Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Cục Thống kê Cần Thơ có bị "lỗi do đánh máy"

Huỳnh Kim
Thứ Sáu,  27/12/2019, 16:11

(TBKTSG Online) - Có hai nội dung Cục Thống kê TP Cần Thơ giải đáp tại buổi họp báo sáng ngày 27-12 vẫn còn gây băn khoăn, thắc mắc với báo giới, đặc biệt là sai số liệu.

Tại buổi họp báo của Cục Thống kê TP Cần Thơ sáng ngày 27-12-2019. Ảnh: Huỳnh Kim

Trong buổi họp báo của Cục Thống kê TP Cần Thơ sáng ngày 27-12 về tình hình kinh tế xã hội và kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở TP Cần Thơ năm 2019, có hai nội dung, dù đã được giải thích, vẫn còn gây băn khoăn, thắc mắc.

Việc thứ nhất: sai 0,01% về cơ cấu kinh tế. Ông Lê Ngọc Bảy, Cục trưởng Cục Thống kê Cần Thơ, đọc văn bản: “Về cơ cấu kinh tế, ước năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,23%; khu vực công nghiệp và xây chiếm 35,85%; khu vực dịch vụ chiếm 48,03%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,90%”.

TBKTSG Online: “Cộng hết 4 con số này trong cơ cấu kinh tế TP Cần Thơ năm 2019, có sai số 0,01%. Vì sao như vậy?”.

Ông Lê Ngọc Bảy: “Đây là sai số nhỏ. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại”. Sau đó, sau khi nhân viên trình văn bản, ông Lê Ngọc Bảy nói: “Xin điều chỉnh lại, khu vực dịch vụ chiếm 48,02% chứ không phải 48,03%”.

Nội dung thứ 2: Ở trang 6 của báo cáo này, ông Lê Ngọc Bảy đọc: “Có 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm với mức giảm từ 0,60% đến 1,61% gồm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,61%; giao thông giảm 1,15%; bưu chính viễn thông giảm 0,60%”.

TBKTSG Online: “Xin cho biết căn cứ điều tra để có những kết quả về chỉ số giá này? Vì trong thực tế năm nay, 3 nhóm hàng hóa này ở Cần Thơ đều tăng?”.

Ông Lê Ngọc Bảy: “Chúng tôi sử dụng mẫu điều tra cũ của Tổng cục Thống kê và thực hiện điều tra tại quận Bình Thủy (TP Cần Thơ có 9 quận, huyện - PV). Sang năm 2020, chúng tôi sẽ áp dụng mẫu điều tra mới. Chúng tôi cũng đã báo cáo Tổng cục Thống kê về việc này”.

GRDP năm 2019 của Cần Thơ tăng 7,84%

Theo Cục Thống kê TP Cần Thơ, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2019 ước tăng 7,84% so với năm 2018, cao nhất trong 3 năm qua. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,50%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,40%, đóng góp 4 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,74%, đóng góp 3,50 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,11%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung của thành phố.

Cần Thơ có hơn 1,235 triệu dân

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP Cần Thơ, đến ngày 1-4-2019, tổng dân số TP Cần Thơ là 1.235.171 người, với tuổi thọ trung bình là 75,9 tuổi. Trong đó, dân số nam chiếm 49,59% (612.543 người) và nữ chiếm 50,41% (622.628 người). Như vậy, dân số Cần Thơ hiện chiếm 7,19% dân số của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL và chiếm 1,28% dân số toàn quốc.

Sau 10 năm kể từ lần điều tra năm 2009, đến nay dân số Cần Thơ tăng 46.736 người (tăng 0,39%), cao hơn cả vùng ĐBSCL 0,34 điểm phần trăm và thấp hơn cả nước 0,75 điểm phần trăm.

Tỉ lệ thất nghiệp của dấn số Cần Thơ từ 15 tuổi trở lên là 3,63% (Tỉ lệ này ở ĐBSCL là 2,42% và toàn quốc là 2,05%). Riêng lao động trẻ từ 15 đến 24 tuổi thất nghiệp nhiều, chiếm 11,78% tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi.

Về nhà ở tại Cần Thơ, kết quả điều tra cho thấy, có 89,4% người dân có nhà ở kiên cố (Ninh Kiều 100%, Cái Răng 96,2%, Bình Thủy 97,5%...) và 10,6 % người dân có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ (thành thị 4,2 %, nông thôn 27%).

Đã đăng trên TBKTSG Online:
https://www.thesaigontimes.vn/298738/cuc-thong-ke-can-tho-co-bi-loi-do-danh-may.html

Bạc Liêu thổi hồn vào sản phẩm du lịch

Huỳnh Kim thực hiện
Thứ Sáu,  20/12/2019, 11:11 

(TBKTSG) - Ngày 14-12, tỉnh Bạc Liêu chủ trì lễ ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với cam kết Bạc Liêu sẽ không có sản phẩm du lịch trùng lắp. TBKTSG đã trao đổi với bà Cao Xuân Thu Vân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, xoay quanh chuyện này.

Du khách tham quan cánh đồng điện gió tại Bạc Liêu. Ảnh: Trung Chánh

TBKTSG: Bà có thể nói rõ hơn về cam kết không có sản phẩm du lịch trùng lắp?

- Bà Cao Xuân Thu Vân: Nếu mình không làm sản phẩm khác biệt thì du khách không cần đến một vùng đất không thuận lợi về giao thông như Bạc Liêu và cơ sở lưu trú cũng không cao cấp bằng Cần Thơ hay Cà Mau. Họ đến Bạc Liêu xong là đi Cà Mau hay Cần Thơ sẽ thích hơn. Chúng tôi sẽ thổi hồn vào các câu chuyện về những điểm đến của du lịch ở Bạc Liêu.

TBKTSG: Thổi hồn như thế nào, ví dụ với khu nhà công tử Bạc Liêu?

- Chúng tôi bắt đầu làm nhiều loại hình để du khách hiểu về công tử Bạc Liêu. Thí dụ kể lại (bằng một vở ca kịch ngắn) chuyện công tử Bạc Liêu tổ chức thi người đẹp rồi phát giải thưởng cho người đẹp; xé giấy nợ cho tá điền; chuyện tại sao công tử Bạc Liêu phải nhận thách đố đốt tiền để nấu chè, và trong cuộc thi đó tại sao công tử Bạc Liêu chấp nhận thua.

Để qua đó thấy được cốt cách của con người vùng đất Nam bộ. Chúng ta không phải ca ngợi công tử mà muốn nói vùng đất này đã sản sinh ra những con người này là do điều kiện kinh tế xã hội lúc ấy. Qua đó du khách có thể hiểu thêm về vùng đất và con người Bạc Liêu bây giờ ra sao.

TBKTSG: Còn với nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang?

- Qua câu chuyện nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang, chúng tôi muốn làm rõ đờn ca tài tử là đờn ca tài tử, Dạ cổ hoài lang với vọng cổ là khác với đờn ca tài tử. Và vọng cổ cũng khác với cải lương. Vọng cổ chỉ là bài ca vua trong sân khấu cải lương.

Mỗi một tuồng cải lương muốn hay là phải người hát vọng cổ hay. Như vậy thì ba loại hình này khác biệt. Du khách đến Bạc Liêu trải nghiệm ba loại hình này ở ba không gian hoàn toàn khác nhau. 21 tỉnh thành phía Nam có di sản đờn ca tài tử nhưng chỉ có Bạc Liêu có Dạ cổ hoài lang, không có vọng cổ.

Chuyện ông Cao Văn Lầu viết bài Dạ cổ hoài lang thì không nhiều người biết là bài này có bao nhiêu người góp sức để làm cho nó thay da đổi thịt, góp phần phát triển thành vọng cổ để đóng góp vào sự phát triển của sân khấu cải lương.

Hiểu được bài Dạ cổ hoài lang mới làm được câu chuyện kể thông qua nghệ thuật để phục vụ du khách. Câu chuyện từ cái riêng của ông Cao Văn Lầu, nỗi niềm của ông Cao Văn Lầu là từ cuộc tình của ổng, ổng làm ra bài này nhưng hòa vào cái nỗi đau chung của dân tộc lúc bấy giờ. Đồng thời do nhiều người cảm được bài này nên mới thay đổi nhịp từ nhịp đôi lên tới nhịp 32-64 nhưng nó vẫn trụ lại, vẫn giữ được giá trị cho tới giờ đúng 100 năm bài Dạ cổ hoài lang ra đời.

TBKTSG: Bạc Liêu cũng có một sản phẩm lạ là đồng hồ đá?

Bà Cao Xuân Thu Vân - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Huỳnh Kim

- Cái đồng hồ đá này theo tôi hiểu cả nước mình chỉ có một cái ở Bạc Liêu. Nó ra đời từ đầu thế kỷ 20, của nhà bác vật Lưu Văn Lang quê ở Đồng Tháp làm tặng cho Dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu, nằm ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu bây giờ. Chúng tôi cũng thổi hồn vào câu chuyện đó, kể về nhà bác vật đó. Bạc Liêu đã giữ gìn được cái đồng hồ đá này còn nguyên như xưa.

Mặc dù biến đổi khí hậu đang diễn ra nhưng không hiểu sao cái đồng hồ đá này khi mặt trời lên nó vẫn chỉ giờ chính xác. Du khách sẽ nghe kể chuyện về nó, về người làm ra nó là người Đồng Tháp và thành danh tại Bạc Liêu, cũng như ông Cao Văn Lầu từ Long An xuống và thành danh ở Bạc Liêu.

TBKTSG: Với những nơi làm kinh tế thì Bạc Liêu “thổi hồn du lịch” ra sao?

- Ngoài việc khai thác văn hóa bản địa của vùng đất, con người, ngày nay chúng ta cần khai thác du lịch từ các cơ sơ kinh tế độc đáo. Ở Bạc Liêu có khu sản xuất tôm công nghệ cao Việt - Úc lớn nhất nước và khu điện gió ngoài biển.

Có thể thổi hồn vào việc sản xuất con tôm bằng cách để cho du khách trải nghiệm. Đơn vị sản xuất sẽ nghiên cứu cho du khách được tương tác với quy trình sản xuất tôm thông qua hiệu ứng của công nghệ cao hoặc trực tiếp từ một mô hình nhỏ. Qua đó, du khách có thể hiểu khái lược về quy trình sản xuất tôm công nghệ cao, từ quy trình nuôi tôm bố mẹ đẻ ra tôm con cho tới lúc trưởng thành.

Còn về điện gió thì không ai xây dựng cánh đồng điện gió để làm du lịch mà người ta đang làm kinh tế, làm ra điện sạch. Nhưng chúng tôi sẽ thổi hồn du lịch vào đó. Sẽ kể lại chuyện phải vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ để dựng được cây điện gió khổng lồ đầu tiên cao cả trăm mét trên biển.

Khi cái cây đó đã hoàn thành rồi mới nhân rộng ra hơn 60 cây nữa thành một cánh đồng điện gió. Mình muốn du khách hiểu giá trị của cây điện gió, giá trị của khát vọng muốn làm ra điện sạch từ sức gió của vùng biển Bạc Liêu. Chớ không phải chỉ đến coi cây điện gió cho vui, chụp hình với nó rồi về.

TBKTSG: Còn với văn hóa và ẩm thực?

- Ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer thì ở Nam bộ nhiều tỉnh, thành đều có nhưng ở Bạc Liêu rất đặc biệt. Nó giao thoa bắt đầu từ bữa ăn. Chúng tôi thổi hồn vô bữa ăn với ba món của người Kinh - Hoa - Khmer, thí dụ canh chua là của người Khmer, cá kho là của người Kinh, món xào là của người Hoa. Ba món ăn trên bàn đã thể hiện điều này.

Thứ hai là văn hóa, nó giao thoa rất rõ nét. Lễ hội của bất kỳ dân tộc nào thì các dân tộc kia cũng xem như lễ hội của mình. Chúng tôi đã phục dựng xong một chương trình lễ hội trên sân khấu. Lễ hội Kỳ Yên gốc của người Hoa, lễ hội Ok Om Bok mừng lúa mới của người Khmer, và chúng tôi làm thêm lễ hội Dạ cổ hoài lang của người Kinh.

TBKTSG: Theo bà, ai sẽ làm những chuyện này?

- Đầu tư cho du lịch là đầu tư tiền tỉ tỉ nhưng lượm bạc cắc. Tuy nhiên chúng ta thu lợi được nhiều nhất là làm cho du khách hiểu được giá trị về mình và mình cũng hiểu về họ để cùng nhau phát triển đi lên. Bạc Liêu mong muốn mặc dù mình không có nhiều tài nguyên nhưng sẽ đóng góp vào bản đồ du lịch ĐBSCL và Việt Nam vài sản phẩm khác biệt để Bạc Liêu có thể là điểm đến du lịch hấp dẫn theo chính nguồn lực của mình mà du khách có thể chấp nhận.

Nhưng tất cả những việc này phải có 5 người làm. Thứ nhứt là những người quản lý nhà nước như chúng tôi, chính quyền địa phương phải làm. Làm cái gì mình phải nói rõ cái ý của mình, cái quy hoạch của mình. Thứ hai là ông chủ điểm du lịch; ổng phải làm sản phẩm để bán chớ không phải làm để thỏa mãn ổng.

Thứ ba là các doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp lưu trú, doanh nghiệp dịch vụ phải kết nối với nhau để tạo ra sản phẩm và phải đoàn kết với nhau. Thứ tư là người dân, người dân phải nghĩ rằng đây là việc của mình. Và người thứ năm là du khách, họ cùng làm nên sản phẩm du lịch.

Tôi trăn trở một điều là các ngành các cấp từ cấp cơ sở phải biết làm du lịch, nhưng không phải làm theo kiểu hô hào mà phải đưa ra sản phẩm. Tóm lại là mọi người phải biết làm và phải có nhạc trưởng chỉ huy; dàn nhạc này là công cụ của chính quyền, về quy hoạch, định hướng cơ chế, chính sách về đất đai, thuế...

Và phải liên kết vùng. Chúng tôi sẽ cố gắng liên kết cùng với TPHCM và 12 tỉnh, thành ĐBSCL khác. Để cho doanh nghiệp Bạc Liêu gặp được doanh nghiệp các tỉnh đồng bằng và doanh nghiệp TPHCM, với nguồn lực rất lớn, sẽ về với đồng bằng để cùng đi, cùng phát triển hướng ra thế giới chớ không phải chỉ tranh giành trong nội bộ mình.


Đã đăng trên TBKTSG Online


Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

TPHCM và ĐBSCL cùng "bắt tay" làm du lịch

Huỳnh Kim
Thứ Bảy,  14/12/2019, 20:27

(TBKTSG Online) - Đại diện lãnh đạo TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa hai vùng giai đoạn 2020-2025 tại tỉnh Bạc Liêu vào hôm nay, ngày 14-12.

TBKTSG Online lược ghi một số ý kiến tại hội nghị “Lãnh đạo TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL về liên kết hợp tác phát triển du lịch” nhằm đạt được thỏa thuận này.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL ngày 14-12 tại Bạc Liêu. Ảnh Huỳnh Kim


Mặc dù có tiềm năng rất phong phú nhưng nhìn chung du lịch toàn vùng ĐBSCL vẫn chưa thực sự phát triển, thiếu các trung tâm và điểm đến du lịch có tính đặc trưng cao; thiếu các nơi có đẳng cấp chất lượng quốc tế; sản phẩm du lịch kém đa dạng và gần giống nhau giữa các tỉnh trong vùng.

Năm 2019, lượng du khách đến ĐBSCL ước đạt 47 triệu lượt, trong đó khách lưu trú ước đạt 13,5 triệu lượt và tổng thu từ hoạt động du lịch ước chỉ đạt 30.000 tỉ đồng.

Dù đã có nhiều cố gắng của các địa phương nhưng còn thiếu các cơ chế, thể chế, chính sách thúc đẩy liên kết nên kết quả vẫn còn rất khiếm tốn so với các vùng trọng điểm của cả nước.

Theo sáng kiến của TPHCM, tháng 9-2019, chúng ta đã tổ chức hội nghị về vấn đề này giữa các sở. Hội nghị lần này sẽ tạo nên một cơ chế liên kết thống nhất trong hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM với ĐBSCL mang tính thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của từng địa phương và của liên vùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương vùng Tây Nam bộ và TPHCM.


Mặc dù có tiềm năng rất phong phú nhưng nhìn chung du lịch toàn vùng ĐBSCL vẫn chưa thực sự phát triển, thiếu các trung tâm và điểm đến du lịch có tính đặc trưng cao; thiếu các nơi có đẳng cấp chất lượng quốc tế; sản phẩm du lịch kém đa dạng và gần giống nhau giữa các tỉnh trong vùng.

Năm 2019, lượng du khách đến ĐBSCL ước đạt 47 triệu lượt, trong đó khách lưu trú ước đạt 13,5 triệu lượt và tổng thu từ hoạt động du lịch ước chỉ đạt 30.000 tỉ đồng.

Dù đã có nhiều cố gắng của các địa phương nhưng còn thiếu các cơ chế, thể chế, chính sách thúc đẩy liên kết nên kết quả vẫn còn rất khiếm tốn so với các vùng trọng điểm của cả nước.

Theo sáng kiến của TPHCM, tháng 9-2019, chúng ta đã tổ chức hội nghị về vấn đề này giữa các sở. Hội nghị lần này sẽ tạo nên một cơ chế liên kết thống nhất trong hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM với ĐBSCL mang tính thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của từng địa phương và của liên vùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương vùng Tây Nam bộ và TPHCM.

TPHCM có những lợi thế về đầu mối giao thông, giao thương với cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - đón tiếp và phục vụ mỗi năm khoảng 25 triệu lượt khách quốc tế; ga xe lửa Sài Gòn – điểm cuối của hành trình Bắc Nam và là đầu mối đón lượng khách lớn về TPHCM để tiếp tục hành trình về các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ.

Ngoài ra, TPHCM còn là địa bàn hoạt động của gần 1.500 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành. Năm 2019, thành phố đón khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 32,7 triệu lượt khách nội địa. Nếu 2/3 số lượt khách này lựa chọn các hành trình là sản phẩm liên kết giữa TPHCM và ĐBSCL thì sẽ tạo sự chuyển biến tích cực cho sự phát triển của du lịch toàn vùng.

Sản phẩm du lịch chủ lực của TPHCM là du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện), du lịch mua sắm, ẩm thực, giải trí và văn hoá cộng đồng đô thị; còn thế mạnh của ĐBSCL là du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước và biển đảo. Lợi thế chung của cả vùng là các giá trị di sản, văn hoá và lối sống đặc trưng của người Nam bộ.


Có thể thấy, 14 địa phương vừa có điểm chung, vừa có sự khác biệt. Do đó, cần hình thành nên một thương hiệu du lịch chung toàn vùng và tạo ra sự đa dạng trong hành trình của du khách đến khu vực; đặt mục tiêu tăng chi tiêu bình quân và kéo dài thời gian lưu trú của du khách; đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của kinh tế và ổn định xã hội của vùng.


Tiềm năng phát triển du lịch của khu vực ĐBSCL rất lớn, nhưng các địa phương hiện nay có chung tình trạng là không gian du lịch vùng bị gián đoạn. Trong đó, hoạt động du lịch chưa tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn du khách; cách làm du lịch còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và hầu hết các địa phương đều tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch giống nhau, dễ gây nhàm chán.

Vì vậy, để phát triển du lịch giữa TPHCM và các tỉnh ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông cả về đường bộ lẫn đường thủy để kết nối thuận lợi với TPHCM và các tỉnh; tiếp tục nâng cao, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại tỉnh; xúc tiến đầu tư quảng bá du lịch của tỉnh tại TPHCM và các tỉnh khác.


TPHCM vươn ra liên kết là cũng vì chính mình và vì các địa phương. Và chúng ta cần xác định phát triển du lịch từ nhu cầu của mỗi địa phương hay từ nhu cầu của mỗi khách hàng? Khách hàng đi du lịch từ nhu cầu của họ. Họ muốn xem cái gì, muốn hưởng thụ cái gì. Với những nhu cầu này, một địa phương không thể đáp ứng. Du khách muốn xem cơ sở văn hóa, sinh thái sông nước, TPHCM không đáp ứng được hết mà TPHCM có thế mạnh là trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, lịch sử văn hóa riêng.

Như vậy muốn phát triển du lịch thì phải hướng tới khách hàng xem người ta muốn gì để chúng ta liên kết lại đáp ứng nhu cầu đó. Với mục tiêu hướng tới khách hàng đến với Việt Nam, giữ chân họ ở lại lâu hơn, chúng ta phải liên kết, xây dựng chương trình du lịch cụ thể.

Trong đó, mục tiêu là tăng chi tiêu bình quân của du khách tại các tỉnh, kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi tới các tỉnh. Ngoài ra, cần tạo dựng một thương hiệu chung về du lịch của TPHCM và ĐBSCL để giới thiệu dễ dàng, ấn tượng đến du khách thay vì những thương hiệu riêng lẻ, trùng lắp.

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cũng phải có cơ chế đồng hành, thúc đẩy các doanh nghiệp lữ hành khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù; đặc biệt cần kêu gọi những tập đoàn du lịch lớn tham gia để tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn.



Đã đăng trên TBKTSG Online:



Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

PM discusses solutions to bottlenecks facing farmers

Tuesday,  12/10/2019, 19:41
By Huynh Kim


Prime Minister Nguyen Xuan Phuc meets with farmers in the Mekong Delta region to discuss how to remove bottlenecks facing the agriculture sector - PHOTO: VNA


CAN THO – The prime minister met with farmers in the Mekong Delta region to discuss how to do away with bottlenecks affecting the agriculture sector at a seminar held in Can Tho City today, December 10.

The seminar, held by the Vietnam Farmers Association and the Can Tho government, was aimed at finding ways to address these bottlenecks.

Five issues tabled at the seminar included poor connectivity between farmers, the State, scientists, banks, firms and distributors; difficulty in accumulating farmland for large-scale production; farmers’ limited skills; the rampant use of low-quality and fake fertilizer and plant protection drugs; and poor relations between farming organizations and members and farmers.

Speaking at the seminar, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc encouraged farmers to raise their questions and present the difficulties facing them to find suitable solutions to further develop agriculture.

The prime minister noted that the Ministry of Finance should be in charge of supporting farmers with loans, whereas the Ministry of Transport should take measures to lower logistics and transport costs to help raise the competitiveness of farm produce.

Currently, climate change is worsening in the Mekong Delta's 13 provinces, he said, questioning what solutions would be suitable for strengthening farmers in the region.

He also urged reforms in technology, the use of seeds that are not affected by salinity and drought and crop cultivation methods with improved production and fewer obstacles.

The prime minister pointed out that farmers should be proactive in restructuring their production processes and applying new technology to raise their output and productivity, as well as catch up with the global trend.

Regarding chain production, PM Phuc told the competent agencies in the provinces and cities to instruct farmers applying the new technology, to develop organic and clean agriculture.

The prime minister expected the relevant ministries and departments to create more favorable conditions and offer preferential policies to startups active in the agriculture sector after the seminar.

Đã đăng trên The Saigon Times:

Đất nước cần có một tầng lớp nông dân đổi mới

Huỳnh Kim
Thứ Ba,  10/12/2019, 16:43 

(TBKTSG Online) - Mở đầu kết luận Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân” tại Cần Thơ vào trưa ngày 10-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Tôi nhận được bức thư của GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà nông học của Việt Nam, vì không dự được hội nghị này đã gửi thư cho Thủ tướng đề nghị phải có tư duy đổi mới trong phát triển nông nghiệp nước ta”.

Tại Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ đối thoại vói nông dân” tại Cần Thơ ngày 10-12-2019. 
Ảnh: Huỳnh Kim

Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Từ sáng đến giờ, tôi và đại diện lãnh đạo các bộ ngành đã nhận được rất nhiều câu hỏi của nông dân về những vấn đề thời sự của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, về những vướng mắc trong quá trình sản xuất của nông dân. Trong quá trình thảo luận, chúng tôi cũng đã đối thoại trực tiếp để làm rõ các vấn đề”.

Theo Thủ tướng, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng. Riêng với vùng ĐBSCL, dù đã xuất khẩu nông sản nhiều và đã đảm bảo được một mức lợi nhuận cho người dân, nhưng tại hội nghị này, nhiều vấn đề bất cập, tồn tại trong sản xuất nông nghiệp đã được nêu ra.

Về thị trường, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam, cần có dự báo và cung cấp thông tin kịp thời cho nông dân trên các trang web của mình, nhất là thông tin về thị trường, về tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt phải rà soát lại các loại thủ tục và có cơ chế hỗ trợ đối với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực liên quan đến quy hoạch, thị trường, vốn, vật tư nông nghiệp.

Những cảnh báo về dịch bệnh, môi trường ở nông thôn là vấn đề rất lớn. Thủ tướng cho biết sắp tới sẽ có hội nghị về vấn đề môi trường ở nước ta, trong đó có vấn đề xử lý chất thải rắn, nhất là rác ở nông thôn.

Khởi nghiệp cho nông dân là vấn đề lớn. Thủ tướng yêu cầu sau hội nghị này, các bộ ngành, địa phương phải có chính sách thuận lợi, tạo điều kiện cho bà con nông dân khởi nghiệp và ứng dụng thương mại điện tử.

Liên quan tới sản xuất theo chuỗi như đề nghị của nhiều nông dân, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, nhất là ngành nông nghiệp, phải hướng dẫn nông dân sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

Thủ tướng cũng cho biết, sẽ tiếp tục xem xét yếu tố đầu vào để giảm giá thành sản phẩm và gia tăng kiểm soát chất lượng để đảm an toàn thực phẩm. Và sẽ có thêm những chủ trương rõ hơn về liên kết vùng.

Về việc cần giảm diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta đã giảm 500.000 héc ta đất trồng lúa, và chúng ta giảm diện tích để chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác”.

Về phía bà con nông dân, Thủ tướng đặt vấn đề: “Một câu hỏi lớn là nông dân phải làm gì để cùng nhà nước thực hiện câu nói của Bác Hồ: Nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh?”.

“Đất nước ta cần có một tầng lớp nông dân đổi mới, không để đất đai manh mún nhỏ lẻ, để phát triển nông nghiệp. Nông dân Việt Nam cần nâng cao học vấn và kiến thức khoa học công nghệ, kiến thức về thị trường để sản xuất hiệu quả hơn. Nông dân chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình bằng một tinh thần tự lực, tự cường sẵn có”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Hội nghị “Thủ tướng đối thoại với nông dân” chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản” với sự tham dự của 600 đại biểu, trong đó có 300 nông dân tiêu biểu trong cả nước.

Hội nghị do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP Cần Thơ chủ trì; báo Nông thôn Ngày Nay / Dân Việt tổ chức thực hiện.

Theo Ban Tổ chức, trước hội nghị này, đã có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia... gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Các câu hỏi tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn: sản xuất kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nông sản; vốn, đất đai, biến đổi khí hậu; môi trường, nông thôn mới, các vấn đề xã hội ở nông thôn.

GS Võ Tòng Xuân góp ý gì với Thủ tướng nhân hội nghị này?

Trong email gửi cho TBKTSG Online ngay sau hội nghị này về bức thư gửi cho Thủ tướng Chính phủ, GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh:

“Hầu hết các câu hỏi của nông dân gửi về hỏi Thủ tướng đều là những vấn đề muốn Nhà nước làm cho nông dân, hiếm có ý kiến nông dân tự đề xuất việc nông dân ngày nay phải làm gì để cùng nhà nước thực hiện câu nói của Bác Hồ: “Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Tôi xin đề nghị Thủ tướng yêu cầu lại nông dân cũng phải đổi mới tư duy với Đảng và Nhà Nước như sau: Phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị bảo đảm nâng cao lợi tức của nông dân, cần có một tầng lớp nông dân đổi mới.

Phần lớn nông dân ngày nay là những người làm ăn nhỏ lẻ trên diện tích đất đai manh mún của mình, nhất là nông dân trồng lúa. Phần lớn bà con nông dân còn nghèo, hoặc rất nghèo. Suy cho cùng cái nghèo của nông dân ta một phần vì chỉ biết trồng lúa giá quá rẻ mà chi phí quá cao, một phần vì chính họ luôn luôn chỉ suy nghĩ nhỏ lẻ. Họ không thấy xa hiểu rộng, chỉ khư khư giữ lấy miếng đất nhỏ bé của mình, từ cái bờ ruộng nhỏ hẹp cũng không muốn phá đi, không chịu cùng nhau dồn điền đổi thửa để có một trang trại lớn với những kênh tưới, kênh tiêu theo đúng kỹ thuật hiện đại. Dĩ nhiên ngày nay chúng ta cũng có một số nông dân giàu, nhưng đây là những nông dân thấy xa hiểu rộng, dám nuôi, trồng những gì khác hơn cây lúa, trên diện tích lớn.

Làm sao cho người nông dân nhỏ lẻ chịu thấy xa hiểu rộng để tự họ cũng sẽ làm giàu được? Đây là một thách thức lớn nhất đối với xã hội nông thôn nước ta hiện nay. Trước đây chúng ta “đổ thừa” cho nhà nước ép dân trồng lúa, lúa và lúa; nhưng bây giờ nhà nước đã đổi mới tư duy cho chánh quyền địa phương đầu tư đa dạng hơn cây lúa, thì đến lượt nông dân nhỏ lẻ cũng phải tham gia với nhà nước trong chiến lược mới đã được chỉ ra trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Người nông dân đổi mới mà đất nước ta cần trong thời đại này là những người nông dân, tuy diện tích đất manh mún, nhưng biết tự giác thỏa thuận đứng chung nhau trong những hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới (HTXNN KM) để tạo thành một cánh đồng lớn sẵn sàng liên kết với các nhà đầu tư lớn xây dựng vùng công nghiệp sản xuất rau quả chế biến, hoặc vùng công nghiệp thủy sản chế biến cung cấp cho thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Với sự tổ chức hợp lý của nhà đầu tư và nhà nước những người nông dân đổi mới này sẽ không bị mất đất, mà đất của mọi người trong HTXNN KM sẽ được phá bỏ bờ ruộng manh mún, cày xới và trang bằng thành cánh đồng lớn được phân lô ngay ngắn theo hệ thống kênh mương đúng theo kỹ thuật khoa học, có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc chăm sóc và vận chuyển cây trồng hoặc thủy sản của bà con đến khu chế biến và bảo quản trước khi xuất kho giao cho khách hàng.

Như vậy mỗi nông dân xã viên của HTXNN KM đều được chia lại diện tích (trừ tỉ lệ bỏ ra để làm kênh mương và đường giao thông) để canh tác, chăm sóc cây trồng, vật nuôi của mình dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp.

Người nông dân đổi mới cộng tác trong môi trường mới này sẽ không còn lo lắng trong quá trình nuôi trồng của mình, và cũng không lo bị thương lái ép giá. Mọi thứ đều có nhà doanh nghiệp đầu tư lo. Người nông dân đổi mới sẽ thật sự đổi đời, lợi tức thu nhập ổn định cao hơn. Doanh nghiệp cũng có thu nhập ổn định cao hơn, nên sẽ làm nghĩa vụ đóng góp vào GDP của địa phương tốt hơn. Tiền đề của sự thành công này là phải có sự tự giác đổi mới của nông dân. Bây giờ đã đến lúc nông dân phải tự cứu mình trước khi đòi hỏi nhà nước cứu mình.

Đã đăng trên TBKTSG online:

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Cruise ship to connect Mekong Delta with Cambodia

Sunday,  12/8/2019, 10:28
By Huynh Kim

The four-star Victoria Mekong cruise ship. The four-star Victoria Mekong cruise ship is set to start its operation on a route between Vietnam’s Can Tho City and Cambodia’s capital of Phnom Penh on December 11 - PHOTO: XUAN THU

CAN THO - The four-star Victoria Mekong cruise ship is set to start carrying tourists on a route between Vietnam’s Can Tho City and Cambodia’s capital of Phnom Penh on December 11, Thien Minh Group said on Friday.

Vo Xuan Thu, general director of Victoria Can Tho Resort, a member of Thien Minh Group, told the Saigon Times that the price of a trip, including meals and beverages onboard, starts from VND21 million.

Passengers who depart from HCMC will be transported by vehicles to Can Tho City before their tours to Cambodia, she said.

This is the first luxurious four-star cruise ship to connect Phnom Penh with Can Tho, the region’s central city, which is home to numerous domestic and international direct air routes to Kuala Lumpur, Bangkok, Hanoi, Danang, Nha Trang, Dalat, Vinh, Thanh Hoa, Phu Quoc and Con Dao Island.

The four-deck cruise ship, equipped with modern facilities, has 33 deluxe cabins and two VIP suites.

Apart from a restaurant with a 360-degree view on the upper deck, the ship features various entertainment areas, shopping stores, spa centers, libraries and cinemas.

Passengers may also enjoy the panoramic view of the Mekong River from the sun deck of the ship.

During the tours on the ship, circus performances, lion dances, traditional Khmer dances and folk music performances of the the Mekong Delta region will be organized to serve passengers. The ship is expected to bring tourists to various destinations in Can Tho, such as the Cai Rang floating market, and Cambodia.

The Victoria Mekong cruise ship, which was launched on August 31, is operated by Victoria Mekong Cruises Company, a joint venture between Thien Minh Group and Wendy Wu Tours, the United Kingdom’s leading Asia tour specialist.

Đã đăng trên TBKTSG:

Hơn 21 triệu đồng cho tour du thuyền từ ĐBSCL đến Campuchia

Huỳnh Kim
Thứ Sáu,  6/12/2019, 13:01

(TBKTSG Online) - Theo kế hoạch, du thuyền 4 sao Victoria Mekong lần đầu tiên sẽ đưa du khách rời Cần Thơ đi Phnom Penh (Campuchia) vào ngày 11-12 tới.

Du thuyền Victoria Mekong trên sông Hậu. Ảnh: Xuân Thư

Theo thông tin từ Tập đoàn Thiên Minh Group (TMG) tại buổi giới thiệu du thuyền vào ngày 6-12, du thuyền Victoria Mekong 4 sao sẽ chính thức hoạt động vào ngày 11-12, đưa du khách rời Cần Thơ đến Phnom Penh (Campuchia) trong hành trình từ 3 đến 4 đêm.

Trao đổi với TBKTSG Online, bà Võ Xuân Thư, Giám đốc khách sạn Victoria Cần Thơ, thành viên của TMG, cho biết giá một chiều của tour này từ 21 triệu đồng tùy hành trình. Khách đi từ TPHCM, sẽ có xe đón tới Cần Thơ để đi tiếp. Giá tour trên bao gồm tất cả các bữa ăn trên tàu, đồ uống miễn phí, rượu vang bữa trưa, bữa tối, vé tham quan…

Đây là du thuyền 4 sao cao cấp đầu tiên kết nối Phnom Penh với Cần Thơ, đô thị trung tâm vùng ĐBSCL, nơi đã có nhiều đường bay thẳng nối với Kuala Lumpur, Bangkok, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Vinh, Thanh Hóa, Phú Quốc, Côn Đảo…

Lịch trình của du thuyền Victoria Mekong sẽ đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm về sắc thái địa phương từ trên thuyền và cả trên đất liền. Trong đó có các màn trình diễn nghệ thuật đậm văn hóa bản địa hay những chương trình thăm quan, khám phá các làng nghề, giao lưu với người dân địa phương.

Trên thuyền, du khách sẽ trải nghiệm nhiều hoạt động như pha chế cocktail, dự lớp học văn hóa hay các màn trình diễn như biểu diễn xiếc, múa lân, nhảy điệu Khmer, biểu diễn nhạc dân gian ĐBSCL.
Với các hoạt động trên bờ, du khách sẽ được đi thăm các địa danh nổi tiếng như Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ hay những điểm đến ở các địa phương khác dọc hành trình sang Campuchia.

Đến với Cù lao Ông Hổ (An Giang), du khách sẽ được trải nghiệm xe lôi đi thăm các làng nghề địa phương, tập đan lưới và làm hương. Tới Long Xuyên, có tour tham quan Bảo tàng An Giang tìm hiểu về sự giao thoa văn hóa giữa bốn dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm.

Hay tại ngôi làng giáp biên giới ở huyện Tân Châu, du khách sẽ đi chơi bằng xe lôi, tham quan quy trình dệt lụa nổi tiếng của làng nghề Chăm.

Ngoài ra, du khách cũng có thể chọn đi thuyền cao tốc đến thăm rừng tràm Trà Sư, một ngôi nhà sinh thái với hơn 70 loài chim cư ngụ.


Du thuyền Victoria Mekong được vận hành bởi Công ty Du thuyền Victoria Mekong. Đây là liên doanh giữa Tập đoàn Thiên Minh và Wendy Wu Tours, tập đoàn du lịch lữ hành của Anh, chuyên khai thác các điểm đến ở châu Á và Nam Mỹ.

Đã đăng trên TBKTSG Online:

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

ĐBSCL và nỗi băn khoăn định hình sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù

Huỳnh Kim
Thứ Bảy,  30/11/2019, 19:23 

(TBKTSG Online) - Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2019 tại Cần Thơ, ngày 30-11, Ban tổ chức VITM đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu sản phẩm du lịch khu vực ĐBSCL”. TBKTSG Online lược ghi ý kiến của một số đại biểu tham dự cuộc hội thảo này.

Tại hội thảo “Giới thiệu sản phẩm du lịch ĐBSCL” trong khuôn khổ VITM ở Cần Thơ ngày 31-11-2019.
Ảnh: Huỳnh Kim

Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch (VH-TT-DL) TP Cần Thơ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL: "Cách làm du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp".

Thời gian qua, Hiệp hội du lịch ĐBSCL, các địa phương trong vùng và TPHCM đã có nhiều sự nỗ lực trong việc tăng cường tính liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Các tỉnh thành và các bộ ngành đã có tiếng nói chung, thông qua nhiều hoạt động thiết thực. Các địa phương trong vùng ĐBSCL cũng đã ký kết với nhau và với TPHCM các chương trình hợp tác về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và triển khai thực hiện. Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh vùng đất và con người ĐBSCL.

Tuy nhiên, tiềm năng du lịch vùng còn chưa được đầu tư đúng mức cũng như khai thác có hiệu quả nhất. Cách làm du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Tình trạng chung là không gian du lịch vùng bị ngắt khúc. Hoạt động du lịch chưa tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn du khách. Hầu hết các địa phương đều tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch chung giống nhau dễ gây nhàm chán, phần lớn dựa vào thiên nhiên, khai thác sẵn có mà thiếu đầu tư dài hạn, thiếu sự liên kết chặt chẽ, mạnh ai nấy làm.

Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch vùng chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu.Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. Doanh nghiệp du lịch trong vùng ĐBSCL chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò của cộng đồng, đặc biệt là những giá trị nhân văn, những giá trị đặc sắc của văn hóa bản địa trong phát triển du lịch chưa được phát huy đúng mức.

Thực trạng du lịch vùng và ở các địa phương thì ai cũng nhìn thấy, nhưng vấn đề quan trọng là tìm ra giải pháp và phối hợp thực hiện có hiệu quả để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch ĐBSCL thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Vi vậy, Ban Tổ chức hội thảo chọn “Sản phẩm du lịch” là một trong 3 vấn đề quan trọng của du lịch vùng ĐBSCL (bao gồm phát triển hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù) để tổ chức hội thảo này.

TS Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL: "Thế giới sông nước Mê Kông là sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL".

Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định hai không gian du lịch phía Tây và phía Đông của vùng và hình thành các dòng sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao. Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23-01-2015 của Bộ  trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” cũng xác định hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng và cấp quốc gia.

Không gian du lịch phía Tây bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, thành phố Cần Thơ và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được xác định là trung tâm du lịch có nhiệm vụ điều phối khách cho toàn Vùng. Định hướng chung cho không gian du lịch phía Tây là khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: tham quan đất Mũi, Tây Đô; nghỉ dưỡng biển đảo; sinh thái; trải nghiệm đời sống sông nước, chợ nổi; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội.

Không gian du lịch phía Đông bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh; với định hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm nghiên cứu đời sống sông nước, miệt vườn; tham quan làng nghề, các di tích lịch sử, cách mạng; lưu trú tại nhà dân (homestay). Trong đó, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là trung tâm của không gian du lịch phía Đông, đồng thời là trung tâm phụ trợ của Vùng ĐBSCL.

Sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL chính là “Thế giới sông nước Mê Kông” (Mekong Water World) gắn với giá trị cảnh quan sông nước, văn hóa bản địa, du lịch sinh thái, xây dựng không gian bảo tàng lúa nước, bảo tàng ẩm thực đặc sắc Nam Bộ, đờn ca tài tử, chợ nổi trên sông, vùng sinh cảnh ngập nước và biển đảo là sự thể hiện ngắn gọn những giá trị cốt lõi của du lịch ĐBSCL với đặc điểm tự nhiên, hệ sinh thái đất ngập nước, biển đảo Đông – Tây Nam và là kết tinh của quá trình lịch sử lao động sáng tạo của baothếhệ người đồng bằng,vănhoáđộc đáo, giàu bản sắc thể hiện qua các lễ hội, làng nghề,di tích văn hoá lịch sử, tạo ra nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giá trị. Cùng với không gian du lịch, sản phẩm du lịch

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ: “Cần Thơ chọn sản phẩm du lịch ẩm thực, văn hóa, sông nước, sinh thái và MICE”.

Cần Thơ là đô thị miền sông nước với hệ thống sông ngòi kinh rạch chằng chịt, hệ thống cồn, cù lao, vườn cây trái.... Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông thủy, bộ, hàng không, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, du thuyền, homestay, resort… nối với cả vùng ĐBSCL và ra quốc tế.

TP Cần Thơ  có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho việc định vị sản phẩm du lịch là du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa, du lịch sông nước, du lịch sinh thái và du lịch MICE. Đặc biệt, du lịch sông nước và du lịch MICE là hai loại hình du lịch tối ưu và là điều kiện để kết no61u tuor tuyến với các chương trình du lịch từ đại trà đến chuyên đề.

Chúng tôi phấn đấu sang năm 2020, thu hút khoảng 3,48 triệu du khách lưu trú tại Cần Thơ. Trong đó, khách quốc tế khoảng 480.000 lượt và khoảng 3 triệu lượt khách nội địa để đạt doanh thu du lịch khoảng 5,4 ngàn tỉ đồng.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang: “Kiên Giang phục vụ du khách với sản phẩm gắn với biển, đảo”.

Tỉnh đã có 5 các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng này. Đó là du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch hội nghị cao cấp; tham quan công viên động vật hoang dã (Safari Vinpearl Phú Quốc); tham quan mua sắm tại trang trại ngọc trai; tham quan trại nuôi giống chó xoáy Phú Quốc và xem đua chó. Các sản phẩm khác có du lịch thể thao biển; lặn biển xem san hô và sinh vật biển ở Phú Quốc; du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng trung cấp ở Hà Tiên - Kiên Lương; tham quan các quần đảo bằng tàu biển ở Kiên Hải, Hà Tiên – Kiên Lương; tham quan và nghiên cứu tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

Tới đây sẽ thí điểm các tour du lịch trong Vườn Quốc gia Phú Quốc. Tại vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương, tỉnh cũng đã đầu tư đường vào hang Mo So, kết hợp dự án ADB đầu tư hạ tầng du lịch khu vực hòn Phụ Tử để phát triển sản phẩm du lịch tham quan hệ sinh thái Karst giao thoa giữa biển với đồng bằng. Đây là 2 sản phẩm du lịch đặc thù mới. Riêng sản phẩm đặc thù thứ 8 là tham quan nghiên cứu về bò biển, cá heo và đồi mồi trong tự nhiên thì chưa làm được.

Năm 2019 này, du khách đến Kiên Giang ước đạt hơn 8,7 triệu lượt, tăng 13,5% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế hơn 700.000 nghìn lượt; tổng doanh thu du lịch ước đạt 8.200 tỉ đồng, tăng 31,2 % so với năm 2018.

Bà Cao Xuân Thu Vân, Giám dốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bạc Liêu:  “Bạc Liêu khai thác sản phẩm du lịch định hình thương hiệu riêng của tỉnh”.

Đó là khai thác các giá trị văn hóa lịch sử từ bản “Dạ cổ hoài lang” và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hiện Bạc Liêu đã có một “bảo tàng thu nhỏ” về nghệ thuật đờn ca tài tử trên chính quê hương của bản "Dạ cổ hoài lang" (hơn 100 tuổi) và Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Thứ hai, Bạc Liêu khai thác các giá trị lịch sử gắn với giai thoại về Công tử Bạc Liêu. Giai thoại và ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu đã tròn 100 năm, hiện nay là một trong những địa chỉ du lịch hàng đầu khi du khách đến với Bạc Liêu.

Thứ ba là khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh, văn hóa ẩm thực, các lễ hội đặc sắc với sự giao thoa văn hóa truyển thống của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer và phát triển du lịch sinh thái.

Ngoài ra, Bạc Liêu đang tập trung khai thác du lịch qua những công trình kiến trúc độc đáo, hiện đại và thân thiện môi trường như cánh đồng điện gió lớn nhứt nước và nhà hát “3 nón lá”. Tới đây chúng tôi cũng hợp tác với Tập đoàn Việt - Úc mở thêm tuor du lịch tham quan, trải nghiệm tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm sạch siêu thâm canh…

Ông Phạm Quốc Khanh, Giám đốc điều hành - kinh doanh Khu Du lịch Happyland: “Phát triển sản phẩm theo 5 nhóm chính”.

Khu Du lịch Happyland tại Long An sẽ ưu tiên phát triển sản phẩm theo 5 nhóm chính. Đó là du lịch văn hóa, du lịch sức khỏe, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thục  và du lịch kết nối.

Ví dụ với du lịch sinh thái, Happyland sẽ tập trung cho các sản phẩm lấy nông nghiệp sạch làm nền tảng; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với văn hóa bản địa. Đó là các sản phẩm du lịch với trải nghiệm thực tế làm nông ngay tại khu trang trại nông nghiệp sạch kèm với dịch vụ chèo xuống, câu cá trên sông.

Ông Martin Stiermann (người Đức), chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng Ricefield Loge tại huyện Phong Điền, Cần Thơ: “Bảo tồn sinh thái sông nước ĐBSCL và các chợ nổi”.

Tôi “phải lòng” ĐBSCL sau khi đi nhiều nơi khắp Việt Nam và trên thế giới vì tôi thấy hệ sinh thái sông nước ĐBSCL quá đẹp. Khách du lịch nghỉ tại chỗ chúng tôi là khách cao cấp châu Âu rất mê sinh thái này, nhất là các chợ nổi như chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền. Tôi chỉ đề nghị các địa phương nên bảo tồn cho được hệ sinh thái sông nước ĐBSCL và riêng TP Cần Thơ cần bảo tồn cho được chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền.

Đã đăng trên TBKTSG: 

Nhật Bản tuyên dương GS.TS Võ Tòng Xuân

Huỳnh Kim
Thứ Sáu,  29/11/2019, 20:55 

(TBKTSG Online) – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tuyên dương GS.TS Võ Tòng Xuân - Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ “đã có nỗ lực trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam; đã có những thành tích nổi bật góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Nhật Bản và các nước khác”.

Ông Jun-ichi Kawaue, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM (trái) trao Bằng khen của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho GS.TS Võ Tòng Xuân tại Trường Đại học Nam Cần Thơ chiều ngày 29-11-2019. Ảnh: Huỳnh Kim

Đó là nội dung chính ghi trong Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, được trao cho GS.TS Võ Tòng Xuân tại Trường Đại học Nam Cần Thơ chiều ngày 29-11-2019.

Ông Jun-ichi Kawaue, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM, thay mặt Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong phát biểu bằng tiếng Việt tại lễ trao Bằng khen này, nhấn mạnh: “Trong suốt hơn 40 năm qua, GS.TS Võ Tòng Xuân đã luôn miệt mài nghiên cứu dựa trên những kiến thức có được về nông nghiệp, thủy sản của Nhật Bản. Với những nghiên cứu giúp tăng sản lượng lượng thực và nông sản xuất khẩu, GS.TS Võ Tòng Xuân đã giúp Việt Nam vượt qua được khoảng thời gian khó khăn, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển”.

Ông Jun-ichi Kawaue còn nói: “Ở Nhật Bản, có câu “Một hạt gạo là một giọt mồ hôi”. Với tinh thần kiên trì, bền bỉ giống như khi làm ra một hạt gạo, GS.TS Võ Tòng Xuân đã không ngừng nỗ lực cống hiến để góp phần củng cố mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là với vùng ĐBSCL. Nhật Bản cũng là nơi GS.TS Võ Tòng Xuân đã hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Có thể nói sự tận tâm và cống hiến của GS.TS Võ Tòng Xuân chính là viên đá đặt nền móng cho mối quan hệ Nhật – Việt tốt đẹp như ngày hôm nay”.

GS.TS Võ Tòng Xuân nói: “Đây là vinh dự lớn đối với tôi, trường đại học của tôi và nhiều đồng nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã làm việc không mệt mỏi để tăng cường tình bạn thân thiết giữa người dân Nhật Bản và Việt Nam”.

GS Xuân kể: “Từ khi tốt nghiệp rời Nhật Bản trở về Việt Nam vào ngày 2-4-1975, chỉ 28 ngày trước khi kết thúc chiến tranh khốc liệt, tôi rất tự hào và may mắn khi được học tại Khoa Nông nghiệp tại Đại học Kyushu”.

“Tôi cảm thấy rất tự tin khi làm việc dưới chế độ chính trị mới, nơi hoàn toàn công nhận nền tảng chuyên môn của tôi là cựu sinh viên của một trường đại học Nhật Bản. Một điều làm cho tôi càng tự tin là sự hỗ trợ khoa học mạnh mẽ của các giáo sư Nhật Bản của tôi, những người luôn đáp ứng tích cực với yêu cầu của tôi để hỗ trợ các tài liệu nghiên cứu, nhiều vật liệu phòng thí nghiệm và lời khuyên cá nhân. Điều này đã làm tăng uy tín của tôi, tạo điều kiện dễ dàng cho tôi nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho ĐBSCL”, GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Đã đăng trên TBKTSG:

Nhiều bộ, ngành còn “lạnh nhạt” với tái cơ cấu du lịch

Trung Chánh
Thứ Sáu,  29/11/2019, 14:33

(TBKTSG Online) – Tái cơ cấu ngành du lịch là nội dung trọng tâm để thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này của Việt Nam đi lên. Thế nhưng, việc triển khai tại một số bộ, ngành liên quan vẫn chưa thật sự quyết liệt.

Nhiều bộ, ngành chưa quan tâm đến tái cơ cấu ngành du lịch. Trong ảnh là du khách tham quan điểm du lịch điện gió tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trung Chánh

Phát biểu tại diễn đàn “Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế du lịch Việt Nam tại Cần Thơ 2019 (VITM- Vietnam International Travel Mart- Cantho 2019) diễn ra ở địa phương này vào hôm nay, 29-11, ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, tái cơ cấu ngành du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Theo ông Tùng, đề án này thể hiện trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đến việc làm thế nào để tạo ra môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, những thay đổi về cơ cấu quản lý các hệ thống doanh nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực để cho du lịch phát triển.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Tùng, số lượng các bộ, ngành Trung ương tham gia thực hiện đề án vẫn còn thấp. “Ở góc độ theo dõi, chúng tôi có những kiến nghị thường xuyên đến các bộ, ngành để triển khai. Nhưng, thực tế các bộ, ngành bận công tác chuyên môn nên triển khai đề án này còn rất chậm”, ông nói.

Ông Tùng dẫn chứng, trong đề án tái cơ cấu ngành du lịch, đơn vị này có đề xuất Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để đưa các sản phẩm y tế thành các sản phẩm phục vụ cho du lịch, nhưng hiện nay vẫn chưa triển khai.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì xây dựng cơ chế, kế hoạch để đưa các sản phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm du lịch, nhưng đến nay vẫn chưa có cái này”, ông cho biết thêm và nói rằng nhiều bộ, ngành khác cũng tương tự như vậy.

Tuy nhiên, ở góc độ địa phương, theo ông Tùng, nhiều địa phương triển khai tốt hơn về nhiệm vụ tái cơ cấu này. “Nhiều địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế hay Thành phố Cần Thơ, thì các địa phương này triển khai cụ thể hơn”, ông cho biết và nói rằng như Đà Nẵng đã xây dựng được các sản phẩm mới.

Còn liên quan đến việc quảng bá, xúc tiến du lịch, ông Tùng cho biết, Thái Lan là quốc gia đón khoảng 42 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm, thì quốc gia này đã chi khoảng 70 triệu đô la cho hoạt động quảng bá và kèm theo đó có rất nhiều cơ quan đại diện xúc tiến du lịch tại nước ngoài.

“Tuy nhiên, chúng ta hiện nay đạt con số xấp xỉ 18 triệu lượt khách và năm 2020 đạt khoảng 20 triệu lượt, nhưng chúng ta chưa có một cơ quan đại diện xúc tiến nào ở nước ngoài”, ông Tùng cho biết và nói rằng hoạt động quảng bá, xúc tiến như vậy là chưa tương xứng.

Chính vì vậy, theo ông Tùng, để đạt mục tiêu đón 47-50 triệu lượt khách thời gian tới, thì rất cần hình thành các tổ chức xúc tiến ở nước ngoài, mà cụ thể Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội đồng tư vấn du lịch thí điểm mô hình hợp tác công- tư thành lập hai văn phòng xúc tiến ở nước ngoài.

“Trong thời gian tổng kết mô hình này, chúng tôi báo cáo Thủ tướng Chính phủ có cơ chế đặc biệt hơn để thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch tại các địa bàn trọng điểm hơn”, ông cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam đánh giá, du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh, đứng vào tốp các quốc gia tăng trưởng du lịch hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, phát triển du lịch của Việt Nam không đồng đều, vẫn còn những vùng trũng như ĐBSCL.

“Là vùng đất giàu tài nguyên du lịch, nhưng phát triển du lịch ở đây khá chậm, cả về lượng khách, sản phẩm, nguồn nhân lực du lịch và cả công tác xúc tiến”, ông Thọ cho biết.

Trước đó, trao đổi với TBKTSG Online, ông Trần Hữu Hiệp, Chuyên gia kinh tế và là Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL đánh giá du lịch của Việt Nam nói chung và đặc biệt là của ĐBSCL có ba điểm nghẽn nổi lên: thứ nhất, về hạ tầng du lịch của ĐBSCL; thứ hai, là sản phẩm du lịch và thứ ba là về nguồn nhân lực.

Từ ba điểm yêu như nêu trên, ông Hiệp yêu cầu cần phải tập trung vào giải quyết những điểm nghẽn, yếu kém đó của du lịch vùng ĐBSCL.

Cụ thể, việc liên kết hợp tác về mặt lâu dài, thì đầu tiên phải giải quyết được việc tổ chức, thực hiện các quy hoạch, không chỉ trong ngành du lịch mà kể cả tổng thể ngành giao thông; thứ hai, phải tạo ra sản phẩm độc đáo hấp dẫn, không chỉ dựa vào điều kiện tài nguyên sẵn có, mà phải có đầu tư và cuối cùng là nâng cao nguồn nhân lực. “Ba vấn đề đó cần phải ưu tiên”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 13%

Báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, trong 10 tháng đầu năm nay, du lịch Việt Nam đón gần 14,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái; phục vụ 72,2 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó, có 36,8 triệu lượt khách lưu trú.

Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 575.200 tỉ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về hệ thống cơ sở lưu trú, tính đến năm 2018, toàn ngành du lịch có 28.000 cơ sở lưu trú với trên 550.000 phòng. Trong đó, có 423 khách sạn 4-5 sao được công nhận với 86.015 phòng, chiếm 15,6% trong tổng số phòng cả nước.
Về hệ thống doanh nghiệp lữ hành, tính đến hết tháng 10-2019, cả nước có 2.537 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó, có 932 doanh nghiệp cổ phần, 27 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 1.578 Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

350 DN tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ 2019

Khách tìm hiểu sản phẩm du lịch tại gian hàng tỉnh Đồng Tháp trong khuôn khổ VITM- Cần Thơ 2019 vào sáng ngày 29-11. Ảnh: Huỳnh Kim

Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ 2019 với chủ đề “Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước” đã chính thức khai mạc, thu hút 350 doanh nghiệp tham gia.

Hội chợ thu hút 320 gian hàng của 350 doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn, hành không, nhà hàng, quản lý điểm đến…) và cơ quan xúc tiến du lịch đến từ 6 quốc gia (Hàn Quốc, Ấn Độ, Cuba, Nhật Bản, Thái Lan, Malyasia) và trên 25 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là sự kiện du lịch lớn nhất lần đầu tiên được tổ chức ở Cần Thơ.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tác động thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Theo ông, trong quy hoạch xây dựng ĐBSCL đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu của vùng là trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong, mang tầm quốc gia và quốc tế với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù của vùng sinh thái sông nước, biển đảo.


Hội chợ diễn ra từ ngày 29-11 đến 1-12 tại Cần Thơ. Trong thời gian diễn ra sự kiện, có hàng nghìn sản phẩm du lịch khuyến mãi đến 50%, bao gồm trên 10.000 tour trong nước và quốc tế, trên 5.000 phòng khách sạn, vé máy bay, trên 5.000 vé tham quan và voucher khuyến mãi... sẽ được các doanh nghiệp chào bán trực tiếp.

Đã đăng trên TBKTSG: