Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Mục tiêu lớn nhất là nâng cấp thành trường xuất sắc, được thế giới công nhận

9/11/2018 - 23:04

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đang thực hiện dự án ODA bằng nguồn vốn vay trị giá 105,9 triệu USD của Nhật Bản song song với việc tự chủ đại học. Dự án này đang được làm tới đâu? - Giáo sư Tiến sĩ (GS.TS) TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT, trao đổi với chúng tôi xoay quanh câu chuyện này.


GS.TS Hà Thanh Toàn


Sinh viên mới tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ - ẢNH: H.KIM

* Thưa Giáo sư, điều kiện và yêu cầu của dự án ODA này là gì?


- Mục tiêu lớn nhất của Dự án là nâng cấp Trường ĐHCT thành trường xuất sắc, được thế giới công nhận. Để làm được điều đó thì phải đạt được 4 tiêu chí quan trọng: Thứ nhất, có đội ngũ giảng dạy đạt chuẩn thế giới; thứ hai, có điều kiện học tập, thực hành đạt chuẩn thế giới; thứ ba, có nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề của địa phương đạt chuẩn thế giới và khu vực được công bố trên các tạp chí khoa học thế giới; thứ tư là phải có tỷ lệ sinh viên quốc tế nhất định.

* Kh năng nhà trường đáp ng các mc tiêu ra sao, thưa Giáo sư?

- Để làm được 4 mục tiêu đó, Dự án có 4 hợp phần. Hợp phần thứ nhất là đầu tư đào tạo nguồn lực con người thông qua hiệp hội các trường đại học do Nhật Bản hỗ trợ, trong đó có 9 trường ĐH trên thế giới. Trong hợp phần này, có đào tạo 63 tiến sĩ tại các trường được chọn lọc tại Nhật Bản. 63 tiến sĩ này làm việc trong 3 lĩnh vực ưu tiên mà nhà trường đầu tư là nông nghiệp, thủy sản và môi trường để xây dựng chương trình đào tạo thu hút sinh viên quốc tế và chương trình đó cũng là đặc thù của ĐBSCL.

Hợp phần thứ hai là xây dựng cơ sở hạ tầng. Sẽ có 2 gói thầu xây dựng 3 tòa nhà trị giá trên 700 tỉ đồng, gồm có các phòng thí nghiệm ưu tiên trong lĩnh vực thủy sản, môi trường, công nghệ sinh học, kỹ thuật công nghệ.

Hợp phần thứ 3 là xây dựng tòa nhà kỹ thuật công nghệ cao, trong đó đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại cho đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.

Hợp phần thứ tư thuộc về quản trị đại học và nghiên cứu khoa học. Trong hợp phần này, sẽ đào tạo thạc sĩ quản trị đại học, quản trị chất lượng, đánh giá chất lượng và làm 36 đề tài nghiên cứu giải quyết những vấn đề của ĐBSCL với sự kết nối giữa giảng viên của Trường ĐHCT và giảng viên của các trường đại học Nhật Bản. Kết quả được xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế.

* Thời gian thực hiện dự án là 2016-2021. Giáo sư có thể cho biết, đến nay, dự án đã được thực hiện đến đâu?

- Trường ĐHCT đã ký khởi động Dự án từ tháng 10-2016. Với hợp phần đầu tiên, đã gởi đi đào tạo 25 tiến sĩ, số còn lại năm nay và sang năm đi tiếp. Hợp phần này đang triển khai tốt và dùng ngân sách đối ứng của quốc gia.

Hợp phần thứ 2 đang chậm tiến độ do phải tách ra từ những dự án xây dựng đã có được quản lý theo quy định của Việt Nam với dự án ODA nên phải làm lại từ đầu. Quyết định về dự án này đã 7 tháng nay mà chưa ngã ngũ giữa Bộ Xây dựng và Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tư vấn Nhật Bản đã hoàn chỉnh thiết kế chi tiết tòa nhà, JICA đã phê duyệt và gởi lên hai Bộ từ 7 tháng rồi. Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn; phải chờ đợi hai Bộ này phối hợp ra quyết định phê duyệt.   

Hợp phần thứ 3, gói thiết bị trị giá 148 tỉ đồng đã đấu thầu và đang chuẩn bị xây dựng, đúng tiến độ.

Với hợp phần đào tạo quản trị đại học thì đã gởi đi huấn luyện ngắn hạn cho trên 20 người, 4 người sẽ đi tiếp; 36 đề tài nghiên cứu thì trên 10 đề tài đã được triển khai, sang năm triển khai tiếp.

Như vậy chỉ có hợp phần xây dựng cơ bản phải làm lại từ đầu và trường đã làm hết sức mình. Chúng tôi chỉ mong có tiếng nói của Chính phủ về cơ sở pháp lý để giúp Trường ĐHCT.

* Các tnh, thành vùng ĐBSCL đón nhn d án này như thế nào, thưa Giáo ?

- Cho tới giờ thì dự án do chính Trường ĐHCT chủ động. Các tỉnh thành ĐBSCL ủng hộ rất nhiệt tình đối với các đề tài nghiên cứu triển khai tại tỉnh mình; đã giúp các giảng viên của trường và chuyên gia quốc tế đến làm việc tại địa phương. Vấn đề quan trọng hơn là về đào tạo, các tỉnh xác định sẵn sàng ủng hộ nguồn sinh viên, nguồn cán bộ tham gia dự án.

* Quá trình thực hiện dự án này liên quan ra sao tới việc Trường ĐHCT quản trị  theo mô hình công ty mà Giáo sư từng nói với báo giới?

- Tới nay, ngân sách Trường ĐHCT được sử dụng chủ yếu từ học phí, 15% từ các đề tài hợp tác quốc tế và địa phương, 10% từ ngân sách nhà nước. Nếu Trường ĐHCT thực hiện tự chủ, không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nữa và nếu chúng tôi đủ điều kiện để quyết định học phí phù hợp với thu nhập của ĐBSCL thì mọi hoạt động của Trường ĐHCT đều công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước nhưng vận hành của nhà trường như một công ty. Trường có báo cáo thường niên, công khai các nguồn đầu tư và hiệu quả thực hiện; có bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp, bao nhiêu thầy cô giáo được đào tạo tiến sĩ, bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học được xuất bản trên thế giới và những kết quả đó được đánh giá ra sao, vị trí, thương hiệu, chất lượng của Trường ĐHCT ra sao.

Trường vừa thành lập Hội đồng Trường ĐHCT gồm 25 thành viên với sự tham gia của lãnh đạo một số tỉnh ĐBSCL, của doanh nghiệp và cựu sinh viên, giảng viên. Hội đồng sẽ giúp nhà trường hoạch định tất cả chiến lược xây dựng và phát triển Trường ĐHCT như là một hội đồng quản trị của một doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là phải đào tạo ra lớp sinh viên chất lượng cho hội nhập và có công ăn việc làm. Hiện nay đã có trên 90% trong số khoảng 10.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm trong 2 khóa liền, sau 6 tháng đã có việc làm.

Chúng tôi tin tưởng sau khi thực hiện đầy đủ được 4 tiêu chí của dự án ODA này, nhất là về chất lượng, thì sẽ đạt được mục tiêu xây dựng Trường ĐHCT xuất sắc, nằm trong top 200 trường hàng đầu của châu Á – Thái Bình Dương.  
       
* Vy Giáo sư đề xut gì thêm?
    
- Quá trình tự chủ này khó nhất là vấn đề cơ chế tự chủ. Tự chủ về tự do học thuật, tự do nghiên cứu khoa học, tự do về tài chánh của nhà trường. Trường ĐHCT mong muốn đạt được một cơ chế thoáng nhất hiện nay là cơ chế của hai trường ĐH Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cho phép giám đốc nhà trường quyết định.

* Xin cảm ơn Giáo sư!


HUỲNH KIM (thực hiện)

* Đã đăng Báo Cần Thơ 9-11-2018:

Legal conformity and persistence key to exporting goods to U.S.

By Huynh Kim
Tuesday,  Nov 6, 2018,14:17 (GMT+7)


A view of the roundtable discussion – PHOTO: HUYNH KIM


CAN THO – Two entrepreneurs doing business in the United States have advised Mekong Delta firms to work in line with the law and to be persistent in their efforts if they wish to export their products to the world’s largest economy.

The Can Tho Promotion Agency held a roundtable discussion yesterday, which put forward ways to boost exports of agricultural products in Can Tho City and the Mekong Delta as a whole to the United States. The event gathered some 100 firms based in the Mekong Delta.

Having lived in the United States for 38 years, Simon Ky Tran, director of Bfarmusa Company, is an experienced consultant for Vietnamese firms, helping them export their agricultural products to the United States successfully. This includes rice in Can Tho City and sugar of Thanh Thanh Cong Group in Tay Ninh Province.

He noted that it took two years for Thanh Thanh Cong to be able to ship its sugar products to the United States. However, the group was still persistent in following the relevant procedures in line with the prevailing regulations of the two countries, especially the American legal system.

Vietnamese firms should guarantee the quality of their agricultural products and secure payment methods, according to the director.

He further explained that their products should be completely natural, without any chemicals. They should have clear seedling origins and use clean fertilizer; clean farming methods; and clean harvesting, processing, preservation and export processes.

With organic products, the United States has more stringent regulations, such as regular checks at their farms, he added.

He stressed that local firms should not offer sales on credit for the sake of their transaction safety. Only if they receive credit guarantees from banks should they ship their products to their U.S. partners.

Nguyen Vu Minh Tam, director of GOL Co., Ltd – a company specializing in helping firms obtain U.S. Food and Drug Administration (FDA) certificates – advised local firms to speed up their ecommerce initiatives in the advent of the Fourth Industrial Revolution.

Tam explained that this kind of business would help firms reduce their costs, increase their profitability, shorten their transaction time and reach the maximum number of potential customers in the United States.

She noted that agricultural producers should pay more attention to the market needs and legal framework of the United States. In addition to the FDA’s mandatory criteria, there are other import licenses required by the U.S. Department of Agriculture and other requirements in line with the laws of each U.S. state or those set by buyers.

She also advised local firms to create their own brands to add more value to their products. Thanks to their brands, some Vietnamese firms such as Trung Nguyen Group and CJ Cau Tre Foods JSC have gained a firm foothold in the United States and have even expanded their market there.

She noted that the value of Vietnamese products to the United States had reached roughly US$41.6 billion last year, making up some 20% of the country’s export revenue.


* Đã đăng Saigon Times Daily 6-11-2018:

Xuất khẩu sang Mỹ: Làm kỹ và kiên trì sẽ thành công

Huỳnh Kim
Thứ Hai,  5/11/2018, 19:02

(TBKTSG Online) - Tại buổi tọa đàm "Thúc đẩy xuất khẩu nông sản của thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL sang thị trường Mỹ” vào chiều nay 5-11 tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ (Can Tho Promotion Agency - CPA), hai chủ doanh nghiệp đang làm ăn với Mỹ đã đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp: hãy làm thật kỹ lưỡng theo luật và kiên trì sẽ thành công.

Cận cảnh thương mại Việt - Mỹ 2018
Tọa đàm về xuất khẩu hàng nông sản ĐBSCL sang Mỹ tại Cần Thơ chiều ngày 5-11-2018. Ảnh: Huỳnh Kim

Ông Simon Ký Trần, Giám đốc Công ty Bfarmusa, một nhà môi giới nhập khẩu hàng nông sản sang Mỹ, sống ở Mỹ 38 năm nay, đã tư vấn xuất khẩu thành công cho nhiều doanh nghiệp trong đó có sản phẩm gạo ở Cần Thơ, đường của Tập đoàn Thành Thành Công (Tây Ninh) sang Mỹ. Riêng với sản phẩm đường khuôn của Thành Thành Công, ông Simon Ký Trần cho biết phải mất hai năm mới xong nhưng công ty vẫn kiên trì làm đúng mọi thủ tục theo luật của hai nước, nhất là với hệ thống luật của Mỹ.

Ông lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng nông sản vào Mỹ phải đảm bảo chất lượng hàng hóa và phương thức thanh toán.

Với chất lượng, cần thực hiện nghiêm chữ "sạch", nghĩa là hoàn toàn tự nhiên, không can thiệp hóa chất hay hương liệu; có nguồn gốc giống sạch, phân bón sạch, phương thức trồng sạch, thu hoạch, chế biến, bảo quản sạch, xuất khẩu sạch. Đó là tiêu chuẩn tối thiểu; cao hơn, với sản phẩm hữu cơ, Mỹ còn có các tiêu chuẩn khắt khe hơn như kiểm tra định kỳ tại nơi sản xuất.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần "nằm lòng" quy tắc "không bán chịu". “Chỉ khi có bảo lãnh tín dụng của ngân hàng thì mới xuất hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không rơi vào cảnh "đi đòi nợ" vô cùng gian nan, tốn kém khi đối tác ở quá xa, với nhiều sự khác biệt về pháp lý”, ông Simon Ký Trần nói.

Theo bà Nguyễn Vũ Minh Tâm, Giám đốc Công ty GOL, Ltd, đơn vị chuyên hỗ trợ doanh nghiệp xin chứng chỉ FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) xuất khẩu sang Mỹ, thì với xu hướng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp ĐBSCL cần chú trọng đẩy mạnh thương mại điện tử. Đây là hình thức kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận, rút ngắn thời gian giao dịch và tiếp cận tối đa lượng khách hàng tiềm năng ở Mỹ.

Bà Tâm lưu ý các doanh nghiệp ĐBSCL cần tránh các nhóm mặt hàng rất khó xuất khẩu sang thị trường Mỹ như đồ chơi trẻ em, dược phẩm, vải và sản phẩm may mặc, bia rượu và thực phẩm chế biến.

Đối với hàng nông sản, bà Tâm nhấn mạnh cần đặc biệt chú trọng khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường và hành lang pháp lý của Mỹ. Ngoài tiêu chuẩn bắt buộc của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ như giấy chứng nhận nguồn gốc nông trại, còn có các loại giấy phép nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng như các yêu cầu khác đáp ứng theo luật của từng bang, địa phương hoặc người mua.

Giám đốc Công ty GOL cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới việc phát triển thương hiệu riêng, thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu (EOM) hay xuất khẩu gia công (white label) để gia tăng giá trị bền vững của sản phẩm có thương hiệu tại Mỹ. Hiện đã có một số thương hiệu của Việt Nam đứng vững và mở rộng tại thị trường Mỹ theo hướng này như sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cầu Tre..., bà Tâm dẫn chứng.

Theo Công ty GOL, năm 2017, trị giá hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ đạt gần 41,6 tỉ đô la Mỹ, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

* Đã đăng TBKTSG Online 5-11-2018:


Giúp nông dân thói quen làm ăn kiểu 4.0

Huỳnh Kim
Thứ Hai,  5/11/2018, 15:10 


(TBKTSG Online) - Để nông dân biết làm nông nghiệp thông minh theo công nghệ 4.0 nhằm phát triển chuỗi giá trị gia tăng của nông sản, phải giúp họ thoát khỏi thói quen làm ăn "kiểu 0.4", theo các chuyên gia.

Một gian hàng nông sản sạch bên ngoài hội thảo, trong Hội chợ Nông nghiệp quốc tế 2018 ở Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Kim

Đó là thông tin được nhấn mạnh tại hội thảo “Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị gia tăng của nông sản chủ lực: nhìn từ thị trường đến sản xuất” tổ chức tại Cần Thơ sáng nay, 5-11, trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp quốc tế 2018.


Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết dù gạo và trái cây xuất khẩu của nước ta năm nay đã đem lại nhiều tỉ đô la Mỹ nhưng thu nhập của nông dân, nhất là nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn thấp, đời sống vẫn khó khăn và vẫn lệ thuộc thị trường chính là Trung Quốc.

Theo ông Tùng, đó là do thói quen sản xuất của đại đa số nông dân ĐBSCL, vẫn chủ yếu lấy năng suất làm chính, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng thị trường giá trị gia tăng của thế giới nên giá bán thấp.

Ông Tùng dẫn chứng, ĐBSCL có 350.000 ha cây ăn quả, nhưng năm 2017 mới chỉ xuất được 35 triệu đô la xoài, chiếm 1% trong khoảng 2,3 tỉ đô la kim ngạch xuất khẩu cây ăn quả của cả nước, còn các loại trái cây khác như chuối, bưởi, chôm chôm, nhãn, cam… thì không xuất được bao nhiêu mặc dù sản lượng khá cao. Tương tự là gạo, “Nông dân mình làm lúa năng suất cao nhất nhưng lại nghèo khó vì giá bán thấp và năm nay dự kiến 50% gạo xuất khẩu là qua Trung Quốc”, ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, trước thách thức của nông nghiệp 4.0, đa số bà con nông dân ĐBSCL vẫn làm ăn theo thói quen kiểu 0.4. Đó là không thích hợp tác xã (HTX), không thích áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, không chịu tiếp cận thị trường và không tự tin trong khi đây là 4 yếu tố chính để nông dân biết làm nông nghiệp thông minh theo công nghệ 4.0 nhằm phát triển chuỗi giá trị gia tăng của nông sản.

Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học phải giúp nông dân nhưng trước hết là tự bà con nông dân phải thay đổi thói quen này, ông Tùng nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm này, ông Rustom A. Mistry, Giám đốc kinh doanh ngành gạo Đông Nam Á - Tổng giám đốc Công ty TNHH Buhler Asia Việt Nam, cho biết gạo Việt Nam có giống tốt nhưng chất lượng không đồng đều trong khi nếu thị trường Trung Quốc giảm ăn gạo Việt Nam thì chuyện gì sẽ xảy ra.

“Ngoài thị trường, sản phẩm gạo chất lượng đồng đều và sạch là rất quan trọng trong tương lai, do vậy phải đổi mới công nghệ từ sản xuất đến chế biến xuất khẩu”, ông Rustom A. Mistry nói.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Rynan Holing JSC, nơi đang cùng một số tỉnh ở ĐBSCL giúp nông dân áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, đồng tình với các ý kiến này.

Ông Mỹ cho biết, ở Trà Vinh, Rynan Holing JSC đang cùng nông dân canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả đã giảm được hơn 30% nước tưới, hơn 40 % phân đạm, hơn 50% tiền công, hơn 50% thuốc bảo vệ thực vật, hơn 40 % khí nhà kính và tăng năng suất 10-20% , tăng doanh thu 100% với mô hình canh tác lúa - vịt.

“Nông dân mình rất thông minh, bà con sẽ làm được khi có hướng dẫn phù hợp. Thông qua các cơ quan chuyên về quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, chúng tôi đang cùng hàng trăm ngàn bà con nông dân sử dụng điện thoại thông minh trong quản lý canh tác lúa và hoa màu để cho ra sản phẩm đáp ứng được chuỗi giá trị gia tăng và nâng cao thu nhập”, ông Mỹ nói.

* Đã đăng TBKTSG Omline 5-11-2018:

Agricultural trade fair to feature multiple business matching activities

By Huynh Kim
Wednesday,  Oct 31, 2018,17:00 (GMT+7)

Workers set up a booth manned by Bui Van Ngo Industrial and Agricultural Machinery Co., Ltd, on October 31 at the Vietnam International Agricultural Trade Fair 2018, which will kick off in Can Tho City – PHOTO: HUYNH KIM

CAN THO – The Vietnam International Agricultural Trade Fair 2018 is slated to take place at the Can Tho Promotion Agency (CPA) from November 2 to November 6 in Can Tho City, featuring a slew of business activities connecting enterprises with local farmers.

Under the theme “Developing and applying scientific and technological advances to farm produce production, processing and consumption,” the trade fair is aimed at supporting enterprises in marketing their brands and seeking new customers, helping them make thorough evaluations of market trends and bolstering cooperation on technology by linking farmers and consumers, said CPA head Nguyen Khanh Tung.

Visitors to the fair can get involved in many activities, such as a B2B matching event between Ba Ria-Vung Tau and Can Tho enterprises; the Mekong Chef Contest highlighting Vietnamese tra fish; and a seminar titled, “Building and developing the value chain of agricultural staples: from market to production.”

In particular, the event organizers, CPA and Vietnam Trade Promotion Agency, will bring multiple groups of farmers in the Mekong Delta region to the fair to network and discuss business opportunities with participating enterprises.

In addition, local firms from many cities and provinces across the country will join the trade show, alongside international enterprises and joint ventures from South Korea, Japan, Germany, the United States and Switzerland.

The trade fair this year will house 450 booths of 300 local and foreign exhibitors, showcasing a host of products in the agricultural sector such as machinery, equipment, seedlings and processed farm produce, as well as safe and clean plant-growing models.
As for agricultural machinery, equipment and production chains, a number of products from popular brands, including Bui Van Ngo, Veam, Buhler Farmilia and Goldstar, will be put on display at the fair.

Several booths will be set aside for the youth and college students in the region, enabling them to introduce their innovative agricultural startup projects to trade visitors, in partnership with Can Tho Center of Assistance and Developing Students and Can Tho Startup Club.


* Đã đăng Saigin Times Daily 31-10-2018:

Nhiều hoạt động tại hội chợ nông nghiệp quốc tế 2018

Huỳnh Kim
Thứ Tư,  31/10/2018, 11:08 

(TBKTSG Online) - Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2018 chủ đề “Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản” diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA) từ ngày 2 đến 6-11, với nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp và nông dân.

Chuẩn bị gian hàng tại hội chợ vào sáng ngày 31-10-2018.

Theo ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc CPA, hội chợ nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mới; đồng thời, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng xu hướng thị trường, hợp tác phát triển công nghệ để xây dựng chiến lược sản xuất - kinh doanh thông qua việc kết nối với nông dân và người tiêu dùng.

Ban tổ chức sẽ đón nhiều đoàn nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến giao lưu với doanh nghiệp về nhu cầu của hai bên.

Hội chợ năm nay thu hút 450 gian hàng của 300 đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu các ngành hàng như máy móc thiết bị, cơ khí nông nghiệp; vật tư nông nghiệp, giống cây trồng; nông sản chế biến; các mô hình nông sản sạch, an toàn…

Riêng lĩnh vực máy móc thiết bị nông nghiệp, dây chuyền sản xuất, chế biến công nông nghiệp có sản phẩm của các thương hiệu như Bùi Văn Ngọ, Veam, Buhler Farmilia, Goldstar, Thuận Cường, Kubota, Yanmar…

Doanh nghiệp trong nước đến từ TPHCM, Hà Nội, Quảng Nam, Bình Dương, Bến Tre, Bạc Liêu, Lâm Đồng, An Giang, Hải Dương, Long An, Phú Yên, Phú Thọ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Đắk Lắk, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đà Nẵng, Điện Biên, Cần Thơ. Doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Đức, Mỹ, Thụy Sỹ, Malaysia.

Ban tổ chức còn hỗ trợ gian hàng riêng cho thanh niên và sinh viên ĐBSCL giới thiệu các dự án khởi nghiệp nông nghiệp sáng tạo thông qua Câu lạc bộ Khởi nghiệp Cần Thơ và Trung tâm Hỗ trợ phát triển sinh viên Cần Thơ.

Tuần lễ hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2018 còn có nhiều hoạt động như hội nghị “Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh nghiệp Cần Thơ”, hội thi “Mekong Chef 2018 tôn vinh sản phẩm cá tra Việt”, hội thảo “Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị gia tăng của nông sản chủ lực - nhìn từ thị trường đến sản xuất”, tọa đàm “Thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Cần Thơ và ĐBSCL sang thị trường Hoa Kỳ”, chương trình “Nông dân trình diễn sáng tạo kỹ thuật”; chương trình tư vấn kiến thức nông nghiệp cho nông dân, chương trình giao lưu biểu diễn văn nghệ, thời trang, bán kết cuộc thi hùng biện BAY Competition…


* Đã đăng TBKTSG Online 31-10-2018:

Can Tho City to host business, cultural events to mark Japan-Vietnam diplomatic ties

By Huynh Kim
Monday,  Oct 29, 2018,15:59 (GMT+7)


Japanese and Vietnamese delegates pose for a group photo at a tourism event held on November 2, 2017 in Can Tho City – PHOTO: HUYNH KIM


CAN THO – The first direct flight departing from Tokyo to the Mekong Delta city of Can Tho will carry over 100 Japanese chief executive officers to participate in a wide range of activities to be organized this weekend on the occasion of the 45th anniversary of diplomatic ties between Vietnam and Japan.

The CEOs will participate in the city’s events over a wide range of topics from November 1 to November 4, according to the Can Tho branch of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI Can Tho).

In specifics, the Japanese guests will first attend a photo exhibition depicting Japanese peace movement in support of Vietnam during wartime and the Vietnam-Japan friendship, which will take place at Luu Huu Phuoc Park in the city.

Then, Can Tho University and Japanese enterprises will host an opening ceremony for the Center of Information Technology Exploitation office at the university.

Besides this, two more events will begin on the evening of November 2 at Luu Huu Phuoc Park: the celebration of the 45th anniversary of Vietnam-Japan diplomatic ties and the Vietnam-Japan Festival.

The two countries will co-host another ceremony the next day to announce the establishment of Vietnam-Japan Friendship Industrial Park in Hung Phu 1 Industrial Park in the city, alongside multiple programs such as the Vietnam-Japan Business Forum, the Japan Job Fair and the Vietnam-Japan Cultural Exchange Seminar, held at the Muong Thanh and TTC hotels.

On Sunday, November 4, the closing ceremony of the 45th anniversary of Vietnam-Japan diplomatic ties will be held at the park to wrap up the events.

Nguyen Phuong Lam, deputy director at VCCI Can Tho, stated that Japanese enterprises have increased their investment in the Mekong Delta region after organizing Vietnam-Japan Cultural-Commercial Exchange Events every year since 2015.

During the year up to October, Japan has injected investment into 318 projects in the country. Of these, 11 projects were in the Mekong Delta region, with one project in Can Tho City.

Apart from that, more than 3,800 projects across the country have received investment from Japan, with total funding exceeding US$55 billion, with 172 projects in the Mekong Delta region in general and eight units in Can Tho in particular.

* Đã đăng Saigon Times Daily 29-10-2018:

Doanh nghiệp Nhật Bản sắp “đổ bộ” vào Cần Thơ

Huỳnh Kim
Thứ Hai,  29/10/2018, 11:21

(TBKTSG Online) - Hơn 100 giám đốc điều hành (CEO) doanh nghiệp Nhật Bản sẽ bay thẳng đến Cần Thơ tham dự lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản với nhiều hoạt động thiết thực.


Đại biểu Nhật Bản - Việt Nam giao lưu về phát triển du lịch ở Cần Thơ ngày 2-11-2017.

Theo tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, ngày 1-11, hơn 100 CEO doanh nhân Nhật Bản sẽ tới Cần Thơ để tham dự một loạt sự kiện nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, kéo dài đến ngày 4-11.

Đây cũng là lần đầu tiên sân bay Cần Thơ đón chuyến bay trực tiếp từ Nhật Bản với số lượng doanh nhân Nhật tham dự nhiều nhất từ trước đến nay với mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh đầu tư tại Cần Thơ và ĐBSCL.

Ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ, cho biết sau ba lần giao lưu văn hóa - thương mại Việt - Nhật kể từ năm 2015, doanh nghiệp Nhật đã tăng đầu tư vào ĐBSCL.

10 tháng đầu năm 2018, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam 318 dự án thì ở ĐBSCL có 11 dự án và riêng thành phố Cần Thơ có 1 dự án. Đến nay, Nhật Bản đã đầu tư vào nước ta 3.889 dự án với vốn 55,775 tỉ đô la Mỹ (xếp thứ hai sau Hàn Quốc); trong đó đầu tư ĐBSCL 172 dự án với gần 2,2 tỉ đô la và riêng Cần Thơ 8 dự án với 34,5 triệu đô la.

Nhân dịp này, VCCI Cần Thơ đã ra mắt website tiếng Nhật: www.vccimekong.com/jp


Chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản:

- Triển lãm ảnh chủ đề Phong trào hòa bình Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh (1954-1975) và tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, từ 2 - 4/11/2018 tại Công viên Lưu Hữu Phước, thành phố Cần Thơ.

- Khai trương Văn phòng Trung tâm khai thác công nghệ thông tin giữa Đại học Cần Thơ và các doanh nghiệp Nhật Bản, ngày 2-11, tại Đại học Cần Thơ.

- Khai mạc Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và khai mạc Chương trình giao lưu văn hóa - thương mại Việt Nam - Nhật Bản, tối 2-11, tại Công viên Lưu Hữu Phước.

- Lễ công bố thành lập Khu Công nghiệp hữu nghị Việt - Nhật, sáng 3-11, tại Khu Công nghiệp Hưng Phú 1, thành phố Cần Thơ.

- Diễn đàn hợp tác kinh doanh Nhật Bản - Việt Nam, ngày 3-11, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Cần Thơ.

- Hội chợ Việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair, ngày 3-11, tại khách sạn TTC, thành phố Cần Thơ.

- Hội thảo Giao lưu văn hóa Việt - Nhật ĐBSCL - Cần Thơ 2018, ngày 3-11, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Cần Thơ.

- Lễ bế mạc Kỷ niệm 45 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, tối 4-11, Công viên Lưu Hữu Phước.


* Đã đăng TBKTSG Online 29-19-2018:

Vụ bán 100 đô la ở Cần Thơ: Chủ tiệm vàng được nhận lại tài sản

Chinh Phục
Thứ Ba,  6/11/2018, 18:56 

Tiệm vàng Thảo Lực

(TBKTSG Online) - Chiều 6-11, ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã có buổi làm việc với ông Lê Hồng Lực (chủ tiệm vàng Thảo Lực, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều) để xem xét đơn mà ông Lực đã gửi trước đó về việc xin nhận lại 20 viên kim cương và 19.910 viên hột đá đã bị tịch thu.


Tại đây, ông Lực mong muốn chính quyền xem xét trả lại số tài sản trên và không xử phạt đối với số kim cương và đá nhân tạo. Ông Lực cho rằng đây là tài sản của gia đình tích lũy, để dành cho con cháu, không phục vụ mua bán kinh doanh. Ngoài ra, số tài sản mua nhiều lần, nhiều năm, không kinh doanh nên ông không quan tâm đến các chứng từ mua bán. Vì vậy, ông Lực xin UBND TP Cần Thơ miễn phạt đối với số tài sản này. Riêng việc nộp phạt 295 triệu đồng thì ông Lực đã đóng phạt sau khi nhận quyết định 2283.

Ông Trương Quang Hoài Nam yêu cầu cơ quan chức năng sớm tiến hành các thủ tục cần thiết xem xét hủy bỏ một phần quyết định 2283 xử phạt hành chính ngày 4-9 của UBND TP Cần Thơ liên quan đến hành vi "kinh doanh không rõ nguồn gốc xuất xứ" và trả lại số kim cương và hột đá nói trên cho ông Lực.


* Đã đăng TBKTSG Online 6-11-2018:
https://www.thesaigontimes.vn/281245/vu-ban-100-do-la-o-can-tho-chu-tiem-vang-duoc-nhan-lai-tai-san.html

Thủ tướng: Không để tái diễn vụ đổi 100 đô la phạt 90 triệu đồng

Vân Ly
Thứ Năm,  1/11/2018, 19:17

(TBKTSG Online) – Trong phần phát biểu và trả lời chất vấn trước Quốc hội diễn ra vào cuối giờ chiều ngày 1-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ tiếp tục có nhiều cải cách về thể chế, tăng cường điều hành Chính phủ để phát triển kinh tế đất nước. Thủ tướng cho biết sẽ không để tái diễn vụ việc phạt 90 triệu đồng đối với người đổi 100 đô la Mỹ gây quan tâm lớn của dư luận mới đây.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu và trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 1-11. Ảnh: Chinhphu.vn

Khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam và các nước đã thu hẹp đáng kể

Trong phần phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết, tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam giai đoạn 1986-2017 đạt 6,63%/năm. 20 năm gần nhất tăng bình quân 6,3%/năm, 10 năm gần nhất tăng 6%/năm, riêng năm 2017 tăng 6,81%, năm 2018 dự kiến tăng trên 6,7%. Việt Nam đã chuyển từ nhóm thu nhập thấp của thế giới sang thu nhập trung bình, tỉ lệ nghèo giảm từ mức trên 60% xuống còn khoảng 7%. Hiện quy mô nền kinh tế đứng thứ 44 thế giới theo GDP và thứ 34 khi tính theo sức mua.

Thủ tướng cho biết, quy mô nền kinh tế tăng gấp hơn 17,4 lần, từ 14 tỉ đô la năm 1985 lên ước đạt 244 tỉ đô la năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người năm 1985 của người dân Việt Nam chỉ đạt 230 đô la nay đã tăng lên gần 2.540 đô la (tính theo sức mua tương đương là gần 7.640 đô la).

 “Khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam và các nước đã thu hẹp đáng kể. Nếu như vào đầu thập niên 90, thu nhập đầu người của Singapore cao hơn 125 lần so với Việt Nam, thì nay chỉ còn 24 lần; Thái Lan từ gấp 16 lần Việt Nam nay chỉ còn gấp 2,5 lần; Nhật Bản từ 267 lần thì nay còn khoảng 16 lần; Hoa Kỳ từ 252 lần xuống còn 25 lần...”, ông nói.

Người đứng đầu Chính phủ còn cho biết, với tốc độ tăng trưởng tương tự như mức tăng trung bình của 3 thập niên qua thì đến năm 2045 – mốc lịch sử 100 năm nước nhà được độc lập (1945 – 2045), quy mô GDP nước ta ước tính sẽ đạt mức khoảng 2.500 tỉ đô la, thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 18.000 đô la. Mục tiêu này là một thách thức rất lớn vì khi thu nhập ngày càng cao, việc đạt thêm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó khăn hơn. Nhưng chúng ta và các thế hệ tiếp theo phải luôn nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng phấn đấu nhằm hiện thực hóa mục tiêu này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhìn nhận, một trong những thách thức nổi lên từ Cách mạng 4.0 là làm tăng nguy cơ mất việc làm trong một số ngành công nghiệp truyền thống. Những lao động giản đơn rất dễ bị thay thế, trong khi đây lại là đối tượng dễ bị tổn thương thu nhập. Việt Nam là một trong những nước chịu thách thức lớn của khả năng thay thế lao động trong các ngành công nghiệp truyền thống, sử dụng nhiều lao động. Do vậy, cần chuẩn bị những điều kiện then chốt, trong đó trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếp tục đổi mới thể chế

Thủ tướng Phúc cho biết, muốn duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, chúng ta buộc phải đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất lao động, coi đây là đòn bẩy kinh tế then chốt, là nhân tố chủ đạo hình thành lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tăng năng suất lao động trong giai đoạn tới đây phải dựa chủ yếu vào nhân tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Đổi mới sáng tạo, vì thế, là yêu cầu nội tại có tính cấp thiết của nền kinh tế.

Thủ tướng nói: “Một đàn chim muốn bay nhanh không chỉ do con chim đầu đàn quyết định mà còn phụ thuộc vào con chim cuối đàn. Đàn chim sẽ bay nhanh hơn rất nhiều nếu mọi con chim cuối đàn đều có chung khát vọng, vượt lên chính mình, bay nhanh hơn nữa để có cơ hội gia nhập vào nhóm đầu đàn. Nếu tất cả 63 tỉnh thành cùng toàn bộ hệ thống chính trị cùng chung khát vọng đó thì chắc chắn Việt Nam sẽ tiến một bước rất dài đến con đường thịnh vượng".

Thủ tướng cho rằng tương lai phụ thuộc vào quyết tâm và hành động của ngày hôm nay. Cần quyết liệt hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chú trọng cải cách tư pháp, bảo vệ quyền tài sản, quyền công dân, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh.

“Cần rút kinh nghiệm sâu sắc và không để tái diễn vụ việc Con Cưng hay gần đây là vụ phạt tiền 90 triệu đồng đối với hành vi đổi 100 đô la Mỹ không đúng quy định... Đề nghị sửa lại nghị định 96/2014/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng", ông Phúc nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉnh việc nêu gương, tăng cường kiểm tra thực thi công vụ của cấp cục, vụ, không để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về động lực nào cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 và những năm sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế dựa vào tổng cầu tiêu dùng của hộ gia đình, đóng góp của khối tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước.

Trong trung hạn, Chính phủ sẽ tập trung vào các động lực cho tăng trưởng nhanh, bền vững hơn thông qua việc phát triển việc thành lập và hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân, đẩy mạnh cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nuôi dưỡng cầu nội địa bằng nâng cao thu nhập người dân, tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, phát triển đô thị theo các quy hoạch đô thị là một cực cho tăng trưởng nhanh.

"Giải pháp căn cơ là tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế", ông nhấn mạnh.

Mời xem thêm:
Đổi 100 đô la bị phạt 90 triệu đồng: “Tinh thần lập pháp” ở đâu?


* Đã đăng TBKTSG Online 1-11-2018:

Vụ đổi 100 đô la ở Cần Thơ: Chủ tiệm vàng khiếu nại quyết định xử phạt

Chinh Phục
Thứ Năm,  1/11/2018, 19:18

(TBKTSG Online) - Ngày 1-11, ông Lê Hồng Lực, Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực (tiệm vàng Thảo Lực, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) đã làm đơn khiếu nại yêu cầu huỷ biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt của UBND thành phố Cần Thơ.


Ông chủ tiệm vàng Thảo Lực. Ảnh: Chí Quốc

Theo nội dung đơn, ngày 24-1-2018, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều đã ban hành quyết định số 14 khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở của ông Lực tại căn nhà số 40 đường Nguyễn Đức Cảnh. Ngày 30-1, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Cần Thơ bắt quả tang tiệm vàng thu đổi ngoại tệ 100 đô la Mỹ với ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, thợ điện, ngụ quận Ninh Kiều).

Theo đó, Phòng Cảnh sát Kinh tế ra quyết định số 12 tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Phòng tiến hành lập biên bản và tạm giữ 100 đô la, 20 viên kim cương, 19.910 viên hột đá nhân tạo có giá trị hơn 548 triệu đồng được cất giữ trong hộc tủ riêng tư là tài sản riêng của gia đình gia đình ông Lực.

Tại thời điểm này, Phòng Cảnh sát Kinh tế không lập biên bản vi phạm hành chính. Ngày 4-9, UBND thành phố Cần Thơ ra quyết định 2283 xử phạt công ty 295 triệu đồng và tịch thu số kim cương, hột đá nói trên.

Ông Lực cho rằng cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định không đúng sự thật khách quan, xử phạt vi phạm hành chính không đúng. Cụ thể, quyết định số 14 về khám chỗ ở không đúng về nội dung và hình thức. Tại quyết định này, cơ quan chức năng đã không nêu ra hành vi vi phạm của ông Lực là gì, lý do vì sao phải khám chỗ ở, không nêu rõ thời gian khám. Quyết định ban hành trước thời gian bắt quả tang hành vi vi phạm hành chính 6 ngày, kể từ ngày vi phạm 30-1, là không có căn cứ pháp luật.

Tại quyết định số 12 về tạm giữ tang vật của Công ty Thảo Lực, ông Lực cũng cho rằng không có căn cứ vì trước đó, không có một quyết định nào khám xét Công ty Thảo Lực về hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời, hành vi vi phạm thu đổi ngoại tệ không được cấp phép xảy ra vào ngày 30-1, nhưng đến ngày 13-8, Phòng Cảnh sát Kinh tế mới lập biên bản vi phạm hành chính là quá lâu (gần 8 tháng) là không đúng theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Kéo theo đó, Quyết định xử phạt hành chính số 2283 của UBND thành phố Cần Thơ cũng không đúng pháp luật, do căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính ngày 13-8 để ban hành, thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính ngày 13-8, thời điểm ra quyết định xử phạt là ngày 4-9 là quá thời hạn ban hành được quy định tại Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (22 ngày kể từ ngày lập biên bản).

Thứ năm, ông Lực cho rằng 20 viên kim cương và 19.910 viên hột đá bị tịch thu là tài sản riêng của gia đình, được cất giữ trong hộc tủ riêng tư, không được trưng bày hay bày bán, không phải là tang vật trong vụ vi phạm hành vi mua bán ngoại tệ trái phép (vụ đổi 100 đô la nói trên), nên việc tịch thu là không đúng theo trình tự tạm giữ tang vật. Bên cạnh đó, việc ra quyết định khám xét là chỗ ở ông Lê Hồng Lực nhưng Quyết định 2283 xử phạt Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực không hợp tình hợp lý, việc phạt doanh nghiệp theo lệnh khám nhà là không đúng.

Ông Lực cho rằng vụ việc kéo dài đến nay khiến gia đình, công ty chịu thiệt hại nặng nề, đời sống, kinh doanh bị ảnh hưởng. Vì vậy, ông làm đơn khiếu nại này mong Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ xem xét, giải quyết.

Liên quan đến vụ việc, trong văn bản ban hành ngày 29-10 của Ngân hàng Nhà nước tham mưu cho UBND thành phố Cần Thơ miễn, giảm tiền phạt cho ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, ngụ phường An Hoà, quận Ninh Kiều, người đem 100 đô la đi đổi), khẳng định việc UBND thành phố ra quyết định xử phạt Công ty Thảo Lực là đúng với quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Việc xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Đối với ông Rê, việc thực hiện đổi ngoại tệ tại tiệm vàng Thảo Lực là sai quy định của pháp lệnh ngoại hối nên việc xử phạt người này theo Nghị định 96 là đúng. Tuy nhiên, ông Rê có thể làm đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử hạt hoặc đơn đề nghị giảm, miễn tiền nộp phạt. Trong văn bản tham mưu này không đề cập việc trả lại tang vật là 100 đô la cho ông Rê.


Vụ đổi 100 đô la ở Cần Thơ đã thu hút sự quan tâm tại Quốc hội

Trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội ngày 27-10, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cho rằng, vụ việc vừa qua ở Cần Thơ, người thợ điện đổi 100 đô la bị phạt 90 triệu đồng là điển hình thiếu trong quy định, thiếu áp dụng, chưa nghiêm minh trong quản lý nhà nước làm dư luận không đồng tình.

Tại phiên chất vấn chiều 30-10, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đặt câu hỏi: việc công an ở Cần Thơ nhân dịp một doanh nghiệp mua 100 đô la không có phép đã khám nhà, tịch thu tài sản được cho là không có nguồn gốc, như vậy có đúng luật pháp hay không?

Trả lời đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết: “Ngày 30-1, công an thành phố Cần Thơ bắt quả tang ông Lê Hồng Lực - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực ở thành phố Cần Thơ với hành vi thu mua 100 đô la của ông Nguyễn Cà Rê mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Từ những căn cứ trên, công an thành phố đã tiến hành khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại nhà ông Lực.

Qua khám xét đã tạm giữ trên 1.000 sản phẩm kim loại màu vàng, màu trắng và đá hột, 4 sổ sách kinh doanh và một số tang vật khác, nhưng ông Lực là chủ nhà không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất sứ, không có giấy phép mua bán ngoại tệ. Công an Cần Thơ có đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ra quyết định xử phạt hành chính. Căn cứ khoản a Điều 14 Nghị định 185 ngày 15/11/2013 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trên hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã xử phạt ông Lực về việc này. Hiện nay, công ty và gia đình ông Lực đã thi hành xong quyết định xử phạt và không có khiếu nại, khởi kiện.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Việc khám xét nhà phải đúng luật, thực hiện đúng thời gian phạt hành chính mà 6 tháng hay 9 tháng sau rồi mới ra quyết định. Báo chí và dư luận xã hội quan tâm việc này. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Thống đốc Ngân hàng nhà nước phải chỉ đạo thực hiện đúng pháp luật, quy định gì chưa hợp lý phải sửa cho dân nhờ.


* Đã đăng TBKTSG Online 1-11-2018:

Vụ đổi 100 USD: 'Cần Thơ có bài học kinh nghiệm sâu sắc'

31/10/2018 10:27 GMT+7

TTO - Ông Trần Việt Trường - ủy viên Ban thường vụ, trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ - cho biết như vậy trong cuộc trao đổi riêng với Tuổi Trẻ Online về vụ đổi 100 USD bị phạt tổng cộng 270 triệu đồng gây xôn xao dư luận những ngày qua.

Phó thủ tướng chỉ đạo: Nghiên cứu tính hợp pháp, hợp lý vụ đổi 100 USD

Ông Trần Việt Trường (bìa trái) trao đổi với các phóng viên sau buổi giao ban báo chí ngày 30-10 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Trường nói:

Quan điểm của lãnh đạo TP Cần Thơ trong xử lý vi phạm vụ đổi 100 USD là đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật, nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, ít có điều kiện tiếp cận với các quy định của pháp luật.

TP sẽ hỗ trợ trong trường hợp này để họ hiểu rõ hơn quy định pháp luật, tránh những vi phạm đáng tiếc xảy ra.

* Cơ quan báo chí và luật sư phát hiện quy trình xử lý của Công an TP Cần Thơ trong vụ việc này có nhiều điểm rất bất thường như lệnh khám xét được UBND quận Ninh Kiều ký trước 6 ngày (24-1-2018); lệnh khám xét nhà được công an soạn sẵn để UBND quận ký; vụ việc vi phạm quả tang 7 tháng sau mới lập biên bản… nhưng tại cuộc họp báo trước đó cũng như hôm nay chưa được giải đáp. Vậy lãnh đạo thành phố có cho rà soát lại, thưa ông?

- Tất cả các vấn đề báo chí đặt ra tại buổi họp giao ban báo chí cũng đã được nêu ra bàn trong cuộc họp liên ngành do chủ tịch UBND TP Võ Thành Thống chủ trì hôm 29-10 rồi.

Hiện chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo công an và các cơ quan liên quan phải rà soát thật kỹ quy trình kiểm tra, xử lý tiệm vàng Thảo Lực của công an và của UBND TP để có hướng xử lý hợp tình, hợp lý và đúng quy định của pháp luật.

Do vậy, các nhà báo cần bình tĩnh chờ thêm vài ngày nữa sẽ có kết quả.

* Qua báo chí, chủ tiệm vàng thừa nhận vi phạm trong vụ đổi 100 USD và chấp nhận nộp phạt. Nhưng với việc tịch thu 20 viên kim cương, chủ tiệm vàng cho rằng đó là tài sản của gia đình, cần được trả lại. Vậy lãnh đạo TP Cần Thơ có hướng chỉ đạo xem xét không?

- Việc này Chủ tịch UBND TP Võ Thành Thống cũng đã có ý kiến rà soát lại theo trình tự quy định pháp luật. Nếu chủ tiệm vàng kinh doanh mặt hàng này mà không đăng ký là vi phạm pháp luật. Hoặc nếu có đăng ký kinh doanh nhưng không chứng minh được nguồn gốc cũng vi phạm pháp luật.

Còn nếu rơi vào trường hợp khác, không vi phạm thì cũng phải được xem xét để không oan cho doanh nghiệp.

* Lãnh đạo TP rút kinh nghiệm gì trong việc này, nhất là trong bối cảnh TP đang thu hút đầu tư, để không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của doanh nghiệp?

- Vụ việc này xảy ra rất đáng tiếc, TP có bài học kinh nghiệm sâu sắc.

TP Cần Thơ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, đối với người dân tham gia sản xuất kinh doanh cũng vậy. TP cũng mong muốn mọi người dân có sự hợp tác: làm đúng quy định pháp luật, đúng ngành nghề kinh doanh, mong muốn hai bên có sự phối hợp.

Người dân phát triển sản xuất kinh doanh, TP sẽ có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, không có gian lận thương mại, không có chuyện này chuyện kia xảy ra, ảnh hưởng tới vấn đề pháp luật không hay.

Hợp tác ở đây là sự rõ ràng, minh bạch trong sản xuất kinh doanh.

Mong chính quyền xem xét trả lại tài sản bị tịch thu 

Ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực, cho biết qua báo chí ông chỉ nghe các cơ quan chức năng TP Cần Thơ nhắc đến việc sẽ xem xét miễn giảm tiền phạt cho ông Nguyễn Cà Rê, người đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng. 

Trước việc UBND TP Cần Thơ nhiều lần tổ chức họp báo nhưng không nhắc đến việc xem xét trả lại tài sản cho gia đình, ông Lực nói sẽ nộp đơn cầu cứu xin trả lại tài sản cá nhân bị tịch thu gồm 20 viên kim cương và 19.910 viên đá nhân tạo. 

Ông Lực cũng cho biết hiện gia đình ông chỉ muốn làm ăn một cách bình thường, vì thời gian vừa qua rất mệt mỏi. Ông mong muốn nếu cơ quan nào sai sót thì nhìn nhận, chỉnh sửa và xem xét trả lại tài sản bị tịch thu vô lý của gia đình mình. 

CHÍ HẠNH


H.T.DŨNG - CHÍ QUỐC

* Đã đăng TTO ngày 31-10-2018:
https://tuoitre.vn/vu-doi-100-usd-can-tho-co-bai-hoc-kinh-nghiem-sau-sac-20181031085811509.htm