Huỳnh Kim
Thứ Bảy, 14/12/2019, 20:27
(TBKTSG Online) - Đại diện lãnh đạo TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL
chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa hai vùng
giai đoạn 2020-2025 tại tỉnh Bạc Liêu vào hôm nay, ngày 14-12.
TBKTSG Online lược ghi một số ý kiến tại hội nghị “Lãnh đạo
TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL về liên kết hợp tác phát triển du
lịch” nhằm đạt được thỏa thuận này.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL ngày 14-12 tại Bạc Liêu. Ảnh Huỳnh Kim |
Mặc dù có tiềm năng rất phong phú nhưng nhìn chung du lịch toàn vùng
ĐBSCL vẫn chưa thực sự phát triển, thiếu các trung tâm và điểm đến du
lịch có tính đặc trưng cao; thiếu các nơi có đẳng cấp chất lượng quốc
tế; sản phẩm du lịch kém đa dạng và gần giống nhau giữa các tỉnh trong
vùng.
Năm 2019, lượng du khách đến ĐBSCL ước đạt 47 triệu lượt, trong đó
khách lưu trú ước đạt 13,5 triệu lượt và tổng thu từ hoạt động du lịch
ước chỉ đạt 30.000 tỉ đồng.
Dù đã có nhiều cố gắng của các địa phương nhưng còn thiếu các cơ chế,
thể chế, chính sách thúc đẩy liên kết nên kết quả vẫn còn rất khiếm tốn
so với các vùng trọng điểm của cả nước.
Theo sáng kiến của TPHCM, tháng 9-2019, chúng ta đã tổ chức hội nghị về
vấn đề này giữa các sở. Hội nghị lần này sẽ tạo nên một cơ chế liên kết
thống nhất trong hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM với ĐBSCL mang
tính thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của từng
địa phương và của liên vùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã
hội của các địa phương vùng Tây Nam bộ và TPHCM.
Mặc dù có tiềm năng rất phong phú nhưng nhìn chung du lịch toàn vùng
ĐBSCL vẫn chưa thực sự phát triển, thiếu các trung tâm và điểm đến du
lịch có tính đặc trưng cao; thiếu các nơi có đẳng cấp chất lượng quốc
tế; sản phẩm du lịch kém đa dạng và gần giống nhau giữa các tỉnh trong
vùng.
Năm 2019, lượng du khách đến ĐBSCL ước đạt 47 triệu lượt, trong đó
khách lưu trú ước đạt 13,5 triệu lượt và tổng thu từ hoạt động du lịch
ước chỉ đạt 30.000 tỉ đồng.
Dù đã có nhiều cố gắng của các địa phương nhưng còn thiếu các cơ chế,
thể chế, chính sách thúc đẩy liên kết nên kết quả vẫn còn rất khiếm tốn
so với các vùng trọng điểm của cả nước.
Theo sáng kiến của TPHCM, tháng 9-2019, chúng ta đã tổ chức hội nghị về
vấn đề này giữa các sở. Hội nghị lần này sẽ tạo nên một cơ chế liên kết
thống nhất trong hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM với ĐBSCL mang
tính thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của từng
địa phương và của liên vùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã
hội của các địa phương vùng Tây Nam bộ và TPHCM.
TPHCM có những lợi thế
về đầu mối giao thông, giao thương với cảng hàng không quốc tế
Tân Sơn Nhất - đón tiếp và phục vụ mỗi năm khoảng 25 triệu
lượt khách quốc tế; ga xe lửa Sài Gòn – điểm cuối của hành
trình Bắc Nam và là đầu mối đón lượng khách lớn về TPHCM để
tiếp tục hành trình về các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ.
Ngoài ra, TPHCM còn là địa bàn hoạt động của gần 1.500 đơn vị
kinh doanh dịch vụ lữ hành. Năm 2019, thành phố đón khoảng 8,5 triệu
lượt khách quốc tế, 32,7 triệu lượt khách nội địa. Nếu 2/3 số lượt
khách này lựa chọn các hành trình là sản phẩm liên kết giữa TPHCM và
ĐBSCL thì sẽ tạo sự chuyển biến tích cực cho sự phát triển của du lịch
toàn vùng.
Sản phẩm du lịch chủ lực của TPHCM là du lịch MICE (du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện), du lịch mua sắm, ẩm thực, giải
trí và văn hoá cộng đồng đô thị; còn thế mạnh của ĐBSCL là du lịch sinh
thái, miệt vườn, sông nước và biển đảo. Lợi thế chung của cả vùng là các
giá trị di sản, văn hoá và lối sống đặc trưng của người Nam bộ.
Có thể thấy, 14 địa phương vừa có điểm chung, vừa có sự khác biệt. Do
đó, cần hình thành nên một thương hiệu du lịch chung toàn vùng và tạo ra
sự đa dạng trong hành trình của du khách đến khu vực; đặt mục tiêu tăng
chi tiêu bình quân và kéo dài thời gian lưu trú của du khách; đóng góp
vào sự tăng trưởng bền vững của kinh tế và ổn định xã hội của vùng.
Tiềm năng phát triển du lịch của khu vực ĐBSCL rất lớn, nhưng các địa
phương hiện nay có chung tình trạng là không gian du lịch vùng bị gián
đoạn. Trong đó, hoạt động du lịch chưa tập trung xây dựng các sản phẩm
đặc thù, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn du khách; cách làm du lịch còn mang
nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và hầu hết các địa phương đều tổ
chức khai thác các sản phẩm du lịch giống nhau, dễ gây nhàm chán.
Vì vậy, để phát triển du lịch giữa TPHCM và các tỉnh ĐBSCL, tỉnh Đồng
Tháp đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông cả về đường
bộ lẫn đường thủy để kết nối thuận lợi với TPHCM và các tỉnh; tiếp tục
nâng cao, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại tỉnh; xúc tiến đầu tư quảng
bá du lịch của tỉnh tại TPHCM và các tỉnh khác.
TPHCM vươn ra liên kết là cũng vì chính mình và vì các địa phương. Và
chúng ta cần xác định phát triển du lịch từ nhu cầu của mỗi địa phương
hay từ nhu cầu của mỗi khách hàng? Khách hàng đi du lịch từ nhu cầu của
họ. Họ muốn xem cái gì, muốn hưởng thụ cái gì. Với những nhu cầu này,
một địa phương không thể đáp ứng. Du khách muốn xem cơ sở văn hóa, sinh
thái sông nước, TPHCM không đáp ứng được hết mà TPHCM có thế mạnh là
trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, lịch sử văn hóa riêng.
Như vậy muốn phát triển du lịch thì phải hướng tới khách hàng xem người
ta muốn gì để chúng ta liên kết lại đáp ứng nhu cầu đó. Với mục tiêu
hướng tới khách hàng đến với Việt Nam, giữ chân họ ở lại lâu hơn, chúng
ta phải liên kết, xây dựng chương trình du lịch cụ thể.
Trong đó, mục tiêu là tăng chi tiêu bình quân của du khách tại các
tỉnh, kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi tới các tỉnh. Ngoài ra,
cần tạo dựng một thương hiệu chung về du lịch của TPHCM và ĐBSCL để
giới thiệu dễ dàng, ấn tượng đến du khách thay vì những thương hiệu
riêng lẻ, trùng lắp.
Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cũng phải có cơ chế đồng hành, thúc đẩy các
doanh nghiệp lữ hành khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù; đặc biệt
cần kêu gọi những tập đoàn du lịch lớn tham gia để tạo sự phát triển
mạnh mẽ hơn.
Đã đăng trên TBKTSG Online:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét