Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Khởi nghiệp thành công phải có định hướng đúng

Trung Chánh- Văn Huỳnh

(TBKTSG Online) - Để lãnh đạo hoạt động khởi nghiệp thành công, cần phải “thoát” khỏi tư duy nhiệm kỳ. Còn để phong trào khởi nghiệp có hiệu quả, nhất thiết phải có một cơ chế chính sách đúng, phù hợp; không nên bỏ rơi người khởi nghiệp và đặc biệt chính họ cũng không nên “lủi thủi” làm một mình.


Ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc phụ trách Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tại tọa đàm “Làm gì để khởi nghiệp hiệu quả?” do trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) tổ chức vào hôm nay, 6-4, tại thành phố Cần Thơ đánh giá cao hai dự án khởi nghiệp. Dự án thứ nhất của cựu sinh viên Đại học Cần Thơ Tăng Hữu Thái về mô hình kinh doanh các món ăn truyền thống; dự án thứ hai của nhóm sinh viên Đại học Cần Thơ do Cao Thanh Hùng làm trưởng nhóm, chuyên sản xuất, kinh doanh thiết bị đo lường cảnh báo chất lượng không khí.

Tuy nhiên, ông Lam nhận xét, đối với người khởi nghiệp trẻ, thông thường có ý tưởng mới, có sáng kiến, nhưng lại thiếu kinh nghiệm và trải nghiệm... “Hai bạn trẻ nói trên đã có những sản phẩm cơ bản lúc đầu dưới sự hỗ trợ của nhà trường, giáo viên. Nhưng, nếu câu chuyện của hai bạn đi tiếp, thì đi như thế nào?”, ông nêu câu hỏi và cho rằng đây là câu chuyện mentor (người hướng dẫn) sẽ dẫn dắt tiếp theo, nhưng đang thiếu cái cách để tìm được những mentor.

Ông Lam cũng lo ngại việc các nhà khởi nghiệp trẻ một khi đã thương mại hóa sản phẩm lại tự tin (quá mức) với thành quả của họ. “Câu chuyện này tôi đã nghe nhiều tỉnh thành nói đến, đó là khi các bạn trẻ khởi nghiệp đoạt giải, sản phẩm được đưa ra thị trường thì khi có người liên hệ tới đặt hàng, nhiều khi các bạn nói bây giờ tôi bận lắm, thậm chí không nghe điện thoại”, ông dẫn chứng và cho rằng nhà khởi nghiệp quá tự tin và không tìm phương án nào để mở rộng thị trường.

Theo ông Lam, trong các trường kinh doanh người ta có dạy cái cách tư duy tâm lý đón nhận, xử lý vấn đề nêu trên rất tốt, trong khi đó, ở các trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là không có. 

Vì vậy, theo ông, nên có một môn, chương trình dành cho sinh viên năm cuối về khởi nghiệp. “Người thầy giáo có thể dạy được những vấn đề cơ bản, nhưng không bao giờ dạy được những vấn đề về thị trường, mà những việc này chỉ có những doanh nghiệp hiểu và những người đã trải nghiệm mới giúp được cho các bạn khởi nghiệp đối đầu với vấn đề này”, ông cho biết.

Câu chuyện ở trên, theo ông Lam, cũng giống như những vấn đề được các diễn giả đặt ra tại tọa đàm, đó là khi hoạt động khởi sự kinh doanh lớn dần lên, các bạn trẻ rất khó quản trị tốt, “quản trị nhỏ chưa chắc quản trị được, thì lớn lên sẽ phức tạp hơn. Đó là cái vấn đề chúng tôi nghĩ nên có chương trình cho sinh viên năm cuối”, ông nhấn mạnh.

Theo ông, đối vai trò của các tổ chức bên ngoài, đặc biệt là các tổ chức nhà nước, giả sử hai bạn trẻ nêu trên thử đăng ký thành lập kinh doanh, thì không phải là câu chuyện đơn giản. “Về thủ tục kinh doanh, chúng ta cấp giấy phép trong 24 giờ, so với Singapore là 4 giờ, thì 24 giờ không phải lớn. Thế nhưng, nếu bạn Thái đăng ký sản phẩm thực phẩm, thì sẽ bị đòi hỏi chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm, thế thì những vấn đề này làm sao các bạn trẻ hiểu được quy trình”, ông cho biết và đề nghị trong chương trình khởi nghiệp của các bạn trẻ nên có tổ tư vấn giúp việc này.

Hay vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, theo ông Lam, đây cũng là những vấn đề rủi ro chính nên khởi nghiệp không đạt hiệu quả cuối cùng. “Đó là vấn để pháp lý chúng ta phải tính”, ông nhấn mạnh.

Còn hệ sinh thái khởi nghiệp, theo ông Lam, các bạn trẻ khởi nghiệp đạt được những kết quả bước đầu tốt, nhưng sẽ cần thêm nhưng yếu tố mới. “Ví dụ, câu chuyện bạn Thái tôi nghe thì hấp dẫn, nhưng so với các mặt hàng ở đây, bạn làm sao chứng minh hương vị đó là độc đáo, cái gì là nét riêng?”, ông nêu câu hỏi.

Còn sản phẩm của bạn Hùng, theo ông, dù cho có ý tưởng mới, nhưng hai năm sau có thể nó sẽ lạc hậu, thì cái gì mới để nâng lên một bước để đạt kết quả tốt để thành một đơn vị lớn, chứ không chỉ dừng lại ở một đơn vị nhỏ bé, doanh nghiệp địa phương chẳng hạn vậy?

Trong khi đó, ông Lê Minh Hoan, Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh muốn khởi nghiệp thành công, thứ nhất, các bạn trẻ không nên làm "lủi thủi" làm một mình, mà phải có sự hợp sức; thứ hai, là đừng bỏ rơi họ, mà hãy kết nối bằng nhiều nguồn lực khác nhau, chứ không chỉ mong chờ vào mỗi nguồn lực nhà nước vì thể chế nhà nước rất khó thay đổi, chậm điều chỉnh.

“Tôi chỉ mong rằng Đại học Cần Thơ nên dang rộng đón ý tưởng khởi nghiệp rồi ngồi cùng các chuyên gia để giúp các bạn trẻ, thì tôi nghĩ rằng ĐBSCL chúng ta sẽ giải quyết được chuyện đồng bằng”, ông cho biết và nói rằng để điều chỉnh được chính sách nhằm hình thành được quốc gia khởi nghiệp, thì có lẽ còn nhiều khó khăn, phải trải qua rất nhiều cơ quan, đơn vị họp bàn...


* Và tại một số báo bạn:










"Thoát" tư duy nhiệm kỳ để lãnh đạo khởi nghiệp thành công

Trung Chánh - Văn Huỳnh

(TBKTSG Online) - Muốn lãnh đạo khởi nghiệp thành công ở một địa phương thì phải thoát khỏi tư duy nhiệm kỳ, theo chia sẻ của ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy  Đồng Tháp tại tọa đàm “Làm gì để khởi nghiệp hiệu quả?" do Đại học Cần Thơ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) diễn ra tại thành phố Cần Thơ vào hôm nay, 6-4.

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng để lãnh đạo khởi nghiệp thành công thì phải xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ. Ảnh : Lê Hoàng Vũ

Theo ông Hoan, một ý tưởng khởi nghiệp từ khi nung nấu đến hiện thực hóa ý tưởng đó có khi phải mất đến 5 năm, trong khi lãnh đạo các địa phương nhiều khi lại có tư duy nhiệm kỳ, cứ muốn để cho nhiệm kỳ sau thực hiện, "thì như vậy, cứ nhiệm kỳ này đẩy qua nhiệm kỳ sau như thế”, ông nói và nhấn mạnh phải thoát ra khỏi tư duy nhiệm kỳ, xem đầu tư cho khởi nghiệp là đầu tư cho tương lai.

Ông cho biết thêm, các địa phương thường điếm số lượng các doanh nghiệp tại chỗ để tính toán làm sao hình thành được một đội ngũ doanh nghiệp mới cho tương lai. 

"Chúng ta phải bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp từ bây giờ và những doanh nghiệp đó mới thích ứng được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), chứ doanh nghiệp hiện tại chưa thích ứng hoàn toàn với CMCN 4.0 đâu", ông nói và cho rằng cần phải thoát từ kinh tế hộ gia đình, từ ông chủ buôn bán gạo thành tổng gíam đốc công ty xuất nhập khẩu gạo, từ ông mua cá thành tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu thủy sản chẳng hạn vậy.

Theo ông, so với doanh nghiệp nước ngoài, thì lực lượng trong nước còn khoảng cách lớn về tư duy, về tầm nhìn, nhất là về cuộc CMCN 4.0. "Như vậy, phải trông cậy vào thế hệ khởi nghiệp hôm nay để vừa khởi nghiệp, vừa gắn được cái trào lưu rất lớn mà chúng ta không thể bỏ qua là CMCN 4.0", ông nhấn mạnh.

Trên cơ sở như vậy, theo ông, địa phương đã bàn bạc cùng nhau học tập, mời các chuyên gia đến nói chuyện để hiểu hơn về khởi nghiệp, xem các nước làm khởi nghiệp ra sao. "Chúng tôi mời chuyên gia đến nói chuyện để các cán bộ chủ chốt đều nghe, rồi hình thành một cái nhóm cố vấn cho tỉnh bởi các chuyên gia từ bên ngoài như Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và một số chuyên gia độc lập họ thường xuyên đến hỗ trợ tư vấn", ông cho biết.

Theo ông, địa phương đã ký kết hợp tác với Quỹ hỗ trợ Việt Nam và hình thành luôn văn phòng thường trú của cơ quan này tại địa phương để vừa hỗ trợ khởi nghiệp ở các trường học, giới phụ nữ, trong đoàn thanh niên, vừa thúc đẩy hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp, nhen nhóm phong trào, khí thế khởi nghiệp đã có trong tỉnh.

Cũng theo ông, địa phương đã tập hợp được các doanh dẫn đầu với khoảng 10 doanh nghiệp có tiềm lực để hình thành tổ tư vấn để hỗ trợ khởi nghiệp. Qua đó, những ý tưởng khởi nghiệp của các bạn trẻ qua các cuộc thi do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, BSA hoặc do các đơn vị trong tỉnh tổ chức thấy có khả thi sẽ được chuyển qua tổ tư vấn của câu lạc bộ dẫn đầu.

"Doanh nghiệp dẫn đầu họ tư vấn, thẩm định để làm sao thương mại hóa được các ý tưởng khởi nghiệp đó", ông cho biết và nói rằng các cơ quan chuyên môn của địa phương sẽ không làm được, mà chỉ các doanh nghiệp dẫn đầu, có kinh nghiệm trên thương trường (cả thành công lẫn thất bại) mới có thể làm được.

Nói theo ngôn ngữ khởi nghiệp, thì họ trở thành những mentor giúp cho các bạn trẻ khởi nghiệp và địa phương này đã hình thành được 1 mentor ở câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu hỗ trợ các bạn khởi nghiệp.

"Sau khi họ tư vấn, thẩm định xong, thì họ có thể là người cho vay, cho mượn, góp vốn mua cổ phần hình thành các doanh đó", ông cho biết.

"Tôi tự hào khi các doanh nghiệp dẫn đầu trong tỉnh họ rất háo hức giúp các bạn trẻ và sẵn sàng chia sẽ những kinh nghiệm của họ để phong trào khởi nghiệp thành công", ông Hoan cho biết. 



Làm gì để khởi nghiệp hiệu quả?

Trung Chánh

(TBKTSG Online) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định chọn năm 2016 là năm "Quốc gia khởi nghiệp”, ngay sau đó, phong trào này đồng loạt được nhiều địa phương trong cả nước triển khai ở những mức độ khác nhau. Tại miền Tây sông nước, các chương trình khởi nghiệp cũng được quan tâm xây dựng, nhưng có thể nhận thấy khởi nghiệp vẫn chưa thật sự như mong đợi. Vậy làm gì để khởi nghiệp hiệu quả?

Các đại biểu tham dự tọa đàm Làm gì để khởi nghiệp hiệu quả? Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Đi cùng với quyết định trên, Chính phủ cũng đã phê duyệt những chương trình, nghị quyết nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong cả nước.

Cụ thể như phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” hay Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm là tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ nền tảng như vậy, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu sẽ có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020.

Riêng tại ĐBSCL, sau phát động của Chính phủ, một loạt phong trào khởi nghiệp đã được các địa phương trong vùng xây dựng như ở tỉnh Bến Tre có phong trào “Đồng Khởi khởi nghiệp”. Còn Tiền Giang có phong trào khởi nghiệp trong thanh niên; ngày hội sáng tạo- khởi nghiệp học sinh, sinh viên Tiền Giang. Tại An Giang, địa phương này cũng đã phát động chương trình khởi nghiệp...

Bên cạnh đó, nhiều cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp do các cơ quan như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ hay Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) chủ trì cũng đã diễn ra nhằm hưởng ứng quyết định nêu trên của Chính phủ.

Ông Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ trong bài viết "Một số vấn đề về hoạt động khởi nghiệp ở ĐBSCL" cho biết, việc thúc đẩy khởi nghiệp ở khu vực này không chỉ thực hiện mục tiêu chung của quốc gia, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết, quyết định đến tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài của cả vùng.

Theo ông, việc tăng cường khởi nghiệp ở ĐBSCL cũng là biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách khách quan, thì chương trình khởi nghiệp ở ĐBSCL thời gian qua còn khá khiêm tốn, chỉ là những phong trào được phát động, chứ chưa thật sự đi vào chiều sâu như mong đợi.

Trong khi đó, theo ông Dũng, nhu cầu khởi nghiệp ở ĐBSCL là hết sức cấp bách khi mà những khó khăn, thách thức của vùng đã hết sức rõ ràng như: tăng trưởng kinh tế vùng chậm lại trong nhiều năm liền, trong đó, nông nghiệp- nền tảng kinh tế của vùng- đã giảm rất mạnh; tỷ lệ xuất cư thuần ra bên ngoài trong nhiều năm cũng khá cao.

Trái lại, theo ông, số lượng doanh nghiệp của vùng tăng trưởng rất chậm, bình quân 580 người mới có 1 doanh nghiệp, trong khi con số này của cả nước là 220 người/doanh nghiệp.

Trong bối cảnh như vậy, việc khởi nghiệp để phát triển doanh nghiệp, có thêm những ngành kinh doanh mới, tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng nói riêng và cả nước nói chung là hết sức cấp bách.

Để góp phần đưa phong trào khởi nghiệp ở ĐBSCL đi vào chiều sâu, hôm nay, 6-4, trường Đại học Cần Thơ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Làm gì để khởi nghiệp hiệu quả?”. Hy vọng qua những chia sẻ, đóng góp của các diễn giả là các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương cùng các bạn trẻ yêu khởi nghiệp sẽ giúp định hướng phong trào trong thời gian tới thành công hơn.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sẽ tiếp tục cập nhật những góc nhìn, chia sẻ của các diễn giả tại tọa đàm này.

Saigon Times Group organizes Mekong startup event Friday

Huynh Kim

CAN THO – The Saigon Times Group and Can Tho University will jointly organize a roundtable discussion themed “How to start up a business effectively” on Friday, gathering several leaders in the Mekong Delta as key speakers.

A view of the Center for Technology Business Incubation under
Can Tho University - PHOTO: HUYNH KIM

The discussion is aimed at seeking effective startup solutions given the growing spirit of entrepreneurship in the Mekong Delta, said Ha Thanh Toan, principal of Can Tho University.

Le Minh Hoan, Party chief of Dong Thap Province, will talk about the activities and policies in his province to support the startup movement while Nguyen Thanh Dung, vice chairman of Can Tho City, will give an insight into the startup movement of the city.

Le Nguyen Doan Khoi, director of the Center for Technology Business Incubation under Can Tho University, will provide business incubation solutions at school, and shares ways to coordinate with other organizations in order to support startups.

Participants are expected to discuss the activities of the Mekong Delta startup network. Nguyen Phuong Lam, deputy director at the Can Tho branch of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, will introduce the 2018 Mekong Delta Startup Contest which is aimed at promoting the startup movement and developing a startup ecosystem in the region.

Pham Minh Quoc, director of the Korea Vietnam Incubator Park, will deliver a speech on the business incubator policy of the agency.

The university’s former student Tang Huu Thai will talk about startup solutions that have been successfully applied to his Gia Hao brand after he graduated from the school last year.

Meanwhile, Cao Thanh Hung, a student from the Technology Faculty, will introduce a students’ project on the production and commercialization of measuring equipment, including an air quality warning system. 

* Published on Saigon Times Daily 5-4-2018:

Đại học Cần Thơ và TBKTSG tổ chức tọa đàm “Làm gì để khởi nghiệp hiệu quả?”

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Buổi tọa đàm với chủ đề “Làm gì để khởi nghiệp hiệu quả?” do trường Đại học Cần Thơ (CTU) phối hợp nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức, diễn ra tại hội trường CTU vào sáng ngày 6-4-2018.

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ trường Đại học Cần Thơ

Theo GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng CTU, trưởng ban tổ chức cho biết tọa đàm này nhằm góp phần tìm ra giải pháp khởi nghiệp hiệu quả trước thực tế phong trào khởi nghiệp đang nở rộ ở ĐBSCL.

Tại tọa đàm, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp sẽ nói về hoạt động và chính sách của tỉnh Đồng Tháp với phong trào khởi nghiệp; ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, nói về phong trào khởi nghiệp ở Cần Thơ tới năm 2020; PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ CTU, nói về giải pháp ươm tạo khởi nghiệp trong nhà trường và liên kết ươm tạo doanh nghiệp của CTU.

Các đại biểu cũng sẽ trao đổi xoay quanh hoạt động của Mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL và cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL năm 2018 do ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ trình bày; và về chủ trương ươm tạo doanh nghiệp của Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (KVIP) tại Cần Thơ, do ông ông Phạm Minh Quốc, Giám đốc KVIP Cần Thơ, thuyết trình.

Ngoài ra, anh Tăng Hữu Thái, cựu sinh viên CTU, sẽ nói về giải pháp khởi nghiệp với thương hiệu Gia Hảo ngay sau khi tốt nghiệp vào năm 2017 và anh Cao Thanh Hùng, đang là sinh viên Khoa Công nghệ, nói về dự án “Sản xuất và kinh doanh thiết bị đo lường và cảnh báo chất lượng không khí” của nhóm sinh viên K40 CTU.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ấn phẩm của nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ tường thật nội dung buổi tọa đàm này từ 8 giờ 30 đến 11 giờ, ngày 6-4-2018.

* Đã đăng TBKTSG Online ngày 4-4-2018:

Chartered flights from Can Tho surge

Huynh Kim

CAN THO – The number of chartered flights taking Mekong Delta tourists from Can Tho City to other countries has increased, according to World Transportation Services JSC (WorldTrans).

Thai tourists come to Can Tho City on the first chartered flight between
Can Tho and Bangkok in July 2015 - PHOTO: HUYNH KIM
Speaking to the Daily over the resumption in June of Can Tho-Bangkok chartered flights, WorldTrans chairman and general director Vu Duc Bien said the number of tourists traveling abroad from the Mekong Delta through Can Tho International Airport is on the rise as they can save money and time.

WorldTrans arranges chartered flights for groups of 10 to 20 passengers to local and foreign destinations.

Last year, WorldTrans cooperated with Vietravel to operate 40 chartered flights to foreign destinations and serve more than 1,600 people traveling from Can Tho to Thailand. WorldTrans has worked with airlines to offer 100 chartered flights to Japan, South Korea, China, Taiwan and other ASEAN countries and one-third of passengers on such flights are from Can Tho City.

Le Dinh Minh Thy, director of Vietravel in Can Tho, said this is the fourth year Vietravel has arranged chartered flights operated by different carriers for tourists to visit Thailand. The number of customers has grown steadily, bringing business opportunities to tour operators.

Can Tho vice chairman Dao Anh Dung said the city wants more chartered flights to serve local residents as tourists will have to spend an additional six hours going from Can Tho to HCMC if they fly abroad from Tan Son Nhat International Airport in HCMC.

Pham Thanh Tam, director of Can Tho International Airport, shared Dung’s view, saying the number of passengers flying from the airport has edged up an average 25% annually in the past five years.

Can Tho-Bangkok chartered flights will be resumed from June 6 using Airbus 320 aircraft configured with 180 seats of Thai Vietjet Air with a flying time of 85 minutes.

These flights will depart from Can Tho at 09:05 a.m. and arrive in Bangkok at 10:35 a.m. Return flights to Can Tho will take off in Bangkok at 07:00 a.m.


Return tickets cost VND4.6 million (US$201.6) , including tax and fee. Air tickets are available on the website www.worldtrans.vn and at ticketing offices of domestic travel companies.

* Published on Saigon Times Daily 29-3-2018:
http://english.thesaigontimes.vn/59033/Chartered-flights-from-Can-Tho-surge.html


Nhu cầu dịch vụ bay thuê chuyến từ ĐBSCL tăng

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) - Lượng du khách từ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đi du lịch nước ngoài tăng, do vậy nhu cầu về dịch vụ bay thẳng khứ hồi thuê chuyến (charter) cũng tăng theo. Đây là thông tin mà đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ vận chuyển Thế giới (WorldTrans) đưa ra tại buổi họp báo ở Cần Thơ ngày 28-3, về việc mở lại chuyến bay thẳng Cần Thơ-Bangkok-Cần Thơ vào tháng 6 tới.

Khách Thái Lan đến Cần Thơ bằng máy bay thuê chuyến vào tháng 7-2017. Ảnh: H. Kim
Ông Vũ Đức Biên, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc WorldTrans, cho biết tiềm năng du khách ĐBSCL đi du lịch nước ngoài qua sân bay Cần Thơ là rất lớn, vì giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thay vì trung chuyển qua sân bay ở TPHCM. Theo ông Biên, WorldTrans sẵn sàng cung cấp dịch vụ charter với từng nhóm khách 10-20 người, đi du lịch cả trong và ngoài nước.

Năm 2017, WorldTrans đã cùng Công ty Vietravel phục vụ 40 chuyến bay charter đi các nước, trong đó có 1.611 khách từ Cần Thơ đi Thái Lan. Năm nay WorldTrans đã đàm phán với các hãng hàng không bay 100 chuyến đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á (ASEAN), trong đó 1/3 số này là để phục vụ nhu cầu khách ĐBSCL đi từ Cần Thơ.

Theo bà Lê Đình Minh Thy, Giám đốc Vietravel Cần Thơ, đây là năm thứ tư Vietravel phục vụ du khách đi Thái Lan bằng bay charter với nhiều hãng, từ sân bay Cần Thơ. Bà Thy nói du khách tăng đều và “đây là cơ hội kinh doanh rất tốt của các hãng du lịch lữ hành, nhất là vào mùa hè và vào dịp tết”.

Ông Đào Anh Dũng, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết nếu phải đi TPHCM để bay, khách đi từ Cần Thơ phải mất trung bình sáu giờ máy bay mới cất cánh. Ông Dũng nói thành phố Cần Thơ rất mong mở thêm nhiều đường bay charter để phục vụ khách cả vùng ĐBSCL.

Chia sẻ quan điềm này, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ, ông Phạm Thanh Tâm, cho biết dù chưa đông nhưng khách qua sân bay Cần Thơ đã tăng bình quân 25%/năm trong năm năm nay.

Riêng chuyến bay charter Cần Thơ-Bangkok-Cần Thơ, bắt đầu mở lại từ ngày 6-6 sắp tới bằng máy bay Airbus 320 (180 chỗ) của hãng Hàng không Thai Vietjet. Thời gian bay 1 giờ 25 phút; cất cánh từ Cần Thơ lúc 9 giờ 5 phút sáng và quay về Cần Thơ từ Bangkok lúc 7 giờ sáng sau mỗi tour du lịch. Giá vé khứ hồi là 4,6 triệu đồng, đã bao gồm thuế và phí sân bay. Du khách có thể mua vé tại trang web www.worldtrans.vn hoặc tại các công ty du lịch trong nước. 

* Đã đăng: TBKTSG Online 28-3-2018: