Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Kéo điện ra biển Tây Nam


Sau Phú Quốc, các xã đảo gần bờ tỉnh Kiên Giang trên vùng biển Tây Nam đang được đầu tư kéo điện lưới quốc gia ra đảo. Chủ đầu tư các dự án này là Tổng công ty Điện lực miền Nam (SPC).

Tuyến cáp ngầm ra Phú Quốc


Ngày 17-11-2013, đơn vị thi công dự án cáp ngầm xuyên biển Tây Nam bắt đầu kéo cáp ngầm 110 kV từ vùng biển xã Hàm Ninh (Phú Quốc) vào bờ biển Hà Tiên tại xã Thuận Yên. Tuyến cáp ngầm này dài 55,8 km, là tuyến cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á lúc này. Đây là loại cáp ngầm ba lõi, trị giá 1.932 tỉ đồng.

Nhà thầu chính của dự án này là Tập đoàn Prysmian Powerlink SRL (Ý). Các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế và giám sát thi công là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2, Công ty Fugro (Singapore), Công ty Intertek Metoc (Anh). Các hạng mục công trình trên bờ Hà Tiên và Phú Quốc do Công ty cổ phần Thái Bình Dương thực hiện.

Theo đại diện nhà đầu tư SPC thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án này sẽ cung cấp nguồn điện ổn định cho đảo Phú Quốc với khả năng truyền tải lên tới 131 MVA, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo trong lộ trình xây dựng Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế và khu du lịch chất lượng cao của cả nước.

Ngư dân nuôi cá lồng bè ở đảo Hòn Nghệ. Ảnh: ĐÌNH HOÀNG


Riêng phần lưới điện 110 kV trên đảo gồm đường dây 7,6 km và trạm biến áp 110/22 kV - 40 MVA, do các nhà thầu trong nước thực hiện. Trong đất liền, SPC cũng đã đầu tư đường cáp ngầm 110kV Kiên Lương - Hà Tiên, trạm biến áp 110/22 kV Hà Tiên, đóng điện từ tháng 2-2013.
Đến ngày 6-2-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành tuyến cáp điện ngầm 110 kV xuyên biển nối Hà Tiên với Phú Quốc, đưa hòn đảo lớn nhất nước hòa vào lưới điện quốc gia.

Tại lễ khánh thành dự án này ở xã Dương Tơ, đại diện SPC cho biết tổng vốn đầu tư của dự án là 2.336 tỉ đồng, từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của SPC.

Từ lâu, người dân Phú Quốc phải mua điện từ nhà máy Diesel Phú Quốc với giá cao gần gấp ba lần so với đất liền mà nguồn điện luôn thiếu dù sản lượng đã tăng từ 5,8 triệu kWh lên 64,5 triệu kWh, kể từ năm 2003. Theo Sở Công thương tỉnh Kiên Giang, vào năm 2012, ngành điện phải bù lỗ 157 tỉ đồng do phát điện bằng dầu ở Phú Quốc.

Sơ đồ kéo điện ra biển Tây Nam. Ảnh: ĐÌNH HOÀNG

Trong khi đó theo quy hoạch, 10 năm tới, đảo du lịch Phú Quốc đặt mục tiêu sẽ đón từ 2 - 3 triệu lượt khách mỗi năm (năm 2015, đón khoảng 900.000 du khách). Nhu cầu tiêu thụ điện trên đảo Phú Quốc do vậy sẽ tăng nhanh; từ nay đến năm 2020 là 2.614 kWh/người/năm.

Kéo điện bằng trụ nổi ra các đảo


Sau công trình tuyến Thổ Sơn - Hòn Tre dài 12,8 km, ngày 4-9-2015, SPC tiếp tục khởi công công trình cấp điện ra xã đảo Lại Sơn. Tại lễ khởi công này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu sớm đưa tiếp điện lưới ra xã đảo Hòn Nghệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân đảo.

Ngay sau đó, SPC đã xây dựng hệ thống trụ điện nổi và kéo đường dây 22 kV trên biển, xuất phát từ trụ đấu nối tiếp bờ tại Hòn Chông, đi qua hòn Rễ Nhỏ, hòn Rễ Lớn, hòn Nhum Giếng, rẽ trái qua cụm hòn Nhum Ông, Nhum Tròn, Nhum Bà đến điểm đấu nối tiếp bờ tại Hòn Nghệ. Trong đó có đường dây trung thế 22 kV vượt biển dài 16,371 km và đường dây trung thế 22 kV mới xây dựng dài 9,941 km (gồm đường dây 22 kV trên đất liền để nối tuyến dài 154 m, đường dây 22kV trên đảo dài 6,112 km và đường dây 22 kV nối tuyến trên các đảo dài 3,674 km).

Theo đại diện SPC, đây là các hợp phần thuộc dự án cấp điện lưới quốc gia cho các xã đảo gần bờ tỉnh Kiên Giang, gồm ba xã Lại Sơn, An Sơn, Nam Du (huyện Kiên Hải); hai xã Hòn Nghệ, Sơn Hải (huyện Kiên Lương); xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên) và xã Hòn Thơm (huyện Phú Quốc) với tổng vốn đầu tư khoảng 1.506 tỉ đồng.

Trong đó, vốn đầu tư kéo dẫn điện ra đảo Lại Sơn là 467 tỉ đồng, gồm đường dây 110 kV An Biên - Lại Sơn dài 43 km (phần trên đất liền dài 19,357 km, trên biển dài 24,496 km và trạm 110 kV trên đảo). Riêng đường dây trung hạ thế dài 24 km cùng 13 trạm biếp áp 2.080 kVA, lắp đặt công tơ và nhánh rẽ cho 1.956 hộ dân sống trên đảo.

Còn với hợp phần trên đảo Hòn Nghệ (vốn đầu tư khoảng 140 tỉ đồng), SPC xây dựng mới 8 trạm biến áp với tổng công suất 975 kVA, cung cấp điện cho 2.229 người dân đang sinh sống trên đảo Hòn Nghệ.

Đến sáng ngày 10-10-2015, SPC và tỉnh Kiên Giang đã làm lễ khởi công đưa điện lưới quốc gia ra Hòn Nghệ. Lâu nay, hơn 90% hộ dân trên đảo này sử dụng điện từ nguồn diesel tại chỗ với thời gian phát điện 12 giờ/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Điện sẽ sáng vào dịp 30-4-2016


Đại diện SPC nhấn mạnh rằng các dự án này đều nhằm góp phần "thực hiện chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của Tổ quốc".

Trong một báo cáo vào cuối năm 2015, SPC dự kiến đến 30-4-2016, điện lưới quốc gia sẽ sáng trên các hòn đảo này. Riêng với xã đảo Hòn Nghệ, báo cáo này ghi rõ: "Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của tỉnh Kiên Giang, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã trình EVN và được EVN chấp thuận cho tách dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Hòn Nghệ ra khỏi dự án cấp điện lưới quốc gia cho các xã đảo tỉnh Kiên Giang thành dự án độc lập thực hiện sớm bằng nguồn vốn do SPC tự thu xếp. Dự án đã khởi công vào ngày 10-10-2015, hiện đang triển khai thi công xây dựng công trình, dự kiến đóng điện vận hành trong đầu năm 2016".

Xã đảo Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương) nằm trong vịnh Hà Tiên thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam, chỉ cách mũi Hòn Chông (Hà Tiên) khoảng 15 km về phía Tây Nam, cách quần đảo Bà Lụa 8 km về phía Đông Nam. Đảo dài 2,5 km, rộng 1,6 km, chu vi 7,5 km, diện tích 3,8 km². Trên đảo có 526 hộ, dân số 2.229 người, chủ yếu sống bằng nghề khai thác, đánh bắt - nuôi trồng hải sản và dịch vụ.

Bước sang năm mới, bà con xã đảo Hòn Nghệ cũng như hàng nghìn người dân đang sống trên xã đảo Lại Sơn và các đảo khác gần biển Kiên Giang, đang mong chờ đón dòng điện lưới quốc gia xuyên biển Tây Nam, theo đúng kế hoạch này.


Bài đã đăng tại:
http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=63&id=173704

Thêm nhiều đảo ở Kiên Giang sắp có điện lưới


(TBKTSG Online) – Hàng chục hòn đảo lớn nhỏ thuộc bảy xã đảo ở Kiên Giang sẽ có điện từ nguồn điện lưới quốc gia vào dịp 30-4-2016, tức là chỉ hơn bảy tháng tính từ ngày dự án cấp điện được khởi công, theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (SPC) là chủ đầu tư.

Sơ đồ kéo điện ra các đảo vùng biển Tây Nam - Ảnh: Đình Hoàng

Sau công trình đường điện tuyến Thổ Sơn – Hòn Tre dài 12,8 km, ngày 4-9-2015, SPC tiếp tục khởi công công trình cấp điện ra xã đảo Lại Sơn. Tại lễ khởi công này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu sớm đưa tiếp điện lưới ra xã đảo Hòn Nghệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân đảo.

Ngay sau đó, SPC đã xây dựng hệ thống trụ điện nổi và kéo đường dây 22 kV trên biển, xuất phát từ trụ đấu nối tiếp bờ tại Hòn Chông, đi qua hòn Rễ Nhỏ, hòn Rễ Lớn, hòn Nhum Giếng, rẽ trái qua cụm hòn Nhum Ông, Nhum Tròn, Nhum Bà đến điểm đấu nối tiếp bờ tại Hòn Nghệ.

Dự án này gồm đường dây trung thế 22 kV vượt biển bằng trụ nổi dài 16,371 km và đường dây trung thế 22 kV dài 9,941 km xây dựng trên các đảo và nối các đảo.

Theo đại diện SPC, đây là các hợp phần thuộc dự án cấp điện lưới quốc gia cho các xã đảo gần bờ tỉnh Kiên Giang, gồm ba xã Lại Sơn, An Sơn, Nam Du (huyện Kiên Hải); hai xã Hòn Nghệ, Sơn Hải (huyện Kiên Lương); xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên) và xã Hòn Thơm (huyện Phú Quốc) với tổng vốn đầu tư khoảng 1.506 tỉ đồng.

Trong đó, riêng vốn đầu tư kéo dẫn điện ra đảo Lại Sơn là 467 tỷ đồng, gồm đường dây 110kV An Biên – Lại Sơn dài 43 km (phần trên đất liền dài 19,36 km, trên biển dài 24,5 km và trạm 110kV trên đảo). Riêng đường dây trung hạ thế dài 24 km cùng 13 trạm biếp áp 2.080kVA, lắp đặt công tơ và nhánh rẽ cho 1.956 hộ dân sống trên đảo.

Còn với hợp phần trên đảo Hòn Nghệ (vốn đầu tư khoảng 140 tỉ đồng), SPC ngày 10-10-2015 khởi công công trình này nhằm xây dựng 8 trạm biến áp với tổng công suất 975 kVA, cung cấp điện cho 2.229 nhân khẩu đang sinh sống trên đảo Hòn Nghệ.

Điện sẽ sáng vào dịp 30-4-2016


Đại diện SCP nhấn mạnh rằng các dự án này đều nhằm góp phần thực hiện “Chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của Tổ quốc”.

Trong một báo cáo vào cuối năm 2015, SCP dự kiến đến 30-4-2016, điện lưới quốc gia sẽ sáng trên các hòn đảo này. Riêng với xã đảo Hòn Nghệ, báo cáo này ghi rõ: “Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của tỉnh Kiên Giang, Tổng công ty Điện lực miển Nam đã trình EVN và được EVN chấp thuận cho tách dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Hòn Nghệ ra khỏi dự án cấp điện lưới quốc gia cho các xã đảo tỉnh Kiên Giang thành dự án độc lập thực hiện sớm bằng nguồn vốn do EVN SPC tự thu xếp. Dự án đã khởi công vào ngày 10-10-2015, hiện đang triển khai thi công xây dựng công trình, dự kiến đóng điện vận hành trong đầu năm 2016”.

Xã đảo Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương) nằm trong Vịnh Hà Tiên thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam, chỉ cách mũi Hòn Chông (Hà Tiên) khoảng 15 km về phía Tây Nam, cách quần đảo Bà Lụa 8 km về phía Đông Nam. Đảo dài 2,5 km, rộng 1,6 km, chu vi 7,5 km, diện tích 3,8 km². Trên đảo có 526 hộ, dân số 2.229 người, chủ yếu sống bằng nghề khai thác, đánh bắt - nuôi trồng hải sản và dịch vụ.

Việc kéo điện lưới quốc gia ra các xã đảo gần bờ tỉnh Kiên Giang  được thực hiện sau thành công của dự án kéo cáp ngầm cung cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc, được SPC thực hiện trước đó.

Cụ thể, ngày 17-11-2013, đơn vị thi công dự án cáp ngầm xuyên biển Tây Nam bắt đầu kéo cáp ngầm 110 kV từ vùng biển xã Hàm Ninh (Phú Quốc) vào bờ biển Hà Tiên tại xã Thuận Yên. Tuyến cáp ngầm này dài 55,8 km, là tuyến cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á, và trị giá 1.932 tỉ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án là 2.336 tỉ đồng.

Theo SPC, dự án này với khả năng truyền tải lên tới 131 MVA đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo trong lộ trình xây dựng Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế và khu du lịch chất lượng cao của cả nước.

Đến ngày 6-2-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành tuyến cáp điện ngầm 110KV xuyên biển nối Hà Tiên với Phú Quốc, đưa hòn đảo lớn nhất nước hòa vào lưới điện quốc gia.

Bài đã đăng tại:
http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/140879