Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Đồng Tháp cam kết thủ tục đơn giản, minh bạch

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) – Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cam kết tiếp tục đơn giản, minh bạch về thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian cấp phép, miễn giảm thuế để thu hút đầu tư.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai, bên trái) thăm các gian hàng
trưng bày sản phẩm bên lề hội nghị. Ảnh: TTXVN
Với chủ đề “Đồng Tháp - tiềm năng của chúng tôi, cơ hội của bạn”, ngày 19-12, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017. Hơn 300 đại biểu trong và ngoài nước dự hội nghị đã được Đồng Tháp giới thiệu 33 dự án mời gọi đầu tư ở các lĩnh vực  nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến thực phẩm, hạ tầng du lịch, năng lượng tái tạo, giáo dục chất lượng cao, y tế chuyên sâu, hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng, khu phức hợp và hạ tầng đô thị, trung tâm thương mại.

Riêng nông nghiệp, có các dự án như xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp; xây dựng trung tâm bảo quản, phân phối rau quả; xây dựng trung tâm cơ khí, chế tạo máy phục vụ nông nghiệp; xây dựng nhà máy chế biến trái cây; đưa nông sản vào hệ thống phân phối, tiêu thụ trong và ngoài nước; chế biến nông sản và phụ phẩm nông nghiệp.

Cải cách để tăng năng lực cạnh tranh

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp, nhấn mạnh địa phương cam kết bảo đảm đơn giản, minh bạch về thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư.

“Chúng tôi đã chủ động cắt giảm hơn 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động doanh nghiệp; liên thông trong việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai giữa các cơ quan để doanh nghiệp nộp thuế điện tử và tiến trình cải cách vẫn đang diễn ra. Do đó, mọi thủ tục sẽ được giải quyết nhanh nhất có thể”, ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, liên tục trong nhiều năm, Đồng Tháp được xếp vào nhóm đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và cải cách hành chính. “Chúng tôi không chỉ xem doanh nghiệp là người đóng góp ngân sách, giải quyết công ăn việc làm hay hỗ trợ an sinh xã hội cho địa phương, mà giá trị cao nhất của doanh nghiệp chính là tư vấn về kinh tế - xã hội cho chúng tôi. Làm tốt điều này, tôi tin chắc rằng, những bất cập trong xây dựng chính sách sẽ được hạn chế; khó khăn, vướng mắc sẽ được tháo gỡ. Ý tưởng của tất cả chúng ta sẽ cộng hưởng thành sức mạnh để chuyển hoá thành lợi nhuận cho nhà đầu tư và sự tăng trưởng cho Đồng Tháp”.

Về phía chính quyền, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế với trường hợp có quyết định đầu tư chỉ còn 16 ngày so với quy định là 35 ngày; trường hợp không có quyết định đầu tư là 10 ngày so với 15 ngày theo quy định. Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trong các khu công nghiệp, khu kinh tế rút ngắn từ 15 ngày xuống 9 ngày. Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chỉ còn 15 ngày so với 30 ngày theo quy định.

Năm 2017, Đồng Tháp xuất khẩu ước đạt 835 triệu đô la Mỹ, nhập khẩu 388 triệu đô la. Thị trường xuất khẩu gồm châu Á (40%), châu Úc và châu Phi (6%), châu Âu (14%), châu Mỹ (40%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm, sản phẩm may mặc, giày da, dược phẩm, sản phẩm lọc gió, lọc nhớt, hạt sen, củ ấu và trái cây.

UBND tỉnh cũng đã ban hành quy chế liên thông về tài chính đất đai giữa 3 cơ quan tài nguyên - môi trường, thuế và tài chính để doanh nghiệp nộp thuế điện tử.

Với các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao tại hai thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc, Đồng Tháp miễn tiền thuê đất cho nhà đầu tư; thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 10%; miễn 4 năm và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo và được hỗ trợ 30%-50% chi phí bồi thường.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống sắp hoàn thành, sẽ giúp Đồng Tháp kết nối được với ĐBSCL và cả lưu vực sông Mê Kông trong mối liên hệ với các trung tâm kinh tế năng động của vùng này. “Chúng tôi cam kết mở cửa tối đa cho doanh nghiệp, doanh nhân tham gia vào tất cả những lĩnh vực mà pháp luật không cấm", ông Dương nói.

Đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bấm nút khai trương hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của Đồng Tháp. Ông ghi nhận sự nỗ lực của Đồng Tháp về môi trường đầu tư, kinh doanh với tinh thần đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp. Địa phương này cũng là địa phương đi đầu trong tái cơ cấu nông nghiệp ba năm nay.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vĩnh Hoàn, nói rằng điều khác biệt lớn nhất của Đồng Tháp là chính quyền luôn biết lắng nghe và cải thiện liên tục, bắt nhịp cùng tốc độ doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp và chính quyền không có khoảng cách; bức xúc của chúng tôi là bức xúc của lãnh đạo tỉnh. "Khi chúng tôi chia sẻ một mối quan ngại về việc tỉnh đã ra quyết định doanh nghiệp đầu tư sử dụng nhiều lao động như nhà máy chúng tôi tại cùng một địa bàn thì bức xúc này lan toả đến lãnh đạo tỉnh. Và sau đó, tỉnh đã có thông điệp đến doanh nghiệp bạn phải cạnh tranh lành mạnh về lao động và có chính sách minh bạch rõ ràng cho người lao động lựa chọn.

Thủ tướng cũng nêu một số quan điểm phát triển cho Đồng Tháp và  vùng ĐBSCL thời gian tới. Thứ nhất, phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, minh bạch, chú ý nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, đẩy mạnh nông nghiệp chế biến, thu hút các con sếu đầu đàn đầu tư vào Đồng Tháp. Thứ hai, tiếp tục đặt người dân làm trung tâm trong tái cư cấu nông nghiệp; nhà nước, người dân và doanh nghiệp phải cùng có lợi để phát triển bền vững. Thứ ba, tiếp tục liên kết hiệu quả hơn từ tiểu vùng Đồng Tháp Mười với các thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc và TPHCM. Thứ tư, cần nâng cấp chất lượng giáo dục đào tạo lên top đầu cả nước trong 10 năm tới. Thứ năm, Đồng Tháp phải liên kết tài nguyên bản địa với công nghệ mới trong phát triển. Cuối cùng, cần phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. “Làm được những điều này thì nhà đầu tư cũng yên tâm hơn”, Thủ tướng nói.

Tại hội nghị này, đã có 21 dự án được trao quyết định đầu tư và 23 dự án ký ghi nhớ đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 24.000 tỉ đồng.

Hiện Đồng Tháp có 4.647 doanh nghiệp hoạt động (có 447 doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2017, vốn đăng ký 2.698 tỷ đồng), giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động. Riêng lĩnh vực FDI, tỉnh có 19 dự án với tổng vốn đầu tư 205 triệu đô la Mỹ.

Thủ tướng thăm Hội quán nông dân

* Đã đăng TBKTSG Online 19-12-2017:

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Cần Thơ: du khách đến nhiều, nghỉ lại ít

Huỳnh Kim


(TBKTSG Online) - Lãnh đạo ngành du lịch thành phố Cần Thơ cho biết lượng khách đến với Cần Thơ năm nay tăng cao nhất từ trước tới nay nhưng lượng khách lưu trú vẫn còn thấp vì thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Tàu du lịch đang đưa khách đi chơi chợ nổi Cái Răng.
Ảnh: Huỳnh Kim
Ông Lê Minh Sơn, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, du lịch thành phố Cần Thơ trong cuộc họp báo ngày 8-12 cho biết 11 tháng đầu năm nay, Cần Thơ đã đón hơn 7 triệu lượt khách, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 126% kế hoạch năm. Tổng doanh thu du lịch Cần Thơ 11 tháng qua trên 2.600 tỉ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 130% kế hoạch năm.

Khách đông nhờ năm nay Cần Thơ có nhiều sự kiện lớn như Tuần lễ APEC, hội nghị Phát triển bền vững ĐBSCL, nhiều lễ hội văn hóa, ẩm thực, hội chợ gắn với du lịch sinh thái. Trong đó, tour chợ nổi Cái Răng và nhà vườn sông nước thu hút khoảng 70% lượng khách đến với Cần Thơ.

Tuy vậy, theo ông Lê Minh Sơn, số lượng khách lưu trú tại Cần Thơ 11 tháng qua còn thấp. Trong hơn 7 triệu khách đến, mới có 272.751 lượt khách quốc tế (tăng 17%) và hơn 1,7 triệu lượt khách nội địa (tăng 27%). “Khách đông nhưng ở lại ít; ngoài khu nhà vườn Mỹ Khánh 20 hecta, doanh nghiệp du lịch ở Cần Thơ phần lớn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có những điểm dịch vụ giải trí lớn”, ông Sơn nói.

Hiện Cần Thơ có 270 cơ sở lưu trú đang hoạt động (có 19 vườn du lịch và 20 điểm homestay). Ngành du lịch địa phương đang mời gọi đầu tư 4 dự án lớn là Cồn Sơn, Vườn cò Bằng Lăng, Cù lao Tân Lộc và Khu du lịch sinh thái Phong Điền. Cần Thơ xác định có hai loại hình du lịch cần phát triển là du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch MICE.

Ông Sơn dự kiến tới hết năm nay, ngành du lịch thành phố Cần Thơ sẽ đón hơn 7,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu hơn 2.800 tỉ đồng.

Dịp này, Trung tâm Phát triển du lịch Cần Thơ đã giới thiệu hai cuộc thi về du lịch cho năm 2018, gồm cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng du lịch và cuộc thi thiết kế mẫu tàu du lịch.


* Đã đăng TBKTSG Online 8-12-2017:

 * Và tại Saigon Times Daily 9-12-2017:


  

Bạn đọc TBKTSG Online phản hồi

Huỳnh Kim

Đọc bài Một nghị quyết đảo ngược tư duy , phỏng vấn GS.TS Võ Tòng Xuân (http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/265292/), tôi nhận được 6 email  phản hồi như sau:

@ TS Nguyễn Văn Sánh (Đại học Cần Thơ):

“Bài này đã phản ánh được mấy việc:

1. Được và mất của cây lúa:

- Được là giải quyết an ninh lượng thực và khó khăn đất nước trong các giai đoạn khác nhau; đặc biệt là thời kỳ chúng ta phải ăn độn. Đồng thời phát triển công nghiệp ngành lúa gạo; Chính phủ sử dụng công cụ chính sách về giảm gía tiêu dùng CPI; ngoại giao quốc tế...

- Mất là mất cân bằng sinh thái; mất cơ hội nâng cao thu nhập nông dân; ô nhiễm môi trường ngày càng cao; lệ thuộc thị trường đầu vào, đầu ra của TQ và nước thượng nguồn ... Đối mặt với biến đổi khi hậu và đập thủy điện thượng nguồn thì các mất nêu trên ngày càng nghiêm trọng. Vì thế vai trò cây lúa hiện nay phải tính toán lại như ý của GS Xuân.

2. Nghị quyết 120 của Chính phủ và câu chuyên sắp tới:  

Nghị quyết này cơ bản nhấn mạnh việc tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, của hệ thống đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong và của địa chính trị kinh tế, thị trường thế giới ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ĐBSCL. Vì thế phải tư duy lại điều chỉnh chiến lược phát triển ĐBSCL để chủ động tiếp tục phát triển kinh tế ĐBSCL theo hướng "thuận thiên” với  ĐBSCL. Đồng thời sửa chữa những yếu điểm về cây lúa và đất lúa đang rất khó khăn vì phải thay đổi cả tiến trình và thời gian. Có khoảng 1,14 triệu hộ nông dân trồng lúa phải thích ứng hoàn cảnh mới và 18 triệu dân ĐBSCL phải hợp lực ứng phó và thích nghi được với các tác động nói trên để nâng cao từng bước mức sống vật chất và tinh thần của người dân ĐBSCL vốn đã tụt hậu về kinh tế xã hội.

i trả li phỏng vấn của thầy Xuân rất súc tích. Nhưng làm như thế nào hiệu quả là cả vấn đề thử thách lớn”.

@ TS Võ Hùng Dũng (Cần Thơ):

Bài có tiêu đề hay. Hôm rồi tôi có tham dự cuộc họp kỹ thuật do Bộ kế hoạch & Đầu tư chủ trì thảo luận về Quy hoạch tích hợp để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ từ cuộc họp của Chính phủ hồi tháng 9 về ĐBSCL và Nghị quyết 120 của Chính phủ. Khi nào có thu xếp được tôi sẽ viết, hoặc có ý kiến, còn bây giờ thì chưa thu xếp được. Đi công tác liên miên, khó có thể ngồi lại để viết. Làm sao mà so được với thầy Xuân, ngồi xuống là có thể trả lời ngay. Tôi thì phải mất nhiều thời gian dể suy nghĩ. VHD”.

@ Ths. Nguyễn Hữu Thiện (VCCI Cần Thơ):

Bài này hay. Tôi đang họp với Bộ KH& ĐT về quy hoạch tích hợp ĐBSCL theo tinh thần kết luận Hội nghị và Luật quy hoạch Quốc hội mới thông qua. Trong hội trường vẫn đang cãi nhau chí chóe, nên những  như bài của thầy Xuân như vầy rất cần thiết vào lúc này”.

@ TS Đào Trọng Tứ (Hà Nội):

“Bài tuy ngắn nhưng có nhiều điều để bàn, trao đổi, kể cả tạo nên diễn đàn - con đường mới/chấn trời mới  cho ĐBSCL  sẽ được mở ra chăng? Xin anh Kim cho Tứ đôi ba ngày, giãn việc và dành thời gian ngẫm nghĩ và trao đổi tiếp”.

@ Ths. Trần Hữu Hiệp (Cần Thơ)

“Ý kiến GS. Võ Tòng Xuân rất hay. Tôi đồng tình, nhất là về những "cái được" của Nghị quyết 120/NQ-CP. 

Chuyển đổi mô hình, thay đổi tư duy, tôn trọng quy luật tự nhiên, kiến tạo phát triển bền vững vùng ĐBSCL là quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược quan trọng, là "cái nổi lên" rất đáng mừng. Nói như GS. Xuân là "tư duy mới trong 40 năm qua". Nhưng tôi nghĩ, "phần còn chìm" thuộc "hậu Nghị quyết" là triển khai thực hiện như thế nào, sẽ gặp những "điểm nghẽn" nào không hay bây giờ hồ hởi, năm sau nghẽn mạch? Phần hậu đó rất quan trọng, nếu không được tập trung giải quyết, thì quyết tâm của Chính phủ sẽ chỉ là tâm huyết, và Nghị quyết sẽ lại như nhiều thứ khác, rất hay, nhưng... chậm đi vào cuộc sống.

Theo tôi, Nghị quyết này sẽ gặp 3 "điểm nghẽn" cần phải tập trung tháo gỡ trong quá trình triển hai thực hiện:

(1) Nguồn lực ở đâu? Không tìm thấy một đồng vốn đầu tư công nào cho ĐBSCL. Nó phụ thuộc vào kết quả triển khai tới. Chính phủ đang chờ Quốc hội, giao Bộ KH&ĐT đề xuất đến quý II/2018 trình “đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh, bổ sung và bố trí ngân sách triển khai chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ”. 

Trong khi, cả Quốc hội, Chính phủ cũng đang "mắc kẹt" trong trần nợ công. Vốn kế hoạch 5 năm 2016-2020 gần như đã phân khai hết rồi, còn đâu cho ĐBSCL nữa theo tinh thần NQ này? Phải đợi sau 2020? Liệu có đột phá gì mới trước 2020? Nguồn lực mới cho đồng bằng sắp tới phụ thuộc vào sự "đột phá dũng cảm" đó.

(2) Hội đồng điều phối vùng: Việc thành lập Hội đồng được ví như “phòng thí nghiệm chính sách” đang trước nhiều thách thức. Hội đồng có thực quyền? Hay chỉ "hợp tan" như Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm hiện nay do 1 Chủ tịch tỉnh làm Chủ tịch luân phiên mà có người ví như đăng cai tổ chức "giải bóng đá". 

Cần đặt nó trong bối cảnh cải cách tổ chức, bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu. Theo đó, cần thành lập Hội đồng điều phối vùng có thực quyền, chỉ tập trung 2 lĩnh vực then chốt: điều phối việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước và quyết định các dự án đầu tư lớn, có tính liên kết vùng (theo quy mô, tính chất dự án). Giúp việc cho Hội đồng điều phối vùng chỉ cần một có Bộ phận giúp việc hoặc Văn phòng gọn, nhẹ, cán bộ chuyên môn tinh thông. Bên cạnh Hội đồng điều phối vùng, cần thành lập Nhóm tư vấn phát triển nghiên cứu, tư vấn, phản biện về chính sách và các vấn đề phát triển vùng ĐBSCL cho các cấp quyết định ở Trung ương và cấp vùng. Liệu có gì mới? Chưa thấy ai đề cập.

(3) Việc xây dựng Trung tâm thông tin, dữ liệu vùng: Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ chế điều phối và vận hành Trung tâm thông tin dữ liệu vùng ĐBSCL để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc ra quyết định “không hối tiếc” của Hội đồng điều phối vùng. Trong khi dự án "Trung tâm thông tin vùng ĐBSCL" do Bộ tN&MT làm chủ đầu tư, trị giá 14 triệu USD do WB tài trợ đang có xu hướng chỉ đi chuyên sâu về lĩnh vực của ngành tài nguyên và đến 2022 mới hoàn thành. Thì Hội đồng vùng dựa vào thông tin nào để ra quyết định?”.

@ TS Nguyễn Văn Kiền (Đại học An Giang):

“Thứ nhất tôi rất đồng tình với GS Xuân ở một số điểm:

1/ Đầu tư các chính sách nông nghiệp 40 năm qua chỉ tập trung cơ sở hạ tầng cho cây lúa, chưa phát huy lợi thế tự nhiên sẵn có của ĐBSCL để giúp nông ân giàu và phát triển bền vững;

2/ Về vĩ mô, Nghị quyết 120 đã xác định hướng đi thuận theo tự nhiên, sinh thái, nâng cao chuỗi giá trị là hướng đi các nước phát triển đã làm. Tôi cho rằng đây là hướng đi tốt;

3/ Ở góc độ nông dân, muốn chuyển sang tự nhiên phải dạy lại thế hệ nông dân mới, tư duy mới, tư duy kinh doanh nông nghiệp toàn cầu như NewZeland hay các nước phát triển làm. Trong 40 năm qua chúng ta đã dạy dân sử dụng phân thuốc và hiện nay phân thuốc là vũ khí là chìa khoá của nông dân. Muốn cho ĐBSCl theo hướng sinh thái cần day lại nông dân. GS Xuân cho rằng cần tích tụ ruộng đất để nông dân có thể làm giàu; tôi chưa rõ điểm này. Theo tôi, cần giúp nông dân hợp tác lại để làm ăn lớn, thông qua các tổ chức nông dân hay doanh nghiệp nông dân. Tôi khuyến cáo nên phát triển doanh nghiệp nông dân thì phù hợp hơn tích tụ ruộng đất trong điền kiện ĐBSCL chưa đủ công nghiệp và dịch vụ lôi kéo lao động ra khỏi nông nghiệp.

Vậy để thay đổi tư duy, GS xuân đề nghị thay đổi tư duy của nông dân và tư duy của lãnh đạo. Nghị quyết 120 cho thấy tư duy của lãnh đạo đã được thể chế hoá bằng văn bản cấp Chính phủ. Còn thay đổi tư duy của nông dân thì đây là bài toán hóc búa... Muốn thay đổi tư duy cho nông dân thì nhà nước cần thể chế hoá, thúc đẩy thành phần doanh nghiệp nông dân, thành phần ưu tú trong nông dân để họ làm chìa khoá lôi kéo những thành phần nông dân nhỏ lẽ hợp tác theo hướng liên kết”.


=> Tòa soạn TBKTSG Online đã chọn đăng một số ý kiến trên qua bài tóm tắt của chị Yến Dung: “Tìm cách thích ứng cho mục tiêu bền vững”:

Cần Thơ muốn có khu CNTT tập trung

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Cần Thơ là trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL, vì thế, việc có một trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) sẽ giúp địa phương này thu hút thêm doanh nghiệp cũng như giải quyết việc làm cho sinh viên khoa CNTT của năm trường đại học tại đây.

Toàn cảnh hội nghị về khu CNTT tập trung tại Cần Thơ. Ảnh Huỳnh Kim

Tại cuộc hội thảo "Phát triển khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung tại vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL - định hướng liên kết thành viên chuỗi công viên phần mềm Quang Trung" hôm 6-12, ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, Chính phủ đã chủ trương lập các khu CNTT tập trung ở một số thành phố lớn, trong đó có Cần Thơ, để tạo môi trường thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.

"Chúng tôi rất mong ĐBSCL có khu CNTT này tại Cần Thơ để liên kết với chuỗi công viên phần mềm Quang Trung, đáp ứng nhu cầu ứng dụng, cung cấp dịch vụ CNTT và phục vụ phát triển kinh tế xã hội cả vùng ĐBSCL”, ông Khả nói.

Sau thành công của Khu Công viên phần mềm Quang Trung ở TPHCM và Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Cần Thơ đã lập đề án Khu CNTT tập trung rộng hơn 20 ha tại quận Cái Răng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Khả lý giải rằng, nếu không tạo được môi trường tốt là Khu CNTT tập trung thì các doanh nghiệp có nhu cầu về CNTT tại Cần Thơ và ĐBSCL sẽ thêm khó khăn, ĐBSCL sẽ chậm phát triển.

Tại hội thảo, một số đại biểu cũng chia sẻ lý do vì sao Cần Thơ cần sớm có một trung tâm công nghệ công tin như TPHCM hay Đà Nẵng. Trước hết, sẽ thúc đẩy hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố và của vùng phát triển hơn, bên cạnh đó, giúp giải quyết việc làm tại chỗ cho nguồn cung nhân lực từ các trường đại học đóng trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Điệp, đại diện Công ty Digi-Texx Việt Nam (Đức) tại Cần Thơ, chuyên cung cấp dịch vụ số hóa dữ liệu cho các doanh nghiệp vùng ĐBSCL, cho biết đã mở chi nhánh tại Cần Thơ cách đây bảy năm nhưng hoạt động luôn gặp nhiều khó khăn vì “vẫn ở ngoài lĩnh vực CNTT”.

Theo bà Điệp, ngoài chuyện thủ tục hành chính phúc tạp, đường truyền Internet ở Cần Thơ thường hay chậm và trục trặc, bà phải nhờ sự hỗ trợ từ Công viên phần mềm Quang Trung. “Khi chúng tôi đến đây bảy năm trước, lãnh đạo thành phố Cần Thơ hứa sẽ lập khu CNTT Cần Thơ, nhưng nay vẫn còn là đề án. Khi có Khu CNTT tập trung, chúng tôi đặt chi nhánh công ty ở trong khu này thì sẽ rất tốt cho công việc”, bà Điệp nói.

Ông Nguyễn Hoàng Việt, Giám đốc Trung tâm Công nghệ phần mềm thuộc trường Đại học Cần Thơ, cho biết trước đây, 80% sinh viên CNTT Đại học Cần Thơ tốt nghiệp phải tìm việc làm ở khắp nơi, nay nguồn lực này đang làm việc tại Trung tâm Công nghệ phẩn mềm thuộc Đại học Cần Thơ phục vụ cho cả ĐBSCL.

“Chúng tôi cần có Khu CNTT Cần Thơ để đẩy mạnh việc sử dụng nguồn nhân lực này cho Cần Thơ, ĐBSCL và cả nước vì chỉ khi có nó thì mới thu hút nhiều công ty CNTT vào đây làm việc”, ông Việt nói.

Chia sẻ quan điểm này, ông Đỗ Hoàng Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Cần Thơ, cho biết thành phố hiện có 5 trường đại học đào tạo về CNTT, vì thế, khi triển khai thực hiện, đề án sẽ thu hút nguồn sinh viên ra trường hàng năm; đồng thời, sẽ phục vụ sự phát triển chung của ngành CNTT ở Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL.

* Đã đăng TBKTSG Online 6-12-2017: 

* Và tại Saigon Times Daily 7-12-2017:

Can Tho to develop IT center

Huynh Kim

Dao Dinh Kha of the Ministry of Information and Communications speaks at
a seminar in Can Tho City on December 6 - PHOTO: HUYNH KIM
CAN THO – The Mekong Delta city of Can Tho needs to build an information technology (IT) center, said Dao Dinh Kha at the Ministry of Information and Communications.

At a seminar on development of an IT center at the Mekong Delta’s key economic zone with a vision of making it a member of the Quang Trung Software City chain held in Can Tho on December 6, Kha said the Government has plans to develop such centers in large cities including Can Tho to help domestic firms improve their competitiveness.

Following the models of Quang Trung Software City (QTSC) in HCMC and Danang Software Park, Can Tho has drawn up a plan to develop a 20-hectare IT center in Cai Rang District, which will be submitted to the Prime Minister for approval. The center will be connected to the QTSC chain to meet the demand for IT services of enterprises in Can Tho, Kha said.

Nguyen Thi Diep, a representative of German-invested Digi-Texx Vietnam Co Ltd which specializes in data digitization, said the company has been running a branch in Can Tho for seven years and has encountered numerous difficulties due to a lack of IT services.

Lam Nguyen Hai Long, CEO of QTSC, told the seminar that the company returned an upfront investment of VND250 billion (US$11.01 million) to the HCMC government after five years of operation. This year HCMC can collect VND700 billion in taxes from QTSC, mainly personal income tax on staff of QTSC member firms, including six in Can Tho.

Nguyen Hoang Viet, director of Can Tho University Software Center, said at the seminar that 80% of graduates from Can Tho University are now working for the center. However, a centralized IT center is needed to grow the workforce.

Can Tho, which is now home to five universities that have IT programs with 1,200 graduates a year and many large enterprises, holds high potential to develop the IT sector, said Do Hoang Trung, director of the Can Tho Department of Information and Communications.

Tran Van Dung, deputy director of the Danang branch of DTT Technology JSC, the planner of Danang Software Park, said the park has been recognized as the second centralized IT center in the country with 75 enterprises. These firms have 2,400 employees and generate annual revenue of VND974 billion.

DTT is now the planner of the Can Tho centralized IT center which will be a center of services and infrastructure for socio-economic development of Can Tho and the Mekong Delta.

The cost of the project will be VND174.6 billion, Dung added.


Thi khởi nghiệp ở miền sông nước: Nhắm tới nông nghiệp

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Nhà tổ chức cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm nay mong muốn tạo ra cơ hội phát triển và hỗ trợ kết nối các ý tưởng sáng tạo, tiềm năng với các nhà đầu tư trong tất cả lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, công nghệ thông tin đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương giúp hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo đà phát triển cho hoạt động khởi nghiệp của vùng ĐBSCL.

Bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc VCCI Cần Thơ (bên phải) đang trả lời
báo chí tại Cần Thơ vào chiều ngày 4-12-2017. Ảnh: Huỳnh Kim
Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, Tại họp báo chiều nay, 4-12, đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, nhà tổ chức cho biết cuộc thi khởi nghiệp này do VCCI Cần Thơ phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức từ năm 2016, là hoạt động cốt lõi tạo nền tảng khuyến khích khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL.

Bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc VCCI Cần Thơ, cho biết không chỉ các thí sinh đoạt giải mà tất cả thí sinh vào vòng chung kết sẽ kết nối với nhiều nhà đầu tư ngay tại cuộc thi để tìm cơ hội hỗ trợ khởi nghiệp; riêng giải nhất có thể được cấp giấy phép đầu tư tại chỗ.

Tại vòng thi này, ngoài phần thuyết trình và phản biện, ban tổ chức còn trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của các thí sinh và hội thảo “Khởi nghiệp - kết nối để thành công” nhằm giúp thí sinh có định hướng tiếp cận thị trường, tạo thương hiệu và kết nối với nhà đầu tư. Dự vòng chung kết này, ngoài nhà đầu tư, còn có các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, nhà tư vấn, các thành viên của Mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL, đại diện các sở, ngành, viện, trường, doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL.

Bà Linh cho biết cuộc thi này bắt đầu từ ngày 15-6-2017; hơn 250 thí sinh các tỉnh, thành ĐBSCL đã tham gia 100 hồ sơ (44 cá nhân và 56 nhóm) ở các lĩnh vực: giải pháp kinh doanh (32 hồ sơ); nông nghiệp (26); sản xuất - thương mại (10); công nghệ thông tin và công nghệ thực phẩm (8); môi trường (2);còn lại là các lĩnh vực cơ khí chế tạo, du lịch trải nghiệm, tự động hóa trong sản xuất, kỹ thuật và sửa chữa.

Tại cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Thương Linh còn giới thiệu về Đề án khởi nghiệp cho khu vực ĐBSCL giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 của VCCI Cần Thơ. Đề án có 7 nhiệm vụ: xây dựng mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL; tổ chức cuộc thi khởi nghiệp; đào tạo khởi nghiệp; tổ chức sàn ý tưởng khởi nghiệp; thành lập mạng lưới chuyên gia; xây dựng mạng lưới nhà đầu tư thiên thần; xây dựng trung tâm khởi nghiệp ĐBSCL; lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Đến nay, VCCI Cần Thơ đã thành lập được Mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL gồm 19 thành viên đại diện các sở, ngành, viện, trường, trung tâm khởi nghiệp địa phương trong khu vực. Mạng lưới được thành lập vào ngày 24-5 năm nay, nhằm kết nối thế mạnh của từng cá nhân, từng địa phương tạo nên sức mạnh tổng thể, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp vùng ĐBSCL. Nhiệm vụ chính là thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở mỗi địa phương, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ thực hiện các hoạt động khởi nghiệp tại địa phương, phối hợp tổ chức cuộc thi khởi nghiệp và hỗ trợ thiết thực cho các startup tại địa phương.

Qua vòng sơ khảo, Hội đồng giám khảo cuộc thi chọn được 44 hồ sơ vào vòng 2, trong đó có 14 hồ sơ trong lĩnh vực nông nghiệp; 13 hồ sơ về giải pháp kinh doanh; 5 hồ sơ về thủ công mỹ nghệ; 12 hồ sơ về các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, sản xuất thương mại, môi trường, cơ khí chế tạo, giáo dục. Tiếp đó, căn cứ vào đề án hoàn chỉnh của các thí sinh, sẽ chọn ra những hồ sơ nổi bật vào vòng chung kết.
Vòng chung khảo cuộc thi này sẽ trao một giải nhất (20 triệu đồng), một giải nhì (17 triệu đồng) và hai giải ba. mỗi giải 15 triệu đồng. Cuộc thi chung kết diễn ra tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Cần Thơ vào ngày 28-12 tới đây. 

* Đã đăng TBKTSG Online 4-12-2017:

* Và tại Saigin Times Daily 6-12-2017:

Final round of Mekong Delta startup contest slated for late Dec

Huynh Kim

Nguyen Thi Thuong Linh (R), deputy director of VCCI Can Tho, speaks at a press conference
on the final round of a startup contest in Can Tho City on December 4 - PHOTO: HUYNH KIM
CAN THO – The final round of a startup contest in the Mekong Delta will take place in Can Tho City on December 28, said the Can Tho branch of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI Can Tho).

At a press conference on December 4, VCCI Can Tho director Vo Hung Dung said the contest is jointly held by VCCI Can Tho and Can Tho City government to promote the startup movement and develop a startup ecosystem in the Mekong Delta region.

VCCI Can Tho expects to create development opportunities for startups, connect them with investors in agriculture and information technology, and enhance cooperation among provinces in the region, Dung added.



VCCI Can Tho deputy director Nguyen Thi Thuong Linh told the Daily that the winner would receive an investment license and VND20 million.


Contest organizers will display products of candidates and hold a seminar themed “Startup - Connect to succeed” to help candidates access the market, build their brands and connect with investors.

The final will be attended by investors, startup support organizations, consultants, members of the Mekong Delta startup network, and representatives of departments, State agencies, institutes, universities, enterprises, banks and news organizations.

Linh said that since the contest was launched on June 15, it has attracted more than 250 contestants in the region with 100 projects on business solutions, agriculture, production-trade, information technology, food processing, environment, mechanical engineering, tourism and automation, among others.

At the press conference, Linh also introduced a startup plan for the Mekong Delta in the 2016-2020 period with a vision to 2025. The plan is aimed at developing a startup network, building a startup center, raising a fund, holding a contest and offering training courses in the region.

VCCI Can Tho on May 24 established a startup network in the region with 19 members to enhance startup activities and support startups in the region.  

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Một nghị quyết đảo ngược tư duy cũ

Huỳnh Kim


GS.TS. Võ Tòng Xuân
(TBKTSG) - Nhân Chính phủ vừa ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu, TBKTSG trao đổi vớiGS.TS. Võ Tòng Xuân xung quanh việc thực hiện nghị quyết này.


TBKTSG: Theo giáo sư, điểm mới của nghị quyết này là gì?

GS.TS. Võ Tòng Xuân: Đây là một chuyển biến lớn trong suy nghĩ của lãnh đạo, căn cứ trên kinh nghiệm hơn 40 năm nay. Nghị quyết này sẽ đảo ngược lại tình thế trước đây. Ví dụ, toàn đồng bằng đang được thiết kế theo chính sách cũ là an ninh lương thực; cái gì cũng phải lo cho an ninh lương thực, cho cây lúa, nên cấu trúc hạ tầng cũng như việc tổ chức các ban ngành từ tỉnh, huyện, cho tới người nông dân chỉ để sản xuất lúa là chính. Chính sách an ninh lương thực hơn 40 năm qua đã đưa tới một thành công lớn là chúng ta thoát được hiểm họa thiếu đói, tiến tới xuất khẩu gạo, đưa nước ta vào tốp 10 nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Sâu hơn là chúng ta đạt được ổn định xã hội; nhờ nông nghiệp, nhờ cây lúa mà xã hội ổn định, chính trị cũng ổn định.

Nhưng mặt bất cập của chính sách này là nó giết hết những sáng kiến làm giàu cho người nông dân, làm giàu cho ĐBSCL. Chúng ta cứ làm lúa bất chấp những điều kiện thiên nhiên, điều kiện môi trường. Ví dụ, chúng ta thấy nước mặn là không làm lúa được, cho nên bằng mọi cách, tốn bao nhiêu tiền cũng phải ngăn mặn, đưa nước ngọt từ trên xuống, tốn rất nhiều tiền ngân sách, tiền vay quốc tế. Cuối cùng thì ngày nay đồng bằng này vẫn nghèo, nghèo hơn những vùng khác; và người nông dân, nhất là nông dân trồng lúa, vẫn nghèo hơn những tầng lớp khác trong dân chúng.

Vậy cần bắt đầu thay đổi từ đâu, thưa ông?

- Thứ nhất là thay đổi tư duy của lãnh đạo. Thấy rằng làm giàu cho nông dân là phải biết lợi dụng các điều kiện thiên nhiên của ĐBSCL. Từ đó, tạo điều kiện cho bà con làm giàu, chứ không phải làm ăn như trước đây, làm ra chỉ để ăn.

Kế tiếp là thay đổi tư duy của người nông dân. Người nông dân muốn khá lên thì không thể làm theo kiểu cũ, nhất là làm manh mún. Chẳng hạn, đất đai rất manh mún, động tới cái bờ cơm nếp, cái miếng ruộng nhỏ của mình thì không chịu. Nếu tư duy của nông dân cứ như thế thì đồng bằng này không bao giờ mới được. Mà không mới, thì ai cứ đứng ở chỗ nấy, làm ra có ăn thôi, rồi đem ra ngoài chợ làng bán; và nếu để thương lái đi gom hàng cho các nhà doanh nghiệp bán, thì nó là một món hàng hỗn tạp các thứ. Như cây lúa, thương lái đi qua một con kênh đã mua được mấy chục giống lúa dồn hết vô một sà lan. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải lấy lúa của các thương lái như thế thì không bao giờ chúng ta có gạo có thương hiệu, có chất lượng. Mà gạo không thể truy nguyên được nguồn gốc thì cũng không thể nào bảo đảm với người tiêu dùng đó là gạo sạch, là thực phẩm an toàn.

Thứ ba là doanh nghiệp cũng phải thay đổi tư duy. Nhiều doanh nghiệp đang sống bằng cách lo lót, chụp giựt, tranh thủ để chiếm đất hay mua hàng không đúng chất lượng. Ví dụ với gạo, mặt hàng quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay, tuy giá trị không cao nhưng đụng tới hàng chục triệu người nông dân. So với gạo của Thái Lan, gạo của mình không bằng về chất lượng vì gạo Thái Lan là gạo lúa mùa, mình là gạo lúa cao sản. Nhưng cái tôi muốn nói là ở Thái Lan, các nhà xuất khẩu gạo có hiệp hội xuất khẩu gạo và người ta làm đồng lòng. Giá cả đi theo chất lượng của nhà nước đưa ra, gạo ai đạt được chất lượng đó thì bán theo giá của hiệp hội. Họ không chơi kiểu đi lòn, kiểu phỗng tay trên như nhiều doanh nghiệp mình hay làm do không tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, làm hại chính sản phẩm của mình.

Nhưng như thế là đụng tới chuyện quản lý của Nhà nước?

- Các ban ngành chức năng của Chính phủ và các tỉnh phải làm nghiêm chỉnh lại. Ví dụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quản lý được các loại nông dược lưu hành trong đất nước này. Hay các tỉnh, trước hết phải làm quy hoạch lại, ví dụ phải giảm diện tích lúa ở những nơi đất không thích hợp để nuôi trồng cái khác, làm tăng lợi tức của nông dân, như nghị quyết này đã nói.

Hay như nghị quyết đề ra giải pháp chuyển quy hoạch từ sống chung với lũ qua chủ động sống chung với lũ, với ngập nước, với nước lợ, nước mặn, thì phải tùy điều kiện nước ngọt để quy hoạch nuôi trồng cho thích hợp, xem nước mặn, nước lợ cũng là tài nguyên làm giàu của nông dân. Ví dụ quy hoạch lại vùng nuôi tôm thì phải dồn điền đổi thửa, đầu tư khoa học... để không còn nuôi tôm theo kiểu tự phát, làm cho bệnh tôm lan truyền.

* Đã đăng TBKTSG Online 26-11-2017:

Cần Thơ sẽ giới thiệu gì tại APEC Đà Nẵng?

Huỳnh Kim thực hiện


Ông Võ Thành Thống
(TBKTSG Online) - Diễn đàn APEC Việt Nam 2017 (từ 7 đến 11-11 tại Đà Nẵng), có Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam chuyên đề “Nông nghiệp bền vững” vào ngày 7-11. Trao đổi với TBKTSG Online, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, ông Võ Thành Thống, cho biết Cần Thơ sẽ giới thiệu với các đối tác lớn của APEC về việc quy hoạch và thực hiện các dự án nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu mà thành phố đang mời gọi hợp tác đầu tư.

TBKTSG Online: Thưa ông, thành phố Cần Thơ sẽ nhấn mạnh điều gì với đại diện 21 nền kinh tế APEC dự hội nghị này?

- Ông Võ Thành Thống: Đây là dịp để Cần Thơ quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách và tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch với các đối tác lớn trong khu vực. Đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh chuyên đề bàn về nông nghiệp bền vững, chúng tôi sẽ ưu tiên giới thiệu về công tác quy hoạch và một số dự án kêu gọi đầu tư về nông nghiệp tiêu biểu gắn với tình hình biến đổi khí hậu.

Đó là những quy hoạch gì, thưa ông?

- Thành phố Cần Thơ đã thực hiện tốt công tác quy hoạch kinh tế - xã hội, ngành và lĩnh vực. Vì nếu chưa quy hoạch thì các nhà đầu tư không an tâm. Trong nông nghiệp, chúng tôi sẽ giới thiệu 7 đề án đã quy hoạch. Đó là Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Quy hoạch chi tiết trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2030; Quy hoạch bố trí dân cư thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thưa ông, như vậy là nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ - đô thị loại 1 trực thuộc trung ương?

- Trong khối APEC, sản xuất nông nghiệp vẫn là một hoạt động mang tính toàn cầu, lấy trọng tâm là lợi ích con người làm trung tâm của sự phát triển. Thành phố Cần Thơ đã đưa ngành nông nghiệp vào mô hình tăng trưởng trên cơ sở phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của Cần Thơ quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư, kêu gọi nhà đầu tư cùng tham gia thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ngoài ra, thành phố Cần Thơ là đô thị trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng nông nghiệp chủ lực lớn nhất nước với hàng hóa phong phú như lúa gạo, thủy sản, rau, quả các loại. Hiện nay, diện tích gieo trồng lúa cả năm của Cần Thơ trên 240.000 hec ta với sản lượng đạt trên 1,3 triệu tấn, trong đó, các giống lúa thơm đặc sản, chất lượng cao chiếm trên 80% diện tích. Cần Thơ cũng đang phát triển vùng cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái; tích cực khôi phục vườn cây ăn trái với diện tích 16.000 ha, gồm các loại cây ăn trái chủ lực như vú sữa Phong Điền (950 hec ta), dâu Hạ châu (600 hec ta), xoài cát Hòa lộc, cam mật, nhãn (trên 120 hec ta).

Chúng tôi cũng phát triển vùng nuôi cá tra và các mô hình thủy sản hiệu quả, theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Hiện diện tích nuôi thủy sản toàn thành phố hơn 11.400 hec ta; mở rộng 225 hec ta nuôi thủy sản an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP, SQF, BMP, ASC. Về phát triển giống cây trồng và vật nuôi thì Cần Thơ chú trọng đẩy mạnh phát triển các hệ thống sản xuất giống như lúa 3 cấp, các giống cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi bò, heo, vịt và giống thủy sản.

Ngày 31-10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1670/QĐ-TTg phê duyệt thực hiện các chương trình của Hội nghị Phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu hồi cuối tháng 9 rồi. Cần Thơ có nhấn mạnh việc này tại Hội nghị APEC ở Đà Nẵng không, thưa ông?

- Quyết định mới này của Thủ tướng Chính phủ có nhấn mạnh đến hai hợp phần phải thực hiện là thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Thành phố Cần Thơ sẽ thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng này. Chúng tôi sẽ giới thiệu với quốc tế việc lồng ghép vấn đề này trong 7 giải pháp thực hiện các dự án đã quy hoạch. Đó là tăng cường liên kết với các địa phương và liên kết “bốn nhà”; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể; khuyến khích phát triển trang trại, doanh nghiệp; nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả; đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất; và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

Còn việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này thì sao?

- Thành phố Cần Thơ sẽ giới thiệu với các nhà đầu tư của APEC 4 dự án cụ thể. Đó là dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao 1, quy mô 20 hec ta ở xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai; dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ 244 hec ta ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ; dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao 3 ở xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ rộng 100 hecta và dự án Vùng công nghiệp sản xuất giống cá tra tập trung rộng quy mô 100 hec ta, ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ.

* Đã đăng TBKTSG Online 4-11-2017:

Lần đầu Nhật Bản xúc tiến du lịch tại Cần Thơ

Huỳnh Kim
Các đại biểu dự buổi tọa đàm đầu tiên về du lịch Nhật Bản tại Cần Thơ sáng ngày 2-11.
Ảnh: Huỳnh Kim
(TBKTSG Online) - Phát biểu tại buổi tọa đàm về du lịch Nhật Bản tại Cần Thơ sáng ngày 2-11, đại diện Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản (Japan National Tourism Organization – JNTO) tại Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên Nhật Bản xúc tiến du lịch tại Cần Thơ với mong muốn tăng lượng du khách vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và du khách Nhật Bản đi thăm nhau lên khoảng 30%.

Phát biểu với 20 cơ quan du lịch vùng ĐBSCL tại tọa đàm, ông Takahashi Ayumi, Trưởng đại diện Văn phòng JNTO tại Việt Nam, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên JNTO tổ chức hội thảo tại Cần Thơ nhằm đẩy mạnh du lịch Nhật Bản tại ĐBSCL.

Ông Takahashi Ayumi nói: “Từ khi ra mắt văn phòng JNTO hồi tháng 3 vừa qua, 7 tháng nay, thị  trường du lịch Nhật Bản liên tục tăng trưởng mạnh. Năm ngoái đã có 230.000 lượt khách từ Việt Nam đến Nhật. Năm nay, đến tháng 9, con số này đã đạt 230.000 người, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất từ trước đến nay và hy vọng đến cuối năm 2017, con số này là 300.000”.

Ông Takahashi Ayumi cho biết, đi cùng ông có đại diện 3 công ty du lịch Nhật Bản là JTB-TNT, Song Han Tourist và Tagger Travel để giao lưu với các công ty du lịch tại ĐBSCL. “Cần Thơ là thành phố lớn nhất ĐBSCL, là thị trường phát triển nhanh trong khu vực nên chúng tôi rất mong muốn sau tọa đàm này hai bên sẽ có thêm nhiều thông tin cụ thể để phát triển du lịch”.

Trong khi đó, theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, năm 2016 đã có hơn 740.000 lượt du khách từ Nhật Bản sang thăm Việt Nam. “Tuy vậy, số lượng du khách Nhật Bản đến Cần Thơ còn rất khiếm tốn do chưa có đầy đủ thông tin và hạ tầng giao thông còn hạn chế”, ông Nam nói và hy vọng cuộc tọa đàm này cùng với “Chương trình giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam – Nhật Bản” diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 3 đến 5-11-2017, sẽ giúp hai bên kết nối được những cơ hội hợp tác, đón được du khách của nhau nhiều hơn.

* Đã đăng TBKTSG Online 2-11-2017:
http://www.thesaigontimes.vn/166238/Lan-dau-Nhat-Ban-xuc-tien-du-lich-tai-Can-Tho.html

* Và tại Saigon Times Daily 3-11-2017:



Japanese tourism promoted in Can Tho

Huynh Kim

Takahashi Ayumi (R), chief representative of the JNTO office in Vietnam, speaks to the media at
 the Visit Japan seminar in Can Tho City on November 2 - PHOTO: HUYNH KIM
HCMC – The Japan National Tourism Organization (JNTO) on November 2 organized a seminar in Can Tho City in a bid to promote tourism exchanges between Japan and Vietnam’s Mekong Delta.
This was the first time the Japanese tourism promotion agency has held such an event in the Mekong Delta city of Can Tho to promote travel to Japan.
Takahashi Ayumi, chief representative of JNTO in Vietnam, said at the Visit Japan seminar that there has been an upsurge in Vietnamese tourists to Japan since the Vietnam office of JNTO was opened in March this year. Japan welcomed 230,000 tourists from Vietnam in all of 2016, but in the first nine months of this year, the same number of Vietnamese visitors came to Japan, up 30% year-on-year, the highest growth rate ever, he noted.
As for this year, Japan looks to attract up to 300,000 Vietnamese tourists, Takahashi Ayumi said.
Among around 20 travel firms showing up at the seminar on November 2 were JTB-TNT, Song Han Tourist and Tagger Travel. 
“As Can Tho is the biggest city in the Mekong Delta and a fast-growing market, we hope both sides need more specific information about each other to boost tourism,” he noted.
Can Tho City vice chairman Truong Quang Hoai Nam said at the seminar that more than 740,000 Japanese visited Vietnam last year. “However, the number of Japanese arrivals to Can Tho is still small due to a shortage of information for tourists and poor traffic infrastructure in the region.”
Nam added the Visit Japan seminar and the Vietnam-Japan culture and trade event which is set to take place in Can Tho this weekend are expected to help both sides attract more tourists.

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Lạc quan về cơ hội làm ăn với Úc

Huỳnh Kim
Hội thảo “Đầu tư, xúc tiến thương mại Việt - Úc” tại Cần Thơ ngày 27-10-2017. Ảnh: Huỳnh Kim
(TBKTSG Online)- Tại hội thảo “Đầu tư, xúc tiến thương mại Việt - Úc” tổ chức tại Cần Thơ ngày 27-10-2017, ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Tiến Thịnh International Migration & Investment Consulting, cho biết Úc là thị trường tiềm năng lớn trong nhiều năm tới mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu.

Ông Lê Thanh Tùng cho biết xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Úc giai đoạn 2011-2016 đạt bình quân 450 triệu đô la Mỹ/năm và tăng trung bình 8,3%/năm. Riêng năm 2016, theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, nước ta đã xuất siêu sang Úc khoảng 480 triệu đô la Mỹ, trong đó có những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh như máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (tăng 315,3%), sản phẩm từ sắt thép (tăng 127,1%), nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (tăng 89,9%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 59,4%), sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ (tăng 47,1%).

“Úc đứng thứ 15 trong số những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Đây là thị trường tiềm năng lớn trong nhiều năm tới mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu”, ông Tùng nói.


Theo ông Tùng, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand đang tạo cơ hội nhiều hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm ăn với Úc. Ngoài việc giới thiệu Úc như một thị trường tiêu th hàng hóa, ông Tùng còn giới thiệu với các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long dự hội thảo về các ngành công nghiệp phổ biến mà Úc đang có nhu cầu đầu tư.

Ông Tùng cho biết Tiến Thịnh là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên của Úc trong lĩnh vực tư vấn về di trú, kinh doanh và đầu tư tại Úc, đã mở chi nhánh tại Việt Nam, đặt tại TPHCM, từ hơn một năm nay. Công ty đã tổ chức nhiều hội thảo tại Hà Nội, TPHCM và tổ chức cho nhiều doanh nghiệp, địa phương đi khảo sát thực tế tại thị trường Úc.

Tháng 9 vừa qua, Công ty Tiến Thịnh đã tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Cần Thơ khảo sát và xúc tiến thương mại tại Úc. Như một hiệu quả từ chuyến đi  này, Công ty TNHH Phạm Nghĩa ở quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ) đang chuẩn bị để tháng 12 tới, lần đầu tiên xuất sang Úc hai container chả cá thác lác và cá thác lác rút xương, trị giá mỗi container (10 tấn) là 50.000 đô Mỹ. Theo bà Nguyễn Ngọc Thùy Dương, phụ trách quản lý kinh doanh xuất khẩu của Công ty Phạm Nghĩa, công ty này sẽ mở văn phòng đại diện tại Úc và sang năm 2018 dự kiến xuất sang thị trường Úc khoảng 150 container hàng chả cá thác lác và cá thác lác rút xương.

* Đã đăng TBKTSG Online 27-10-2017:

Du lịch ĐBSCL rất cần nhà đầu tư

Huỳnh Kim
Đại biểu tham quan các gian hàng du lịch địa phương tại Hội nghị về du lịch ở Cần Thơ ngày 25-10. Ảnh: Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Phát biểu tại Hội nghị “Thu hút đầu tư hạ tầng - nền tảng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và các Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư và du lịch 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức tại Cần Thơ ngày 25-10, ông Phạm Thế Triều, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL nhấn mạnh rằng dịch vụ du lịch vùng này như mảnh đất hoang đang chờ các nhà đầu tư khai phá.

Ông Phạm Thế Triều, người đồng thời là Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh An Giang, nói: “Tiềm năng phát triển du lịch ĐBSCL là rất lớn nhưng với sự thiếu hụt về cơ sở dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí và cơ sở lưu trú hiện hữu, các loại hình dịch vụ này hiện nay ở ĐBSCL như mảnh đất hoang cần được khai phá để phát triển và làm giàu, rất mong các nhà đầu tư quan tâm”.


Ông Triều cho biết trong 8 năm qua, du lịch ĐBSCL tăng trưởng hàng năm hơn 10% cả về lượng khách, lưu trú và doanh thu nhưng riêng khách lưu trú và doanh thu thì vẫn xếp thấp nhất cả nước do thiếu dịch vụ phục vụ theo nhu cầu và thị hiếu du khách. Riêng năm 2016, ĐBSCL đón 28 triệu lượt khách, trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế; 8,5 triệu lượt khách lưu trú (có 900.000 khách quốc tế), doanh thu 15.000 tỉ đồng phê duyệt ngày 18-11-2016. Theo đó, năm 2020, ĐBSCL sẽ đón 34 triệu lượt khách, có 3,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu 25.000 tỉ đồng; đến năm 2030 đón 52 triệu lượt khách, có 6,5 triệu khách quốc tế, doanh thu 111.000 tỉ đồng. Năm 2020, vùng này cần có 53.000 phòng khách sạn và đến năm 2030 cần có 100.000 phòng, trong đó có 30% đạt chuẩn 3-5 sao.

“Nhưng hiện nay, ĐBSCL mới chỉ có khoảng 60 khách sạn 3-5 sao với hơn 8.000 phòng, tập trung chủ yếu ở Phú Quốc và Cần Thơ. So với quy hoạch, cơ sở lưu trú thiếu trầm trọng, khu vui chơi giải trí lớn chỉ có hai địa điểm là Vinpearl Phú Quốc và Nhà Mát - Bạc Liêu, chưa có điểm dừng chân lớn, chưa có trung tâm ẩm thực kết hợp giải trí tổng hợp và trung tâm mua sắm qui mô lớn thu hút du khách”, ông Triều nói.
Chia sẻ quan điểm này, ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Vòng tròn Việt, chuyên gia về tư vấn phát triển du lịch, phân tích thêm về hạ tầng du lịch ĐBSCL. Theo ông Huê, sân bay Cần Thơ vẫn chưa kết nối với các nước trong khu vực, trong khi sân bay Cà Mau thì vẫn đóng cửa mà khách lại rất cần bay đến Hà Nội và TPHCM. Đường bộ thì chưa có cao tốc Cần Thơ – PhnômPênh (Campuchia); đường nối Cà Mau – Rạch Giá – Hà Tiên thì không tốt. Đường thủy thì thiếu cảng sông cho du thuyền; chưa có quy hoạch khu lưu trú ban đêm cho du thuyền có phòng ngủ; cảng biển thì không có nơi đón du thuyền.

“Như vậy, để nối ĐBSCL với các nước trong khu vực, xây dựng tam giác du lịch Cần Thơ – PhnômPênh – Sài Gòn và phát triển du lịch thuyền trên sông – biển thì ĐBSCL còn phải đầu tư nhiều về giao thông vận tải”, ông Huê nói.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc VCCI Cần Thơ, xác nhận hạ tầng du lịch ĐBSCL rất yếu, cả hạ tầng kỹ thuật lẫn dịch vụ cung ứng, trong khi du lịch được hầu hết các tỉnh trong vùng đưa vào chiến lược phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn. “ĐBSCL đang thiếu điều kiện tốt và an toàn ở những điểm đến; lại có ít nơi mua sắm, giải trí để thu giá trị gia tăng trong khi ta có nhiều cảnh quan đẹp và sản phẩm đặc trưng ấn tượng. Về dịch vụ, hầu như còn tự phát vì tính dễ dãi của các địa phương. Vì thế cần hệ thống đào tạo dịch vụ đúng đắn cho ngành du lịch thì mới mong du lịch ĐBSCL thay đổi được”, ông Lam nói.

Tại hội nghị này, các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước 33 dự án mời gọi đầu tư thuộc nhóm bất động sản và du lịch với tổng vốn gần 7.800 tỉ đồng và 45 dự án khác liên quan tới nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, chế tạo, hạ tầng logistic với tổng vốn khoảng 150.000 tỉ đồng.