Huỳnh Kim
Thứ Bảy, 30/11/2019, 19:23
(TBKTSG
Online) - Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2019
tại Cần Thơ, ngày 30-11, Ban tổ chức VITM đã tổ chức hội thảo “Giới
thiệu sản phẩm du lịch khu vực ĐBSCL”. TBKTSG Online lược ghi ý kiến của một số đại biểu tham dự cuộc hội thảo này.
Tại hội thảo “Giới thiệu sản phẩm du lịch ĐBSCL” trong khuôn khổ VITM ở Cần Thơ ngày 31-11-2019. Ảnh: Huỳnh Kim |
Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở Văn hóa
- Thể thao và du lịch (VH-TT-DL) TP Cần Thơ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch
ĐBSCL: "Cách làm du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên
nghiệp".
Thời gian qua, Hiệp hội du lịch ĐBSCL,
các địa phương trong vùng và TPHCM đã có nhiều sự nỗ lực trong việc tăng
cường tính liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Các tỉnh thành và các
bộ ngành đã có tiếng nói chung, thông qua nhiều hoạt động thiết thực.
Các địa phương trong vùng ĐBSCL cũng đã ký kết với nhau và với TPHCM các
chương trình hợp tác về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
và triển khai thực hiện. Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều
việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc
tế, quảng bá hình ảnh vùng đất và con người ĐBSCL.
Tuy nhiên, tiềm năng du lịch vùng còn
chưa được đầu tư đúng mức cũng như khai thác có hiệu quả nhất. Cách làm
du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Tình trạng
chung là không gian du lịch vùng bị ngắt khúc. Hoạt động du lịch chưa
tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn du
khách. Hầu hết các địa phương đều tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch
chung giống nhau dễ gây nhàm chán, phần lớn dựa vào thiên nhiên, khai
thác sẵn có mà thiếu đầu tư dài hạn, thiếu sự liên kết chặt chẽ, mạnh ai
nấy làm.
Du lịch phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch vùng chưa
thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất
lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu.Hiệu lực và hiệu quả quản lý
nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và
an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch
còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu
quả chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. Doanh nghiệp du
lịch trong vùng ĐBSCL chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; vốn, nhân
lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò của cộng đồng, đặc biệt
là những giá trị nhân văn, những giá trị đặc sắc của văn hóa bản địa
trong phát triển du lịch chưa được phát huy đúng mức.
Thực trạng du lịch vùng và ở các địa
phương thì ai cũng nhìn thấy, nhưng vấn đề quan trọng là tìm ra giải
pháp và phối hợp thực hiện có hiệu quả để khắc phục những tồn tại, hạn
chế, phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch ĐBSCL thật sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Vi vậy, Ban Tổ chức hội thảo chọn “Sản
phẩm du lịch” là một trong 3 vấn đề quan trọng của du lịch vùng ĐBSCL
(bao gồm phát triển hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực du lịch và sản phẩm
du lịch đặc thù) để tổ chức hội thảo này.
TS Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL: "Thế giới sông nước Mê Kông là sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL".
Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18-11-2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định hai không gian
du lịch phía Tây và phía Đông của vùng và hình thành các dòng sản phẩm
du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao. Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL
ngày 23-01-2015 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án “Xây dựng sản
phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” cũng xác định hệ thống các sản phẩm du
lịch đặc thù cấp vùng và cấp quốc gia.
Không gian du lịch phía Tây bao gồm thành
phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, thành phố Cần Thơ và đảo Phú
Quốc (Kiên Giang) được xác định là trung tâm du lịch có nhiệm vụ điều
phối khách cho toàn Vùng. Định hướng chung cho không gian du lịch phía
Tây là khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: tham quan đất Mũi, Tây
Đô; nghỉ dưỡng biển đảo; sinh thái; trải nghiệm đời sống sông nước, chợ
nổi; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội.
Không gian du lịch phía Đông bao gồm các
tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh; với định hướng
khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm nghiên cứu đời sống sông nước,
miệt vườn; tham quan làng nghề, các di tích lịch sử, cách mạng; lưu trú
tại nhà dân (homestay). Trong đó, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là
trung tâm của không gian du lịch phía Đông, đồng thời là trung tâm phụ
trợ của Vùng ĐBSCL.
Sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL chính
là “Thế giới sông nước Mê Kông” (Mekong Water World) gắn với giá trị
cảnh quan sông nước, văn hóa bản địa, du lịch sinh thái, xây dựng không
gian bảo tàng lúa nước, bảo tàng ẩm thực đặc sắc Nam Bộ, đờn ca tài tử,
chợ nổi trên sông, vùng sinh cảnh ngập nước và biển đảo là sự thể hiện
ngắn gọn những giá trị cốt lõi của du lịch ĐBSCL với đặc điểm tự nhiên,
hệ sinh thái đất ngập nước, biển đảo Đông – Tây Nam và là kết tinh của
quá trình lịch sử lao động sáng tạo của baothếhệ người đồng
bằng,vănhoáđộc đáo, giàu bản sắc thể hiện qua các lễ hội, làng nghề,di
tích văn hoá lịch sử, tạo ra nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giá trị.
Cùng với không gian du lịch, sản phẩm du lịch
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở
VH-TT-DL TP Cần Thơ: “Cần Thơ chọn sản phẩm du lịch ẩm thực, văn hóa,
sông nước, sinh thái và MICE”.
Cần Thơ là đô thị miền sông nước với hệ
thống sông ngòi kinh rạch chằng chịt, hệ thống cồn, cù lao, vườn cây
trái.... Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông thủy, bộ, hàng không, thương
mại dịch vụ, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, du thuyền,
homestay, resort… nối với cả vùng ĐBSCL và ra quốc tế.
TP Cần Thơ có tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn thuận lợi cho việc định vị sản phẩm du lịch là du lịch
ẩm thực, du lịch văn hóa, du lịch sông nước, du lịch sinh thái và du
lịch MICE. Đặc biệt, du lịch sông nước và du lịch MICE là hai loại hình
du lịch tối ưu và là điều kiện để kết no61u tuor tuyến với các chương
trình du lịch từ đại trà đến chuyên đề.
Chúng tôi phấn đấu sang năm 2020, thu hút
khoảng 3,48 triệu du khách lưu trú tại Cần Thơ. Trong đó, khách quốc tế
khoảng 480.000 lượt và khoảng 3 triệu lượt khách nội địa để đạt doanh
thu du lịch khoảng 5,4 ngàn tỉ đồng.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang: “Kiên Giang phục vụ du khách với sản phẩm gắn với biển, đảo”.
Tỉnh đã có 5 các sản phẩm du lịch đặc thù
theo hướng này. Đó là du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch hội nghị
cao cấp; tham quan công viên động vật hoang dã (Safari Vinpearl Phú
Quốc); tham quan mua sắm tại trang trại ngọc trai; tham quan trại nuôi
giống chó xoáy Phú Quốc và xem đua chó. Các sản phẩm khác có du lịch thể
thao biển; lặn biển xem san hô và sinh vật biển ở Phú Quốc; du lịch văn
hóa lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng trung cấp ở Hà Tiên - Kiên Lương;
tham quan các quần đảo bằng tàu biển ở Kiên Hải, Hà Tiên – Kiên Lương;
tham quan và nghiên cứu tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
Tới đây sẽ thí điểm các tour du lịch
trong Vườn Quốc gia Phú Quốc. Tại vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương,
tỉnh cũng đã đầu tư đường vào hang Mo So, kết hợp dự án ADB đầu tư hạ
tầng du lịch khu vực hòn Phụ Tử để phát triển sản phẩm du lịch tham quan
hệ sinh thái Karst giao thoa giữa biển với đồng bằng. Đây là 2 sản phẩm
du lịch đặc thù mới. Riêng sản phẩm đặc thù thứ 8 là tham quan nghiên
cứu về bò biển, cá heo và đồi mồi trong tự nhiên thì chưa làm được.
Năm 2019 này, du khách đến Kiên Giang ước
đạt hơn 8,7 triệu lượt, tăng 13,5% so với năm 2018, trong đó khách quốc
tế hơn 700.000 nghìn lượt; tổng doanh thu du lịch ước đạt 8.200 tỉ
đồng, tăng 31,2 % so với năm 2018.
Bà Cao Xuân Thu Vân, Giám dốc Sở VH-TT-DL
tỉnh Bạc Liêu: “Bạc Liêu khai thác sản phẩm du lịch định hình thương
hiệu riêng của tỉnh”.
Đó là khai thác các giá trị văn hóa lịch
sử từ bản “Dạ cổ hoài lang” và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - một
trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hiện Bạc Liêu đã
có một “bảo tàng thu nhỏ” về nghệ thuật đờn ca tài tử trên chính quê
hương của bản "Dạ cổ hoài lang" (hơn 100 tuổi) và Khu lưu niệm nhạc sĩ
Cao Văn Lầu.
Thứ hai, Bạc Liêu khai thác các giá trị
lịch sử gắn với giai thoại về Công tử Bạc Liêu. Giai thoại và ngôi nhà
của Công tử Bạc Liêu đã tròn 100 năm, hiện nay là một trong những địa
chỉ du lịch hàng đầu khi du khách đến với Bạc Liêu.
Thứ ba là khai thác các giá trị văn hóa
lịch sử, tâm linh, văn hóa ẩm thực, các lễ hội đặc sắc với sự giao thoa
văn hóa truyển thống của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer và phát triển du
lịch sinh thái.
Ngoài ra, Bạc Liêu đang tập trung khai
thác du lịch qua những công trình kiến trúc độc đáo, hiện đại và thân
thiện môi trường như cánh đồng điện gió lớn nhứt nước và nhà hát “3 nón
lá”. Tới đây chúng tôi cũng hợp tác với Tập đoàn Việt - Úc mở thêm tuor
du lịch tham quan, trải nghiệm tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao phát triển tôm sạch siêu thâm canh…
Ông Phạm Quốc Khanh, Giám đốc điều hành - kinh doanh Khu Du lịch Happyland: “Phát triển sản phẩm theo 5 nhóm chính”.
Khu Du lịch Happyland tại Long An sẽ ưu
tiên phát triển sản phẩm theo 5 nhóm chính. Đó là du lịch văn hóa, du
lịch sức khỏe, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thục và du lịch kết nối.
Ví dụ với du lịch sinh thái, Happyland sẽ
tập trung cho các sản phẩm lấy nông nghiệp sạch làm nền tảng; ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với văn hóa bản địa. Đó là các sản
phẩm du lịch với trải nghiệm thực tế làm nông ngay tại khu trang trại
nông nghiệp sạch kèm với dịch vụ chèo xuống, câu cá trên sông.
Ông Martin Stiermann (người Đức), chủ đầu
tư khu nghỉ dưỡng Ricefield Loge tại huyện Phong Điền, Cần Thơ: “Bảo
tồn sinh thái sông nước ĐBSCL và các chợ nổi”.
Tôi “phải lòng” ĐBSCL sau khi đi nhiều
nơi khắp Việt Nam và trên thế giới vì tôi thấy hệ sinh thái sông nước
ĐBSCL quá đẹp. Khách du lịch nghỉ tại chỗ chúng tôi là khách cao cấp
châu Âu rất mê sinh thái này, nhất là các chợ nổi như chợ nổi Cái Răng,
chợ nổi Phong Điền. Tôi chỉ đề nghị các địa phương nên bảo tồn cho được
hệ sinh thái sông nước ĐBSCL và riêng TP Cần Thơ cần bảo tồn cho được
chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền.
Đã đăng trên TBKTSG:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét