Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Hà Lan sẽ tổ chức hội thảo về phát triển bền vững ĐBSCL

Huỳnh Kim
Thứ Sáu,  26/10/2018, 19:06

(TBKTSG Online) - Đó là thông tin do bà Anouk Baron, Bí thứ thứ hai phụ trách chính trị và văn hóa Đại sứ quan Hà Lan tại Việt Nam, cho biết tại buổi họp báo chiều nay, 26-10, ở Cần Thơ về sự kiện ngày Hà Lan ở Cần Thơ sắp tới.


Quang cảnh buổi họp báo ở Cần Thơ chiều ngày 26-10-2018 Ảnh: Huỳnh Kim

Bà cho biết, nội dung chính của chuỗi sự kiện ngày Hà Lan tại thành phố Cần Thơ, là hội thảo chuyên đề  “Hướng đến phát triền bền vững vùng ĐBSCL” do Hà Lan phối hợp với Việt Nam tổ chức tại khách sạn TTC Premium vào chiều ngày 9-11-2018.

“Hội thảo này nhằm đóng góp vào việc thực hiện Nghị quyết 120/CP của Chính phủ Việt Nam về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Chúng tôi rất mong nhiều doanh nghiệp, nhà khoa học, các tổ chức xã hội và đặc biệt là đại diện các ban ngành liên quan của địa phương và Chính phủ dự hội thảo này để đóng góp thực hiện cho được Nghị quyết 120”, bà Anouk Baron nói.

Theo bà Anouk Baron, Hà Lan sẵn sàng hợp tác với Việt Nam giúp ĐBSCL phát triển kinh tế - xã hội bền vững thông qua các chương trình liên kết giữa việc chuyển đổi nông nghiệp với quản lý nước, sử dụng cây trồng… vốn là kinh nghiệm thành công của Hà Lan, xứ sở có địa hình thấp như ĐBSCL.


Ms Anouk Baron, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, chủ trì họp báo chiều ngày 26-10-2018. (Ảnh Huỳnh Kim)

Bí thứ thứ hai Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam còn khẳng định lũ lụt và xâm nhập mặn không phải là chuyện xấu nếu biết khai thác những yếu tố tích cực của nó với những chương trình hoạt động không tách rời nhau như kinh nghiệm “liên kết 4 nhà” mà Việt Nam đã làm.

“Phải biến thách thức thành cơ hội để giúp ĐBSCL phát triển bền vững như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói về Nghị quyết 120. Chúng tôi sẽ đưa những vấn đề này vào ngày Hà Lan tại Cần Thơ sắp tới ”, bà Anouk Baron nhấn mạnh.


* Đã đăng TBKTSG Online 26-10-2018:
https://www.thesaigontimes.vn/280804/ha-lan-se-to-chuc-hoi-thao-ve-phat-trien-ben-vung-dbscl.html

Công an Cần Thơ nói không 'gài bẫy' vụ đổi 100 USD, phạt 270 triệu

24/10/2018 15:04 GMT+7

TTO - Sau khi hoãn bất ngờ, Công an TP Cần Thơ đã tổ chức họp báo lại để thông tin về vụ xử phạt người đổi 100 USD cùng tiệm vàng Thảo Lực 270 triệu đồng.

Đổi 100 USD tại tiệm vàng, bị phạt 90 triệu đồng

Thượng tá Trần Văn Dương - trưởng phòng tham mưu Công an TP Cần Thơ - chủ trì họp báo - Ảnh: H.T.D.

Cuộc họp báo đang diễn ra tại Công an TP Cần Thơ từ 15 giờ chiều 24-10. Thượng tá Trần Văn Dương - trưởng phòng tham mưu Công an TP Cần Thơ - chủ trì buổi họp báo này.

Sáng cùng ngày, Công an TP Cần Thơ đã bất ngờ tạm hoãn cuộc họp báo dự kiến lúc 10g30 mà không nói lý do, chỉ gửi cho cơ quan báo chí bản báo cáo về vụ việc ông Nguyễn Cà Rê (ngụ quận Ninh Kiều) bị phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD tại tiệm vàng Thảo Lực.

Theo báo cáo, lúc 11h15 ngày 30-1-2018, lực lượng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Cần Thơ đã bắt quả tang ông Lê Hồng Lực, giám đốc Công ty TNHH MTV Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực, đang thu mua 100 USD của ông Nguyễn Cà Rê với giá 2.260.000 đồng.

Ông Lực không xuất trình được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Qua quá trình xác minh, Công an Cần Thơ thấy có đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân nên đã trình Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với với ông Rê và công ty Thảo Lực.

Đối với người mang 100 USD đi đổi là ông Rê bị phạt 90 triệu đồng, tịch thu số tiền 2.260.000 đồng theo điểm a, khoản 3, điều 24 nghị định 96/2014/NĐ-CP trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Căn cứ theo luật xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân và tổ chức vi phạm có thể thực hiện các yêu cầu sau đây để giảm nhẹ việc nộp phạt: Đề nghị tiền nộp phạt nhiều lần theo quy định tại điều 79, hoặc đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại điều 76. Hay đề nghị miễn giảm theo quy định tại điều 77.

Riêng cá nhân ông Nguyễn Cà Rê, nếu có hoàn cảnh khó khăn thì có thể làm đơn gửi UBND TP Cần Thơ xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong bản báo cáo tóm tắt này phía Công an TP Cần Thơ không nhắc đến một số việc như 2 lần khám xét nhà của ông Lê Hồng Lực. 

Đồng thời cũng không nêu lý do tạm giữ vàng trắng, kim cương, đá nhân tạo và đầu thu camera. Từ đó, dẫn đến việc doanh nghiệp bị tịch thu 20 viên kim cương và 19.910 viên đá nhân tạo.

Không có chuyện công an "gài bẫy"

Trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ tại cuộc họp báo vì sao lệnh khám xét nhà do chủ tịch UBND quận Ninh Kiều ký ngày 24-1-2018 - trước thời điểm khám xét tiệm vàng 6 ngày - trùng với thời điểm công an bắt quả tang mua bán ngoại tệ, ông Trần Văn Dương khẳng định việc khám xét nhà là đúng quy định.

Ông Dương cũng cho biết trường hợp ông Nguyễn Cà Rê nếu có hoàn cảnh khó khăn thì làm đơn gửi UBND TP Cần Thơ xem xét giải quyết theo quy định.

Trả lời câu hỏi liệu có việc công an "gài bẫy" đối với chủ tiệm vàng hay không, ông Dương nói chưa tiếp cận hồ sơ nhưng những gì được báo cáo thì công an làm đúng luật.

Ông cũng khẳng định: nếu có việc "gài bẫy" thì công an phạt ông Rê 90 triệu để làm gì?

Giải thích thêm về việc công an khám xét nhà chủ tiệm vàng mà dư luận cho rằng có nhiều điểm đáng ngờ, thượng tá Dương cho biết đối với phía công ty của ông Lực thì cơ quan công an đã thực hiện đúng quy định, trình tự của pháp luật. 

Phía doanh nghiệp cũng đã thừa nhận, chấp hành đóng phạt và cũng không khiếu nại. 

"Vấn đề tạm giữ hàng hóa lâu là do án kinh tế rất phức tạp, phải chuyển đổi hình thức điều tra, xác minh. Còn đối với quyết định khám xét nhà thì tôi chưa nắm, có thể do quá trình trinh sát cơ quan công an đã có cơ sở từ trước rồi mới xin lệnh khám xét. 

Hiện cơ quan công an đã trao quyết định xử phạt cho cả hai bên, riêng ông Rê công an TP sẽ báo cáo Bộ Công an, Chính phủ để xem xét", thượng tá Dương nói. 

Tuổi Trẻ tiếp tục đặt câu hỏi vì sao kim cương gia đình ông Lực để trong tủ, không bày bán nhưng vẫn bị tịch thu thì thượng tá Dương nói thêm: "Ông Lực không khiếu nại vấn đề này nên tôi không đề cập và không xem xét trả lời".

Cảnh họp báo tại Công an TP Cần Thơ - Ảnh: H.T.D.

Tại cuộc họp báo, một số phóng viên cũng đặt câu hỏi về quá trình phát hiện, xử lý các trường hợp mua bán ngoại tệ khác trên địa bàn TP Cần Thơ. 

Thượng tá Dương thông tin: vừa qua trên địa bàn cũng phát hiện nhiều vụ việc nhưng chưa gặp trường hợp nào như ông Rê. 

Trường hợp của ông Rê là người có hoàn cảnh khó khăn, việc mua bán, đổi số tiền không lớn nhưng khi bị phát hiện và bị phạt với số tiền cao. 
"Vấn đề này chúng tôi cũng sẽ kiến nghị lên cấp cao để xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp", ông Dương nói.

Cuộc họp báo kết thúc nhanh chóng chỉ sau gần 1 giờ trong khi nhiều câu hỏi của các phóng viên chưa được người đại diện Công an TP Cần Thơ giải đáp. 

Khám xét thu giữ nhiều kim cương, vàng bạc của tiệm vàng

Trước đó, theo chủ tiệm vàng Thảo Lực, sau khi bắt quả tang vụ đổi 100 USD, cơ quan chức năng còn khám xét và thu giữ nhiều tài sản khác của tiệm vàng Thảo Lực mang đi.
"Tôi không hiểu lý do gì khi công an ập vào bắt vụ đổi ngoại tệ lại khám xét khắp nhà, từ trên sân thượng đến dưới đất. Phòng ngủ của gia đình tôi cũng bị khám xét" - ông Lê Hồng Lực nói.

Cũng theo ông Lực, kết quả khám xét nhà ngoài tờ 100 USD của khách, công an không thu giữ được bất cứ ngoại tệ nào khác.

Phía công an cho rằng có đơn tố giác gia đình ông kinh doanh ngoại tệ nên khám xét. Sau khi khám xét, Cảnh sát kinh tế Công an TP Cần Thơ đã thu giữ 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo, toàn bộ vàng trắng trong tiệm với lý do "không có chứng từ, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài" và... một đầu thu camera an ninh.

Gia đình ông Lực cho rằng số kim cương bị thu giữ không phải được bày bán ngoài tủ trưng bày mà là để ở trong hộc tủ của gia đình. Đó là tài sản của vợ chồng ông nên không có hóa đơn, nhưng công an vin vào lý do không hóa đơn nên đã thu giữ.

Ngoài ra, ông Lực cũng thắc mắc không hiểu vì sao công an lại thu cả đầu thu camera nội bộ trong nhà mình, đến hơn 8 tháng sau mới trả lại. Khi nhận lại đầu thu thì đã bị hư hỏng, mất toàn bộ dữ liệu.

C.QUỐC - T.DŨNG - C.HẠNH

TIN LIÊN QUAN

  • Đăng báo TTO ngày 24-10-2018:
https://tuoitre.vn/cong-an-can-tho-noi-khong-gai-bay-vu-doi-100-usd-phat-270-trieu-20181024145917761.htm

Can Tho Police confirm hefty fine for illegal U.S. dollar exchange

By Huynh Kim
Wednesday,  Oct 24, 2018,19:46 (GMT+7)

Senior Lieutenant Colonel Tran Van Duong speaks at a press briefing, held today in Can Tho City, following the imposition of a hefty fine on an illegal money change – PHOTO: HUYNH KIM

CAN THO – A representative of Can Tho City Police confirmed to the local media at a press briefing held today, October 24, that a hefty fine imposed on a resident who exchanged a US$100 bill for Vietnamese dong was in full compliance with prevailing regulations.

Addressing the meeting, Senior Lieutenant Colonel Tran Van Duong, spokesman of the municipal police agency, said that the police agency has strong evidence in the case against Nhan Dat Jewelry Thao Luc Commercial Manufacturing Co., Ltd, and Nguyen Ca Re, a resident of An Hoa Ward, Ninh Kieu District, who stand accused of conducting unlicensed foreign exchange activities.

In addition, the police agency had proposed the municipal chairman levy a fine on the violators in line with prevailing regulations.

Duong added that the jewelry outlet and Re had admitted their violations during an investigation.

In particular, Re was caught in the act of exchanging the US$100 bill for VND2.26 million at the outlet in the district’s Cai Khe Ward by the municipal economic police at around 11:15 a.m. on January 30. The outlet conducted the exchange without a license from competent authorities, according to Duong.

Consequently, Re received a hefty fine of VND90 million (some US$3,900), while the money he received in the exchange was confiscated based on Clause 3, Article 24, under Decree 96/2014 issued by the Government, stipulating punishments for violating administrative regulations on currencies and banking.

Meanwhile, the authorities confiscated the US$100 bill from the store and imposed a fine of VND295 million, based on Clause 3, Article 24, under the decree. Apart from that, 20 diamonds and 19,910 artificial stones with a total value of some VND540 million was confiscated from the store for committing violations involving trading and manufacturing counterfeit and banned products.

Regarding the hefty fine imposed on Re, who reportedly cannot pay the fine as he works as an electricity worker with a monthly income just above VND3 million, Duong expressed his own viewpoint, noting that a fine reduction or exemption should be considered. In particular, Re can write to the municipal government, requesting a fine reduction or exemption as he faces financial difficulties, Duong suggested.

* Đã đăng Saigon Times Daily 24-10-2018:
https://english.thesaigontimes.vn/63642/can-tho-police-confirm-hefty-fine-for-illegal-us-dollar-exchange.html

Công an Cần Thơ: Xử phạt vụ đổi 100 đô la là đúng luật

Huỳnh Kim
Thứ Tư,  24/10/2018, 18:06


(TBKTSG Online) - Chiều ngày 24-10, Công an TP Cần Thơ họp báo về vụ "đổi 100 đô bị phạt 90 triệu đồng", như TBKTSG Online đã đăng sáng nay trong bài "Đổi 100 đô la bị phạt 90 triệu đồng: “Tinh thần lập pháp” ở đâu?". Đại diện Công an Cần Thơ khẳng định việc xử phạt vụ đổi tiền 100 đô la là đúng luật và trường hợp ông Nguyễn Cà Rê có hoàn cảnh khó khăn thì làm đơn gửi UBND TP Cần Thơ xem xét giải quyết theo quy định.


Thượng tá Trần Văn Dương (đứng) trả lời tại buổi họp báo chiều ngày 24-10. Ảnh: Huỳnh Kim

Thượng tá Trần Văn Dương, Chánh Văn phòng và là người phát ngôn của Công an thành phố Cần Thơ, khẳng định: “Công an Cần Thơ có đầy đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của Công ty Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực và anh Nguyễn Cà Rê và đã tham mưu cho Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thẩm quyền”.


Ông Dương nhấn mạnh: “Qua quá trình xác minh và làm việc, tổ chức và cá nhân nêu trên đã thừa nhận hành vi sai phạm”.


Ông Dương cho biết, lúc 11 giờ 15 ngày 30-1-2018, cảnh sát kinh tế Công an Cần Thơ đã bắt quả tang ông Lê Hồng Lực, Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) đang mua 100 đô la của anh thợ điện Nguyễn Cà Rê (ngụ phường An Hòa, Ninh Kiều) với giá 2,26 triệu đồng mà không có giấy phép của cơ quan thẩm quyền.

Ông Nguyễn Cà Rê bị phạt 90 triệu đồng, bị tịch thu 2,26 triệu đồng theo Điểm a, khoản 3, điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ).

Với Công ty Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực, hình thức xử phạt chính là phạt tiền 295 triệu đồng (tổng hợp nhiều hành vi); phạt bổ sung là tịch thu 100 đô la theo điểm a, khoản 8, đều 24 Nghị định 96 của Chính phủ. Ngoài ra, còn tịch thu 20 viên kim cương và 19.910 hột đá nhân tạo trị giá 548,664 triệu đồng theo điểm a, khoản 14, điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


Quang cảnh họp báo phát trên VTV 1

Trả lời TBKTSG Online về việc khám xét và tịch thu hàng của Công ty Thảo Lực như vậy có “hình sự hóa” không, ông Trần Văn Dương khẳng định: “Chỗ công ty này thì báo cáo với các anh chị nhà báo là lực lượng công an đã thực hiện đúng quy định của pháp luật và ông Lực đã thừa nhận vi phạm, đã chấp hành đóng phạt và không khiếu nại”.

Còn với mức phạt đối với anh thợ điện Nguyễn Cà Rê, ông Dương nói: “Theo quy định của pháp luật, cá nhân tôi thấy cần có kiến nghị giảm nhẹ việc nộp phạt, đề nghị tiền nộp phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 hoặc đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76; hay đề nghị giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại Điều 77. Trường hợp ông Nguyễn Cà Rê có hoàn cảnh khó khăn thì làm đơn gửi UBND TP Cần Thơ xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Văn bản Công an Cần Thơ gửi các nhà báo.

* Đã đăng TBKTSG Online 24-10-2018:


Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Đổi 100 đô la bị phạt 90 triệu đồng: “Tinh thần lập pháp” ở đâu?

LS Trần Đình Dũng
Thứ Tư,  24/10/2018, 11:54

(TBKTSG Online) - Được người thân cho tờ 100 đô la, ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, thợ điện, ngụ Ninh Kiều, TP Cần Thơ) mang ra tiệm vàng đổi gần 2,3 triệu đồng thì bị lực lượng chức năng lập biên bản, ra quyết định xử phạt hành chính.



Ông Rê bị phạt hành chính số tiền 90 triệu đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17-10-2014 về xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Câu chuyện trở nên nóng trên cộng đồng mạng, gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Thoạt nghe qua đã thấy ngay tính bất hợp lý nhưng xem xét lại ngay điều luật áp dụng thì khó có thể bắt bẻ cơ quan xử phạt.


Quyết định xử phạt ông Nguyễn Cà Rê.

Khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP xử phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm “mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ”.

Tuy vậy, có một vấn đề khác trong áp dụng pháp luật mà cơ quan chức năng thường hiếm khi đưa vào thực tế. Chẳng hạn trong Bộ luật Hình sự 1999 có “Tội kinh doanh trái phép” tại Điều 159 (đã được bãi bỏ bởi Bộ luật Hình sự 2015). Căn cứ vào điều luật này thì rất nhiều cá nhân trong xã hội cho vay tiền lấy lãi thường xuyên đều bị truy tố. Mà hoạt động này là khá phổ biến trong xã hội chúng ta. Nhưng trong thực tế cơ quan chức năng không áp dụng bởi điều luật này tuy có câu chữ như thế nhưng “tinh thần lập pháp” của nhà soạn thảo không nhắm đến hành vi cá nhân hoạt động cho vay tiền trong xã hội.

Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành có hàm ý nhằm điều chỉnh trật tự kinh tế trong lĩnh vực “tiền tệ và ngân hàng”. Xuyên suốt toàn bộ nghị định điều chỉnh đối với các tổ chức kinh doanh, gồm các mục: Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép, vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành, vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ, vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng…

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý có khái niệm “tinh thần lập pháp” để chỉ ý chí của nhà lập pháp soạn nên điều luật. Họ muốn nhắm đến điều chỉnh đối tượng nào khi soạn ban hành luật. Đối chiếu với Nghị định 96/2014/NĐ-CP, chúng ta thấy rõ từ các đề mục đến phạm vi điều chỉnh, người soạn luật chỉ nhắm đến các tổ chức, mong muốn điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nằm trong một trật tự kinh tế. Điều này cũng phù hợp với mức phạt lên đến cao nhất đến 2 tỉ đồng. Đối với cá nhân cũng tương ứng với các cá nhân điều hành các tổ chức trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, tất cả các điều luật điều chỉnh trật tự hành chính, kinh tế đều phải đưa đối tượng cá nhân vào điều chỉnh. Nhưng sự điều chỉnh cá nhân trong các trật tự đều mang tính tương hỗ với chủ thể mà “tinh thần lập pháp” muốn nhắm tới.

Quay trở lại với quy định được cơ quan chức năng áp dụng xử phạt ông Nguyễn Cà Rê. Đó là Điều 24 “Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối”, thuộc “Mục vi phạm quy định hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng”. Trong đó các hành vi được điều chỉnh như: Cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài, khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và các giao dịch vốn khác không đúng quy định của pháp luật…

Rõ rằng các quy định trên nhằm tới các tổ chức kinh doanh. Khoản điểm xử phạt ông Rê là “Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ”, cần phải được hiểu theo tinh thần nhắm tới đối tượng tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh tại tổ chức trái phép.


Tuy vậy, để bắt bẻ đối với nhà chức trách về “tinh thần lập pháp” thì khó thuyết phục khi đã “cố ý xử mạnh tay”. Nguyên nhân gây khó khăn này là do luật không nêu rõ kiểu như “không áp dụng đối với người không hoạt động kinh doanh ngoại tệ”. Nên nhà chức trách khi “mạnh tay” sẽ lợi dụng điều luật để xử lý luôn người vô tình đi đổi tiền quà tặng.

Như vậy, từ ý chí của người ban hành các quy định cho đến áp dụng trong thực tiễn đã có độ chênh về đối tượng. Cơ quan ban hành các văn bản pháp luật cần phải đảm bảo tính toàn diện chủ thể khi soạn thảo, nhưng cơ quan thực thi không nên lợi dụng vào tính chất pháp lý này mà áp dụng những quy định gây “bất công xã hội” như trường hợp xử phát 90 triệu đối với người đi đổi 100 đô la là số ngoại tệ quà tặng.

Nếu ông Rê đến đổi ở một tiệm vàng có đăng ký kinh doanh ngoại tệ thì hoàn toàn không có chuyện bị xử phạt. Có thể thấy hành vi đổi ngoại tệ của ông Rê được cho là “vi phạm” lại mang nặng “tính may rủi”. Xui rủi thế nào nào đến tiệm vàng không có đăng ký. Ông ta phải đánh đổi 90 triệu đồng chỉ vì khó lòng biết tiệm vàng mình đổi tiền đô có giấy phép hay không.

Hàng năm số lượng đô la kiều hối chuyển về Việt Nam lên đến gần 10 tỉ đô la. Một con số có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế đang khó khăn nguồn vốn, phải đi vay. Trong đó một phần không nhỏ kiều hối được bà con Việt kiều cho tặng người thân. Có thể thấy việc người ta mang một vài trăm đô la quà tặng mang đến các tiệm vàng đổi ra tiền đồng là sinh hoạt xã hội như “chuyện thường ngày ở huyện”. Hành vi của những cá nhân đổi tiền quà tặng này không hề là hoạt động kinh doanh thương mại. Nên không thể xác định nó “cố ý làm trái các trật tự kinh tế”. Một trật tự mà pháp luật bảo hộ khá nhiều bằng các nghị định.

Đối với xã hội đặc thù về ngoại tệ do kiều hối gửi tặng cho người thân nhiều như Việt Nam chúng ta, không nên áp dụng những quy định, điều luật không phù hợp “tinh thần lập pháp” mặc dù ngữ nghĩa của nó thì khó mà bắt bẻ, sẽ gây “bất công xã hội” như trường hợp này.

Không nên lập luận pháp luật phải nghiêm minh khi đã đi lệch ra ngoài “tinh thần lập pháp” nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Nghị định 96/2014/NĐ-CP.


* Đã đăng TBKTSG Online 24-10-2018:
https://www.thesaigontimes.vn/td/280596/doi-100-do-la-bi-phat-90-trieu-dong-tinh-than-lap-phap-o-dau.html

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Singaporean firms tap Can Tho

By Huynh Kim
Wednesday,  Oct 17, 2018,16:51 (GMT+7)

Representatives of Vietnamese and Singaporean firms meet at a seminar in Can Tho City on October 17 – PHOTO: HUYNH KIM

CAN THO – A delegation of Singaporean businesses have marketed their products to Can Tho-based firms in the hope of expanding their presence to the Mekong Delta city of Can Tho.

After working with the Can Tho government and the Cantho Promotion Agency (CPA), the delegation of 12 firms  under the Singapore Malay Chamber of Commerce & Industry (SMCCI) on October 17 introduced to firms in Can Tho City a series of products, such as machines, indoor furniture, electronics, jewelry, textiles and food, and services involving hotels and restaurants, logistics, energy, information technology and real estate at a seminar on trade and investment promotion between the two sides, held by CPA.

Jessica Yuwanda, a representative of Yue Hwa Company, confirmed he was seeking a manufacturer in Can Tho City to supply more specialty products, such as souvenirs, food, beverages, textiles and garments, to Yue Hwa supermarket chains.

Meanwhile, Shen LiBing, general director of BHF Pte Ltd, specializing in snack production, expressed the hope of opening a branch in Can Tho City, and a representative of Fervor Montreal relayed expectations of cooperating with a distributor of jewelry and fashion in the city.

Furthermore, director of Verve Consultancy Yang Sook Chin said she intended to operate a counseling service on finance, debt management, law consultation and investment in the Mekong Delta city.

More than 20 Can Tho-based enterprises met with the Singaporean delegation to sound out cooperation opportunities.

Truong Quang Hoai Nam, vice chairman of the Can Tho government, said the city has attracted some US$2.4 billion in investment each year over the past three years, but foreign direct investment (FDI) capital remains modest.

Singapore, despite being the city’s second-largest investor, has injected a mere US$128 million into the city so far. Nam stressed that Can Tho City is in dire need of FDI capital for its development.

A representative from SMCCI and leader of the delegation, Dainial Sani Lim, pointed out that Singapore has poured US$43.2 billion into Vietnam to date, but its investment in Can Tho City is still limited.

“This is the first time we have visited Can Tho City and realized multiple opportunities for cooperation and development,” Dainial remarked.

* Đã đăng Saigon Times Daily 17-10-2018:
https://english.thesaigontimes.vn/63471/singaporean-firms-tap-can-tho.html

Doanh nghiệp Singapore muốn mở rộng làm ăn với Cần Thơ

Huỳnh Kim
Thứ Tư,  17/10/2018, 15:27

(TBKTSG Online) - Một đoàn doanh nghiệp Singapore đã tiếp thị sản phẩm trong hai ngày liên tiếp với mong muốn mở rộng làm ăn với các doanh nghiệp tại Cần Thơ.

Đại diện Công ty Fervor Montreal (bên phải) tiếp thị sản phẩm đồ trang sức tại Cần Thơ ngày 17-10. Ảnh: Huỳnh Kim

Sau khi làm việc với UBND thành phố Cần Thơ và Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ (CPA), hôm nay, 17-10, đoàn 12 doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Singapore-Malaysia (SMCCI) tiếp tục tiếp thị sản phẩm với các doanh nghiệp Cần Thơ.

Tại hội thảo xúc tiến đầu tư-thương mại giữa hai bên do CPA tổ chức sáng nay, các doanh nghiệp Singapore đã giới thiệu hàng loạt sản phẩm từ dây chuyền máy móc, nội thất, điện tử, đồ trang sức, may mặc, thực phẩm đến các dịch vụ về nhà hàng khách sạn, logistics, tài chính chứng khoán, kiểm toán, bất động sản, năng lượng và công nghệ thông tin.

Ông Jessica Yuwanda, đại diện Công ty Yue Hwa, cần tìm nhà sản xuất tại Cần Thơ cung cấp thêm “sản phẩm độc đáo” về hàng lưu niệm, thực phẩm, đồ uống, may mặc vào chuỗi siêu thị của Yue Hwa. Ông Shen LiBing, Tổng giám đốc Công ty BHF Pte Ltd, chuyên sản xuất thực phẩm snack muốn mở chi nhánh tại đây. Đại diện Công ty Fervor Montreal muốn tìm nhà phân phối sản phẩm trang sức và thời trang. Trong khi Giám đốc Công ty Verve Consultancy, bà Yang Sook Chin, muốn mở dịch vụ tư vấn về chứng khoán, quản lý nợ, tư vấn luật, thủ tục đầu tư… tại thành phố trung tâm vùng ĐBSCL.

Hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ đã kết nối với 12 doanh nghiệp này, tìm cơ hội làm ăn với bạn ngay tại Cần Thơ hoặc xuất hàng sang Singapore.

Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết ba năm nay, địa phương thu hút vốn đầu tư trị giá khoảng hơn 2,4 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, nhưng vốn FDI còn rất thấp. Riêng Singapore, tuy là nhà đầu tư xếp thứ 2 ở Cần Thơ nhưng vốn đầu tư mới chỉ đạt 128 triệu đô la. Ông Nam nói Cần Thơ đang rất cần vốn đầu tư FDI để hỗ trợ phát triển.

Ông Dainial Sani Lim, Đại diện SMCCI và cũng là trưởng đoàn doanh nghiệp Singapore, cho biết đến nay Singapore đã đầu tư vào Việt Nam 43,2 tỉ đô la Mỹ nhưng với riêng Cần Thơ thì mức đầu tư còn thấp. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới Cần Thơ và thấy có rất nhiều cơ hội hợp tác phát triển”, ông Dainial Sani Lim nói.

* Đã đăng TBKTSG Online 17-10-2018:
https://www.thesaigontimes.vn/280337/doanh-nghiep-singapore-muon-mo-rong-lam-an-voi-can-tho.html

Bàn thêm về nông nghiệp 4.0

Làm gì để sản xuất nông nghiệp 4.0 hiệu quả, nhất là với bà con nông dân? Đây là câu chuyện mà Giáo sư Tiến sĩ Võ-Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia nông nghiệp, vừa trao đổi với Báo Cần Thơ.


Giáo sư Tiến sĩ Võ -Tòng Xuân. Ảnh: H.KIM

Nông nghiệp 4.0 là gì?

Nói nông nghiệp 4.0, là nói chuyện người nông dân có tham gia với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để ứng dụng được công nghệ 4.0 trong sản xuất. Yếu tố nền của nó là công nghệ tin học; từ căn cứ dữ liệu lớn, số liệu rất nhiều cho tới tất cả vạn vật trong Internet phối hợp lại cho từng điều kiện để áp dụng. Thí dụ điều khiển được môi trường để sản xuất trong khi môi trường không thích hợp; như làm được cây trồng, vật nuôi trong điều kiện tuyết rơi ở bên ngoài.

Công nghệ này giúp nông dân không cần ở tại chỗ vẫn có thể dùng điện thoại thông minh, máy tính tạo cho cây trồng có những điều kiện về nước, về nhiệt độ, về việc bón phân… để phát triển tốt. Như ở Đà Lạt, bà con nông dân đã áp dụng hằng thập kỷ nay. Trong những nhà màng, nhà kính, người ta đã trồng được nhiều sản phẩm ngăn được các loại sâu bệnh từ ngoài vào. Nông nghiệp 4.0 ở Đà Lạt không thua gì ở các nước khác.

Với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì chưa có nhiều. Vì không khí ở đây vốn rất thuận lợi, có thể trồng không cần có nhà màng, không cần điều khiển nhiệt độ không khí hoặc nước tưới riêng bên trong. Nhưng sau này, khi bón phân hóa học quá nhiều, làm cho đất đai chai đi, cây trồng bị hụt hẫng; các loại vi sinh vật, đáng lẽ rất phong phú trong môi trường đất để cây trồng hấp thụ, có sức đề kháng khi sâu bệnh vào không dám ở lại, thì nay đã không còn. Khi cây trồng đề kháng tự nhiên như xưa không còn nữa mới nghĩ ra việc phải trở về khung cảnh không có sâu bịnh. Vậy là phải có nhà màng ngăn sâu bịnh để có thể vẫn bón phân hóa học mà không có sâu bịnh và vẫn đạt được năng suất cao mà cây trồng vẫn sạch.

Cần tận dụng hết 3.0

Tại ĐBSCL, với nông nghiệp 3.0 (cơ giới hóa, tự động hóa), mình chưa xài hết khâu trồng trọt. Thí dụ với cây lúa, chúng ta đã hoàn toàn cơ giới hóa hết các khâu cày, bừa, trục, bón phân, sạ lúa, thu hoạch. Nhưng bà con vẫn còn mắc nhược điểm là bón phân hóa học quá nhiều làm cho chất lượng sản phẩm chưa ngon, không sạch cho nên có khi gạo xuất khẩu cũng bị trả về.

Ngoài ra, khi sử dụng phân hóa học nhiều như hơn 40 năm nay thì phải sử dụng thuốc trừ sâu bịnh nhiều, dẫn tới việc nông dân tốn quá nhiều tiền và giá thành sản xuất thường cao hơn ở nước ngoài. Thí dụ với lúa, 1 kg lúa làm theo kiểu này hiện phải tốn từ 3.800 – 4.200 đồng. Tốn kém tiền phân, thuốc, hạt giống và sự lãng phí về phân bón lại tạo ra hiệu ứng nhà kính. Có tới 40-60% phân đạm bón xuống đất, cây lúa ăn không kịp, bay lên trời làm ra khí nhà kính, góp thêm vô việc làm cho trái đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu. Trong khi đó, lượng phân thấm xuống nước, dưới đất cũng đã làm ô nhiễm cho nước, cho đất. Cho nên phải cung cấp thêm cho bà con nông dân kỹ thuật mới; cũng xài phân hóa học nhưng phải kèm theo phân vi sinh và bón trước khi sạ. Như thế có thể hạn chế thất thoát phân vào không khí, không vào trong nước, trong đất nhiều mà phần lớn được cây lúa, cây xoài, cây bắp… hấp thụ. Và nhờ sức đề kháng của cây trồng nhiều hơn do có kèm phân vi sinh, giảm xài phân thuốc, giá thành sản xuất sẽ hạ; thí dụ cây lúa chi phí sản xuất chỉ còn chừng 2.000 đồng/kg.

Đây là việc mà chúng ta cần đẩy mạnh cho nông nghiệp 3.0 cộng với kỹ thuật mới này. Các nhà khoa học Thái Lan cũng đang đẩy mạnh như vậy và họ nói đó là 4.0 của họ. Họ dùng mọi biện pháp để hạ giá thành lúa. Mình cũng đang có những mô hình này rồi và tới đây phải đẩy mạnh hơn. Nếu chúng ta đẩy mạnh cái 3.0 cải tiến này về cây lúa thì chắc chắn là mình sẽ xuất khẩu gạo tăng được lợi nhuận hơn.
Trồng rau thủy canh ở Cần Thơ. Ảnh: LÊ ANH TUẤN

Làm tiếp 4.0

Với nông nghiệp 4.0 ở ĐBSCL, hiện vài nơi cũng đã sử dụng nhà màng, nhà lưới trồng dưa lưới, trồng rau sạch, nuôi tôm. Có mô hình như của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ ở Trà Vinh, Đồng Tháp; giúp nông dân có thể điều khiển bằng điện thoại thông minh, khi nào bơm nước vô, lúc nào tháo nước ra, rồi cải tiến bón phân để hòa tan chậm hơn. Cái này có thể nói cũng là 4.0 nhưng mới manh nha chứ chưa áp dụng rộng rãi.

Nông nghiệp 4.0 của Việt Nam hiện so với các nước thì chậm hơn vì chưa thích nghi và cái 3.0 mình xài chưa hết. Với 4.0, nếu làm thì phải làm thế nào để đông đảo bà con nông dân có thể hưởng lợi được. Mà điều này khó, vì đầu tư lớn thì do các đại gia đầu tư và họ đưa hàng vô siêu thị bán chớ người nông dân đại trà chưa làm được.

Ở ĐBSCL, nếu sản xuất dưa lưới tốt có thể xuất qua Nhật, Hàn Quốc. Rồi tôm và các loại trái cây nhiệt đới, rau cải cũng có thể làm được. Đặc biệt là những cây hoa quý như phong lan, cây cảnh bon-sai chưng văn phòng, có thể trồng trong nhà màng và áp dụng kỹ thuật tưới 4.0 để xuất khẩu. Như Hà Lan, nơi những vùng đất ngập nước được biến thành những vùng nhà màng sản xuất hoa xuất khẩu ra khắp thế giới với giá rất cao, chỉ sau Mỹ.

Mở thị trường

Phải biết kết hợp với các doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm. Mở thị trường thì dứt khoát phải có chiến lược. Ở trong nước, hiện nay gần như tỉnh nào cũng có triển lãm về nông nghiệp nhưng chỉ mới bán được với nhau chứ chưa kết nối được với mấy đại gia chuyên triển lãm. Nhà nước phải đứng ra liên lạc với họ. Thí dụ Thái Lan có nhiều triển lãm quốc tế do những công ty chuyên về triển lãm của châu Âu sang thành lập; họ đều có danh sách khách hàng lớn trên thế giới và chỉ họ mời người ta mới.

Cơ quan xúc tiến thương mại của ta phải kết nối mở thị trường với Bangkok hoặc Tokyo, sắp tới là Đài Loan. Giai đoạn này, chúng ta nên tích cực tham gia những hội chợ nông nghiệp quốc tế để giới thiệu sản phẩm của mình. Kế tiếp là mời những tổ chức chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới qua Việt Nam làm triển lãm như bên Thái Lan hoặc Nhật.

Giúp nông dân

Nông dân mình khó làm nông nghiệp 4.0 vì họ không đầu tư được. Nói tới công nghệ cao là phải có đầu tư. Nông dân sẽ là thành người tham gia trong chuỗi cung ứng. Các nhà doanh nghiệp muốn đầu tư thì phải có đất rộng. Nhưng đất rộng, đất nạc giờ đâu còn nhiều. Mà đi đâu thì cũng có nông dân. Vậy thì sự khéo léo của chính quyền địa phương là phải biết cách làm cho doanh nghiệp bắt tay với nông dân. Thí dụ ông doanh nghiệp này muốn xây nhà máy chế biến sản phẩm cần mấy trăm héc-ta đất để sản xuất ra nguyên liệu thì chính quyền giải thích làm sao để nông dân góp đủ mấy trăm héc-ta đất đó. Phải bàn với nông dân là từ đây, đầu ra của bà con sẽ ổn định nhờ ông doanh nghiệp này. Rồi bà con làm y chang như quy định ổng đưa ra để sản phẩm luôn có đủ tiêu chuẩn cho thu hoạch. Làm như thế nông dân mới làm được.

Nông dân tham gia chuỗi cung ứng nguyên liệu này và lên mức cao nữa thì phải đầu tư nguyên liệu cho hợp tác xã (HTX) kiểu mới. HTX vừa cung cấp nguyên liệu vừa đầu tư để có sản phẩm bán giá cao, hai bên có lời.

Chính quyền không nên chạy đua làm nông nghiệp 4.0 thiếu suy tính. Phải làm vừa có ích cho nông dân và cho doanh nghiệp. Không nên để doanh nghiệp tự mua đất rồi “đuổi” nông dân đi để muốn làm bao nhiêu nhà màng thì làm. Phải làm thế nào để đưa cái 4.0 này cho người nông dân tham gia được. Thí dụ với những cây trồng ngắn trong nhà màng thì có thể đầu tư nhà màng cho một nhóm nông dân để họ cùng làm. Hoặc đầu tư cho cây lúa thì nên bón phân lót bằng phân hữu cơ vi sinh do doanh nghiệp cung cấp để nông dân làm ra lúa có chất lượng tốt nhứt.

Còn nhà khoa học thì phải làm việc với cả hai. Vì nhà doanh nghiệp phải tham khảo nhà khoa học trước để sau đó nhà khoa học và nông dân ngồi lại thỏa thuận ra được quy trình VietGAP hay GlobalGAP sao cho sát thực tế để giúp nông dân làm đúng quy trình này chớ không được làm theo cái cũ nữa.
HUỲNH KIM (ghi)
* Đã đăng báo Cần Thơ 16-10-2018: