đảo và tuyến đường biển đã hoàn thiện. Theo Sở Du lịch Kiên Giang, tổng lượt khách đến Phú Quốc năm 2017 đã tăng gấp 9,4 lần so với năm 2012; riêng khách quốc tế cao hơn gấp 3,4 lần.

Phú Quốc cũng là điểm du lịch có lượng phòng lưu trú cao cấp lớn nhất Việt Nam, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 10.000 phòng lưu trú cao cấp, phục vụ từ 2-2,4 triệu khách du lịch hàng năm. Điều kiện tự nhiên của Phú Quốc cũng vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch như không khí trong lành, khí hậu ôn hòa, chưa từn bị cơn bão nào trong những năm vừa qua. Phú Quốc hiện có vị trí trung tâm Đông Nam Á, trong vòng 2 giờ bay có thể tiếp cận với thủ đô của các nước Đông Nam Á.

Với những điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển du lịch, ông Đức cho rằng bất động sản du lịch là yếu tố then chốt thúc đẩy du lịch của Phú Quốc. "Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là hạt nhân của 'hệ sinh thái' dịch vụ giải trí, giao thương quốc tế", ông Đức phát biểu.

Tập đoàn C.E.O xem Phú Quốc là trọng điểm phát triển với hầu hết các dự án lớn của tập đoàn đều nằm ở đây. Tập đoàn đã đầu tư gần 10.000 tỉ vào Phú Quốc và sắp tới sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào đây. C.E.O đang liên kết với các hãng lữ hành quốc tế để đưa khách du lịch từ Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Ý, Hà Quốc, Trung Quốc, Nga, và sắp tới sẽ kết nối thêm các chuyến bay thuê bay từ Đài Loan, Nhật Bản, Úc và New Zealand.

Nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư vào Phú Quốc và ông Đức tin rằng sẽ góp sức vào sự thành công của Phú Quốc. Vì các nhà đầu tư thường sẽ có những quy hoạch tổng thể, kết nối với các tổ chức quốc tế thiết kế tổng thể, bài bản; các sản phẩm đưa ra là sản phẩm chất lượng cao và cung cấp các sản phẩm đa dạng cho thị trường; kết nối với các nhà đầu tư khác và các đơn vị quản lý chuyên nghiệp, tạo ra sân chơi với tiêu chuẩn quốc tế; cung cấp việc làm cho người dân địa phương. Hiện nay Phú Quốc có 5.000 phòng khách sạn sẽ giúp tạo ra hàng vạn việc làm cho người dân địa phương, ông Đức nói.

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: "Áp thuế cao cho chuyển nhượng bất động sản trong thời gian ngắn"

Ông Đặng Hùng Võ còn cho rằng cán bộ xã mà đi "lướt sóng thì làm sao dân không lướt theo". Do vậy nên có các quy định chế tài các trường hợp cán bộ địa phương tham gia đầu cơ đất đai.

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng yếu tố "đặc khu" không ảnh hưởng tới sự đầu tư chính quy của thị trường bất động sản, chỉ có đầu tư lướt sóng mới bị ảnh hưởng. Sự phát triển bất động sản tại 3 vị trí dự kiến làm đặc khu phụ thuộc vào chính ví trị địa kinh tế thuận lợi tại các địa điểm đó.

Do đó cơ hội phát triển cho Phú Quốc nhờ vị trí địa kinh tế rất cao. Hiện địa phương lấy du lịch làm trọng tâm phát triển thị trường bất động sản tại Phú Quốc là đúng đắn, tuy nhiên, nên biến Phú Quốc thành nơi phát triển du lịch môi trường.

"Nơi đây chỉ đi xe điện, phát triển điện gió, điện mặt trời, xây dựng môi trường sinh thái thuần khiết, tạo phong cách kiến trúc riêng... Nếu Phú Quốc làm được như vậy thì sẽ có tính hấp dẫn cao hơn rất nhiều, chưa nơi nào làm được", ông Võ nói.

Kiên Giang có bờ biển nằm ở Vịnh Thái Lan, thay vì Biển Đông như các tỉnh thành khác. Đây là điều quý giá và khác biệt của môi trường biển tại đây. Đoạn biển từ Rạch Giá tới Hà Tiên đổ ra Phú Quốc là vị trí chiến lược để phát triển bất động sản du lịch.
"Kiên Giang phải bắt đầu phát triển bất động sản từ du lịch. Điều này vừa đảm bảo tính riêng biệt và hấp dẫn cho tỉnh này", ông Võ nói.

Để phát triển tại Phú Quốc, đầu tiên, tỉnh Kiên Giang cần kêu gọi đầu tư hạ tầng từ các tập đoàn lớn, sau đó sẽ lôi kéo được các nhà đầu tư dịch vụ, sản xuất khác.



Chặn cơn sốt đất

Chuyện sốt đất là bình thường khi hạ tầng phát triển, tuy nhiên, nếu sốt ảo lại là điều đáng lo. Cơn sốt đất tại Phú Quốc chắc chắn có yếu tố ảo. Trong đó cán bộ quản lý tham gia vào đầu tư lướt sóng, người dân bị kéo theo, cũng là yếu tốt khiến giá đất sốt ảo.

"Cần công khai thông tin quy hoạch lên một trang điện tử. Việc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch, quyết định dự án... sẽ giúp ngăn chặn sốt ảo", ông Võ đề xuất.
Ngoài ra, tại thời điểm sốt ảo, có thể áp dụng mức thuế cao đối với giao dịch chuyển nhượng bất động sản trong thời gian ngắn. Tuy nhiên một mình tỉnh Kiên Giang không thể áp dụng sắc thuế này mà cần có quy định chung trên cả nước.

Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của người dân về "lướt sóng", cũng như về pháp lý bất động sản.


Ông Đỗ Viết Chiến - nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng,Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: "Thành lập Ban quản lý dự án khu vực phát triển đô thị"

Ông Đỗ Viết Chiến - nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng,Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Các khó khăn thách thức hiện nay là đầu vào, tức thông tin về thị trường bất động sản, rất mù mịt. Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch chưa thật tốt. Quy hoạch vùng và quy hoạch chung khá đầy đủ nhưng quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết lại thiếu. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh chưa tới 29%, thấp so với mức trung bình 35% của cả nước.

Việc gia tăng dân số cơ học nhanh chóng trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khung mang tính chất liên vùng còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các công trình đầu mối xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ rừng sinh thái, môi trường biển chưa được đầu tư kết nối.

Quỹ đất dành cho phát triển đô thị - du lịch nghỉ dưỡng – cùng với giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển đô thị tăng trưởng xanh thông minh cũng như cơ chế chính sách thu hút đầu tư, nguồn lực thực hiện và trình độ cán bộ quản lý phát triển đô thị đang là những khó khăn, thách thức lớn mà Kiên Giang phải đối mặt trong thời gian tới.

Đề xuất và giải pháp

1. Cần sớm xây dựng chương trình phát triển đô thị: nhằm xác định lộ trình từng bước thực hiện quy hoạch vùng tỉnh Kiên Giang trong đó xác định chương trình ưu tiên và nguồn lực thực hiện cho từng kế hoạch: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2. Sau quy hoạch chung: Việc tổ chức thực hiện quy hoạch phải theo nguyên tắc: Phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và có kế hoạch.  Xác định muc tiêu và lộ trình dài hạn, đầu tư vào 4 địa phương trọng điểm của tỉnh (Rạch Giá, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc).

Cần xác định các khu vực phát triển đô thị cho giai đoạn 5 năm và hằng năm nhằm phát triển đô thị có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải, tiết kiệm nguồn lực đất đai. Từ đó để lập quy hoạch phân khu làm cơ sở hình thành các dự án đầu tư phát triển đô thị theo quy định. Trên cơ sở đó lập kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị. 
Trong đó: lập danh mục các dự án đầu tư phát triển đô thị theo 3 hướng sau:

- Nhóm dự án có khả năng thu hồi vốn và sinh lời: Cần công khai trên các phương tiện thông tin để thu hút đầu tư và tiến hành đấu thầu chọn Chủ đầu tư hoặc đấu giá quyền sử dụng đất.

- Nhóm dự án không có khả năng thu hồi vốn và sinh lời: Cần có sự đầu tư của Nhà nước. Nhóm này cần làm rõ để xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn theo luật đầu tư công.

- Nhóm dự án: Nhà nước và dân cùng làm: áp dụng cho các khu vực dân cư, làng xóm đô thị hóa, làng nghề. Nhà nước hỗ trợ quy hoạch chi tiết – Hạ tầng kỹ thuật khung, và các công trình xử lý người dân bỏ vốn xây dựng cải tạo nhà ở của mình theo quy hoạch. Đây là kênh thông tin đầu vào quan trọng của thị trường bất động sản của Kiên Giang để các nhà Đầu tư, người dân lựa chọn

- Đối với nhóm dự án sinh lời: Nhà nước cần áp dụng thí điểm mô hình đầu tư dự án theo quy hoạch hoặc theo mô hình PPP – để giải phóng mặt bằng – đầu tư hạ tầng kỹ thuật (đất đã có hạ tầng kỹ thuật) cần đấu giá quyền sử dụng đất nhằm thu lợi nhuận tối đa về giá trị kinh tế đất để có nguồn lực tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các dự án đô thị và nhà ở khác trên đảo.

3. Các sản phẩm bất động sản mới như officetel, hometel, condotel đã phát triển ồ ạt tại nhiều địa phương, kể cả tại Phú Quốc và đang được giao dịch tràn lan. Cần xây dựng khung pháp lý và quy định cụ thể cho sự phát triển của loại hình này.

3. Đầu tư hệ thống hạ tầng khung, kết nối dự án với các khu vực khác, đảm bảo đồng bộ hạ tầng xã hội – hạ tầng kỹ thuật.

4. Thành lập Ban quản lý dự án khu vực phát triển đô thị (theo Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 11/NĐ-CP/2013) nhằm:



- Hình thành một đầu mối kiểm soát phát triển theo quy hoạch và có kế hoạch.
- Kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các dự án bằng vốn Nhà nước.
- Thực hiện chế độ tiền kiểm thay cho hậu kiểm.
- Thực hiện dịch vụ công một cửa cho các dự án nằm trong khu vực phát triển đô thị đã xác định


5. Khai thác triệt để lợi thế đô thị Phú Quốc là khu hành chính - kinh tế   đặc biệt của quốc gia về cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư. Nguồn vốn nhà nước ưu tiên cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khung và các công trình đầu mối trọng điểm về xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ môi trường ... nhằm nâng cao chất lượng sống và tạo môi trường cạnh tranh phát triển.

6. Kiểm soát phát triển đô thị từ khâu quy hoạch lồng ghép các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Trước mắt, hình thành bản đồ ngập lụt nước biển dâng để công khai cho người dân, doanh nghiệp và các nhà quản lý biết các khu vực cấm và hạn chế xây dựng.

7. Phát triển đô thị theo mô hình tăng trưởng xanh, sinh thái, thông minh nhằm kiểm soát nguồn chất thải vào môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, tái sử dụng nguồn chất thải, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường. Từng bước tạo ra thị trường bất động sản công khai, minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.

8. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý về quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị để đáp ứng với yêu cầu mới ngày một cao hơn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Tiến sĩ Bùi Quang Tín - CEO Trường Doanh nhân BizLight: "Bất động sản sẽ còn được hỗ trợ bằng nguồn vốn đến từ nhà đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán"

Tiến sĩ Bùi Quang Tín - CEO Trường Doanh nhân BizLight.

Quy mô thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay vào khoảng 25 tỉ đô la Mỹ, trong khi tổng dư nợ đã lên đến gần 20 tỉ đô la Mỹ (tương đương hơn 450.000 tỉ đồng, tính đến cuối năm 2017); chiếm hơn 6,5% tổng dư nợ của nền kinh tế và chiếm khoảng 15,5% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng và 80% nguồn vốn chảy vào bất động sản. Trong khi ở các nước khác, tỷ lệ này vào khoảng 35%. Điều này cho thấy cơ cấu vốn đầu tư vào thị trường bất động sản còn bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi Nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế dòng tiền chảy vào bất động sản như hiện nay.
Chính sách quản lý vốn từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và ngân hàng thương mại đang tạo nhiều rào cản và khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân mua bán, xây dựng bất động sản tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ và thuận lợi như trước.

Từ phía NHNN:

NHNN yêu cầu các ngân hàng hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng; yêu cầu phải thường xuyên giám sát, đánh giá, theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản đảm bảo để có biện pháp xử lý thích hợp; nâng cao hiệu quả xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng của các ngân hàng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

NHNN lưu ý các ngân hàng về việc phân bổ nguồn vốn để đảm bảo dòng vốn tập trung vào sản xuất với năm lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên như chỉ tiêu đề ra. Theo Thông tư 19/2017/NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% vào 1/1/2019, NHNN vẫn xếp hệ số rủi ro cho vay kinh doanh bất động sản ở mức 200%, điều này sẽ khiến van tín dụng vào bất động sản sẽ hẹp hơn.

Thông tư 41/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020: quy định mới về tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR), trong đó phần tổng tài sản có rủi ro được quy định chặt chẽ và khắt khe hơn theo Basel 2, tức là bổ sung thêm rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Luật các TCTD 2010 sửa đổi, bổ sung (đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018): quy định chặt chẽ hơn về quản trị rủi ro và quản trị hoạt động cho vay.

Từ phía ngân hàng thương mại:

Trước áp lực về nợ xấu, các ngân hàng cũng không dám đẩy mạnh cho chủ đầu tư bất động sản vay.



Tuân thủ các quy định của NHNN. các ngân hàng đang dần chuyển nguồn thu từ tín dụng qua dịch vụ.


Ngoài ra, áp lực về lãi suất đầu vào, chi phí quản lý, chi phí nhân viên khiến ngân hàng khó giảm lãi suất cho vay rộng rãi cho nhiều đối tượng, đặc biệt đối với khách hàng có nhiều rủi ro khi vay vốn ngân hàng, cụ thể là đầu tư bất động sản.

Xu hướng dòng vốn vào bất động sản: Tiếp tục

Ông Tín cho rằng xu hướng sắp tới theo ông NHNN vẫn sẽ tiếp tục cơ cấu để nguồn vốn chạy vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhưng cũng vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các dự án bất động sản có giá phù hợp đáp ứng đúng nhu cầu ở thực của người dân. NHNN vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch và tăng trưởng ổn định để giúp hệ thống ngân hàng có điều kiện giải quyết các món nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản, tạo điều kiện giảm lãi cho vay với các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh hiệu quả.

Không chỉ vậy, ông Tín cho rằng bất động sản sẽ còn được hỗ trợ bằng nguồn vốn đến từ nhà đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán. Hiện nay, trong các lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thì bất động sản vẫn đang đứng thứ hai. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán VN-Index sau khi giảm đã quay lại ngưỡng gần 1.050, dự báo sắp tới vẫn tiếp tục tăng trưởng căn cứ từ tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay.  Khi thị trường chứng khoán phát triển tốt, doanh nghiệp bất động sản sẽ tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, trung dài hạn phù hợp dòng tiền và hoạt động kinh doanh doanh nghiệp và khả năng tài chính của người dân.

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường: "Nên để người dân tham gia vào việc phát triển, kinh doanh tại khu vực được giải tỏa"

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Ông Chính cho rằng thị trường bất động sản tỉnh Kiên Giang đã nóng bất thường trong thời gian qua. Nguyên nhân chính do quy hoạch, quy định tách thửa, chuyển nhượng chưa bền vững.

"Việc sử dụng công cụ về quy hoạch tại tỉnh này chưa tốt, trong khi đó thông tin quy hoạch chưa công khai, minh bạch dẫn đến phân lô, bán nền tràn lan", ông Chính nói.
Ngoài ra, các cán bộ phường, xã không nắm đươc hiện trạng sử dụng đất tại nhiều địa phương, kể cả trên hồ sơ và thực tế.

Theo ông Chính, Phú Quốc cần có bộ dữ liệu số về đất đai. Từ nguồn dữ liệu số này, chính quyền có thể cập nhật các thông tin về giá đất, chuyển nhượng cũng như giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

"Chỉ những giao dịch nào thực hiện chuyển tiền qua các tổ chức tín dụng mới cho phép làm thủ tục chuyển nhượng. Nếu mạnh dạn áp dụng biện pháp này, tỉnh sẽ ngăn chặn được việc chuyển đổi quyền sử dụng đất, phân lô bán nền trái phép ", ông Chính đề xuất.

Đặc biệt, chính quyền nên hạn chế việc thu hồi trắng đất của người dân, thay vào đó, nên để người dân tham gia vào việc phát triển, kinh doanh tại khu vực được giải tỏa.

Ông Trần Minh Hùng, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho rằng thị trường bất động sản phát triển đòi hỏi nhiều yếu tố như thị trường tài chính, đầu tư, hệ thống luật pháp, nhận thức của người dân... Nhưng trong đó có yếu tố quan trọng là dòng chảy thông tin. Một khi dòng chảy thông tin minh bạch, công khai chừng đó thị trường có cơ hội phát triển lành mạnh.


Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn đồng hành cùng sự phát triển các tỉnh ĐBSCL thông qua phối hợp các địa phương như với Cần Thơ là tọa đàm về khởi nghiệp, Đồng Tháp là phát triển kinh tế nông nghiệp và hôm nay là Kiên Giang với thị trường bất động sản.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng: "Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản"

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng.

Ông Khởi đưa ra đánh giá chung về thị trường bất động sản trong 5 tháng đầu năm 2018 so với 2017 có một số nhận định:

- Số lượng giao dịch bất động sản ở các đô thị  đang tăng mạnh. Ví dụ: Hà Nội năm 2017 có 5.000 giao dịch thành công chỉ trong 5 tháng đầu năm đã có 7.000 giao dịch thành công; TPHCM năm 2017 có 16.000 giao dịch thành công chỉ trong 5 tháng đầu năm đã có 8.000 giao dịch thành công.

- Về phân khúc sản phẩm: hiện giá căn hộ có giá trung bình, hiện tượng đất nền và nhà liền kề tăng ở nhiều địa phương.

- Về nguồn cung: nhiều khu bất động sản nghỉ dưỡng du lịch, căn hộ, đất nền từ khu dân cư đều tăng.

- Khu vực phát triển bất động sản: dồn vào các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế hoặc khu vực Nhà nước có dự định phát triển kinh tế.

Những tồn tại hiện nay của thị trường bất động sản:

- Nguồn cung: sản phẩm cần vẫn thiếu, đó là là phân khúc nhà ở có giá hợp lý; tăng quá nhiều về bất động sản nghỉ dưỡng (có hiện tượng lượng sản phẩm đầu cơ trong những năm trước bắt đầu được đưa ra bán khiến tổng số lượng sản phẩm tăng trong khi số dự án mới lại giảm).

- Giá bất động sản không ổn định.

Một số giải pháp ông Khởi đưa ra:

- Cần thực hiện phủ kín quy hoạch của tỉnh đặc biệt ở Rạch Giá và Phú Quốc, nhất là quy hoạch chi tiết. Ông Khởi cho rằng nếu chưa đủ lực có thể tập trung trước cho 2 đô thị này.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản, chỉ cần làm trước ở 3 đô thị lớn là Rạch Giá, Phú Quốc, Kiên Lương. Chúng ta yêu cầu phải minh bạch nhưng không có đủ thông tin thì làm sao minh bạch?, ông Khởi nói. Nhà nước đã có Nghị định 117, do vậy hoạt động này có cơ sở pháp lý rõ ràng để các địa phương thực hiện và cần bắt tay thực hiện ngay. Vấn đề cần xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm cung cấp thông tin một cách chính thống: sở tài nguyên - môi trường, xây dựng, ngân hàng, hay thuế, đây là điều cần làm rõ.

- Thanh tra kiểm tra các hoạt động kinh doanh: hiện Kiên Giang có 6 sàn giao dịch (Rạch Giá có 4, Phú Quốc có 2) nhưng ta đã thanh tra chưa, cần quản lý chặt chẽ hoạt động này đặc biệt là giao dịch đất đai.

- Bố trí nâng cao năng lực cán bộ ở một số nơi về quản lý đất đai, tăng tính chịu trách nhiệm. Sốt đất chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất Phú Quốc, ở khu vực nào, chúng ta không ai có thông tin cụ thể. Khi có những tình huống này cấp tỉnh, cấp huyện cần nhanh chóng xử lý.

Ông Phạm Vũ Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu cảm ơn kết thúc tọa đàm lúc 5 giờ 20 chiều ngày 15-6-2018.

Mời xem thêm: