Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Đại học Cần Thơ chào hàng “công nghệ 4.0”

Huỳnh Kim
Chủ Nhật,  13/1/2019, 09:51 


(TBKTSG) - Bước vào năm mới 2019, trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã đưa ra lời mời gọi với mong muốn các doanh nghiệp và các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặt hàng nhà trường để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trường Đại học Cần Thơ giới thiệu một số mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 của nhà trường hôm 28-12-2018. Ảnh: Huỳnh Kim

Tại một hội thảo mới đây về đề tài này, GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường ĐHCT, nói: “Chúng tôi sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện các mô hình, các dự án cụ thể để nông dân có thể ứng dụng được công nghệ 4.0. Mong các địa phương và doanh nghiệp đặt hàng bài bản với ĐHCT”.

Theo GS. Hà Thanh Toàn, nhiều nhà khoa học đã cảnh báo là đất đai vùng ĐBSCL đang trong quá trình thoái hóa do thâm canh nông nghiệp, chạy theo số lượng và sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc hóa học trong thời gian dài. Đây là lý do để ĐHCT đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp cho ĐBSCL để có chuỗi sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong hệ thống siêu thị trong và ngoài nước, đồng thời gia tăng lợi tức cho nông dân.

Ông cho biết, ĐHCT đã có những mô hình thực tế cả về nông nghiệp, thủy sản và môi trường trong khi nhu cầu của các địa phương đang tăng. Do vậy, đây là lúc các bên cần đẩy mạnh hợp tác để giúp nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Theo TS. Lương Vinh Quốc Danh (khoa Công nghệ, ĐHCT), quy mô thị trường nông nghiệp thông minh trên thế giới từ 5,1 tỉ đô la Mỹ năm 2016 dự báo sẽ đạt 15,34 tỉ đô la vào năm 2025. Riêng ở Việt Nam, dù Chính phủ đang chủ trương “chuyển từ nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh” nhưng đa số nông dân vẫn quen canh tác, nuôi trồng theo kinh nghiệm, truyền thống; sự liên kết giữa nghiên cứu, quản lý với chuyển giao, ứng dụng còn rời rạc. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL vẫn là quy mô nhỏ, không tập trung, trên 97% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ.

Ông Danh cho biết ĐHCT đang cùng một số doanh nghiệp và các địa phương ở ĐBSCL, ở Lâm Đồng ứng dụng hiệu quả nhiều loại hình công nghệ 4.0, thông qua điện thoại thông minh, trong làm vườn, trồng lúa, nuôi tôm cá, chăn nuôi gia súc. Các thiết bị và công nghệ 4.0 do ĐHCT lắp đặt và ứng dụng phần nhiều là “Made in Vietnam”, phù hợp thực tế, giá thấp hơn giá hàng nhập khẩu.

Thí dụ, thiết bị giám sát độ ẩm của đất “từng phút một” để qua đó lập trình thời gian tưới nước cho vườn cam ở Bình Thủy (Cần Thơ) đã tiết kiệm được 25% nước tưới. Thiết bị giám sát thông số môi trường ao nuôi tôm cá từ điện thoại di động đã giúp nhiều người nuôi ven biển ĐBSCL phát hiện sớm nguồn nước ô nhiễm, kịp ngăn thủy sản chết hàng loạt, giúp giảm chi phí nhân công và tiền điện. Thiết bị tự động hóa chăn nuôi gia súc đã giúp một đàn bò ở Lâm Đồng tăng lượng sữa, xử lý thức ăn thừa, khai thác sữa hợp lý. Những công nghệ khác trong trồng rau thủy canh, trồng dưa lưới nhà màng, chiếu sáng đèn LED cho thanh long... giúp tăng sản lượng, chất lượng và rút ngắn thời gian canh tác.

Riêng việc ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) giám sát ruộng lúa ở Định Thành hợp tác với tập đoàn Lộc Trời (An Giang) từ năm 2015, tuy đem lại nhiều kết quả tốt nhưng theo ông Danh hiện đang gặp khó vì Thông tư 36/CP về quản lý thiết bị UAV, nên phải dừng chương trình ứng dụng này.

Theo PGS.TS. Lê Văn Vàng (Trưởng khoa Nông nghiệp, ĐHCT), nhà trường đã cùng với Công ty Murata (Nhật Bản) sử dụng hệ thống cảm biến tự động quan trắc độ mặn trong đất và nước để phục vụ canh tác. Công việc này đang được làm tại Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, áp dụng với lúa, cây ăn trái và cả lúa - tôm. Các kết quả quan trắc đã giúp cho bà con nông dân biết quản lý nước, điều chỉnh thời vụ và thời điểm sử dụng nước hiệu quả hơn, từ đó tăng được lợi nhuận.

Riêng với lĩnh vực thủy sản, khoa Thủy sản trường ĐHCT đang ứng dụng công nghệ lọc sinh học và tuần hoàn nước tại một số địa phương ĐBSCL đối với tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá điêu hồng, cá trê vàng, cá bớp, cá chình, cua biển… Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, Phó hiệu trưởng ĐHCT, nhà trường sẵn sàng hợp tác tập huấn, chuyển giao công nghệ tuần hoàn này cho các đơn vị, doanh nghiệp, cả trong sản xuất và nuôi thương phẩm.

Về việc ứng dụng cơ giới hóa trong chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao, theo TS. Trương Chí Thành (Viện Nghiên cứu nông nghiệp Yanmar Việt Nam), ĐHCT và Viện Yanmar đang hợp tác ứng dụng kỹ thuật cấy lúa sử dụng mạ khay mật độ cao; kỹ thuật cấy lúa kết hợp bón vùi phân; sử dụng máy gặt đập liên hợp thế hệ mới với hệ thống định vị thông minh SA-R.

Tất cả những mô hình này, theo GS. Hà Thanh Toàn, trường ĐHCT sẵn sàng thực hiện theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp và địa phương với những ký kết cụ thể, trong đó nhà trường bắt đầu luôn từ việc đào tạo nguồn nhân lực ngay trong thực tế, yếu tố quyết định cho sự thành công.

Về vấn đề này, TS. Lương Vinh Quốc Danh đề nghị các đối tác của mình hợp tác bốn việc: tăng cường đào tạo người biết ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giáo trình giảng dạy; tạo điều kiện về vốn, thuế, tập huấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, hợp tác xã; tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu, quản lý và chuyển giao ứng dụng; tăng đầu tư cho nghiên cứu sử dụng công nghệ phù hợp thực tiễn và hạ giá thành. “Không thể có nông nghiệp 4.0 với nguồn nhân lực 0.4”, ông Danh nhấn mạnh.

* Đã đăng TBKTSG Online 13-1-2019:

Cao Lanh, Hoi An jointly promote local tourism

By Huynh Kim
Monday,  Jan 7, 2019,14:21 (GMT+7)

Prime Minister Nguyen Xuan Phuc (3rd R) visits a mango farm in Cao Lanh City, Dong Thap Province, in August 2017. This year, Cao Lanh City and Hoi An City will collaborate to promote local tourism - PHOTO: HUYNH KIM

CAN THO – Cao Lanh City in Dong Thap Province and Hoi An City in the central province of Quang Nam this year will execute agreements involving tourism, signed by end-2018, Le Thanh Cong, the Cao Lanh City Party chief, told a press briefing held in Cao Lanh on January 5.

The briefing was held to launch “Safe farm produce fair” and “Nga Tu Den Dau Market” (Oil Lamp Intersection Market), with the attendance of Nguyen Su, former Party chief of Hoi An City, who gave practical advice for Dong Thap on ways of developing local tourism effectively, especially community tourism.

Su, who has been following the success of Hoi An tourism, said that Hoi An had achieved considerable success with tourism as the city’s leaders had welcomed all feedback from local residents and selected appropriate opinions that could be applied to developing local tourism.

Su cited some examples of local tourism achievements supported by local residents in Hoi An.

The “Ancient City Night” project, for instance, was realized thanks to feedback from local residents and has attracted many tourists with its local cultural products, said Su. Lanterns, a traditional item in Hoi An, have been shipped to multiple countries or sold on online platforms, helping many sellers become billionaires. Previously, people could only sell lanterns during the Mid-Autumn Festival.

Also, the Cham river islet has emerged as a tourism destination from its origins as a poor island. Last year alone, local residents here earned VND28 billion by selling tourism-related tickets and offering homestay services, with daily tickets sold limited to 3,000. Notably, no plastic bags are seen anywhere on the island.

The former Party chief of Hoi An predicted that culture-based tourism will see more sustainable success in the long run, adding that local authorities and tourism operators should be patient and outline clear and broad roadmaps for developing local tourism successfully.

As for Cao Lanh City, Su recommended that the city develop tourism concepts based on distinct local features to avoid offering generic tourism products similar to those found in other Mekong Delta provinces that provide water-based and fruit garden services to tourists.

Su referenced the 200-year-old temple dedicated to the worship of Do Cong Tuong in Cao Lanh, noting that Dong Thap could consider developing the temple into a tourist destination, as few people have heard of it to date.

According to Phan Van Thuong, chairman of Cao Lanh City’s government, the city plans to promote connectivity tourism this year. Specifically, tourists to Dong Thap will enjoy a wide selection of tourism products, including cultural and spiritual tourism, traditional handicraft villages, flower villages, safe farm produce fairs and various types of accommodations.

* Đã đăng Saigon Times Daily 7-1-2019: