Đoàn khảo sát lũ lụt 2011 tại Hồng Ngự chiều 1.10.2011
Trưa 2-10, chúng tôi thuê xe ôm mới tới được khu vực đê bao bị bể hôm 27-9 ở xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang vì cách đó gần 10 cây số chỗ ấp Mỹ Quí, xã Mỹ Phú, một xe cạp đất đang đóng cừ tràm hộ đê làm tắc đường ôtô.
“Cứu lúa hổng được thì cứu đê”?
Tới nơi, thấy diễn ra một cảnh hộ đê khá lạ. Cánh đồng lúa vụ 3 rộng 1.500ha phía bờ tây kênh số 7 đã chìm dưới 3m nước từ sau trận vỡ đê đêm đó, giờ đây hàng chục thanh niên cùng bộ đội vẫn đang hì hục bơm cát, đóng cừ gia cố đoạn đê dài chừng 30m vốn đã được hàn lại từ sáng 28-9.
“Phải quyết liệt gia cố đê rồi bơm nước ra để cứu lúa, cứu đê” - ông Hai Điệc, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Ô Long Vĩ đang trực ở đây, giải thích. Ông cho biết tỉnh đã đưa về 35 máy bơm, quyết bơm cho hết cánh đồng nước lũ mênh mông đang mấp mé ngoài bờ bao. Trời đất! 1.500ha lúa đã bị ngập năm ngày rồi, làm sao bơm cho cạn biển nước kia để xả ra kênh số 7 cũng đang ngập lụt!
Ông Hai Điệc nói: “Cứu lúa hổng được thì cứu đê”. Đi cùng mọi người bữa đó, tiến sĩ Dương Văn Ni, chuyên gia về môi trường ở Đại học Cần Thơ, nói: “Để nước như vậy đê vững hơn vì nước không chảy. Còn lúa chết rồi, cứu sao được”.
Ông Hai Điệc tỏ ra tiếc 40 công lúa vụ 3 sắp làm đòng. Anh Năm Vững, chạy xe ôm, nói thêm: “Tôi không có đất, thuê bảy công ở đây hết 3 triệu đồng để làm ba vụ lúa. Vụ này mất đứt 2,7 triệu đồng rồi”.
Sáng bữa đó, chúng tôi gọi điện hỏi tình hình lũ lụt trong tỉnh, ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết đến ngày 2-10 tỉnh đã chi 80 tỉ đồng cứu hộ lũ lụt. Trung ương cũng hứa sẽ chi tiếp 60 tỉ đồng. Cả tỉnh đã bị thiệt hại hơn 400 tỉ đồng, trong đó gần 4.000ha lúa vụ 3 bị chết.
Ông Năng nói theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm nay An Giang làm được 144.000ha vụ 3, trong đó có 131.000ha lúa, tăng 15.000ha so với năm rồi. Với cả ĐBSCL, ông Năng tính sơ năm nay làm được hơn 500.000ha lúa vụ 3, tăng hơn 100.000ha. Đi kèm với lúa và hoa màu vụ 3 phải tăng kinh phí đầu tư làm đê bao khép kín cho từng vùng, nhưng chưa ai tính ra con số chi phí này.
Chúng tôi hỏi sao chưa nghe ai nói về chủ trương của bộ hồi đầu năm phải mở rộng diện tích lúa vụ 3 để cố kiếm thêm 1 triệu tấn lúa năm 2011 trong khi không dự báo được lũ lụt lớn như vầy, ông Năng nói: “Cái này chắc sẽ phải có cuộc họp riêng”.
Trước đó, chúng tôi đã đi từ Cần Thơ qua Cao Lãnh, Tam Nông rồi vòng xuống Tân Hồng, Hồng Ngự của Đồng Tháp để qua phà vào đất Tân Châu và Châu Đốc của An Giang. Khác với nỗi lo bị ngập vì xem tivi thấy chiếu cảnh lũ lụt đang tàn phá dữ quá, ôtô 15 chỗ vẫn khô ráo thẳng đường. Cũng không thấy cảnh dân tình biến động, còn giá cả như ngày thường.
Tuy đã 10 năm vắng lũ lụt nhưng bà con vẫn còn nhớ mùa lũ năm 2000. Hôm 1-10, nhiều người nói mực nước còn thấp hơn năm đó chừng hai tấc. Nơi nào không làm lúa vụ 3 thì nước trắng đồng, nơi nào làm vụ 3 thì một bên mênh mông nước, một bên mênh mông lúa xanh rì nằm thấp dưới mặt đê chừng 3m. Chỗ nào có nhiều đê bao khép kín dễ tạo ra dòng chảy mạnh.
Nếu đê yếu bị bể, nước tràn đồng, lập tức có hàng trăm bộ đội và nhiều lực lượng xung kích cùng với sà lan, xáng cạp, cừ tràm, bao cát... được điều tới vá đê, khẩn trương và quyết liệt không thua cảnh hộ đê ở Ô Long Vĩ. Ở Đồng Tháp, đến ngày 3-10 có gần 1.700ha lúa vụ 3 và khoảng 2.000ha hoa màu trong đê bao bị chết vì ngập. Cả tỉnh bị thiệt hại hơn 300 tỉ đồng và đã chi cả trăm tỉ đồng để cứu hộ.
Quá ngưỡng có thể phải trả giá
Vấn đề được đặt ra là có nên bao đê triệt để làm vụ 3 như vậy hay không? Trong chuyến khảo sát lũ lụt này, ngoài tiến sĩ Dương Văn Ni còn có tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu ở Đại học Cần Thơ và thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế.
Dọc đường, mọi người tranh thủ thảo luận với nông dân. Ông Tư Tài, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, nói: “Tôi làm 10 công hai vụ đông xuân và hè thu ăn chắc, còn vụ thu đông tôi nghỉ, để nước tràn đồng có lợi hơn”. Ông Năm Thiên, ấp An Tài, xã An Phước, huyện Tân Hồng, nói: “Năm nay tôi làm 30 công vụ đông xuân và hè thu, lúa trúng giá lời 90 triệu đồng nhưng tôi bỏ vụ 3, nghỉ cho khỏe”.
Lý do bỏ vì ông tính bảy năm rồi làm ba vụ lúa trong vùng bao đê, riêng lượng phân bón đã tăng tới 30%, chưa tính những chi phí khác mà đất không được hưởng phù sa. Ông nói nếu không bị ngập lụt mà lúa vẫn được giá như năm nay thì lời một công cũng được 2,5 triệu đồng, còn nếu thất giá như năm rồi, một công chỉ kiếm được nửa triệu đồng, có khi huề vốn. “Tại nông dân ở đây hổng có gì làm nên phải bấu vào lúa mà làm vậy thôi” - ông Năm Thiên nói.
Bên An Giang, ông Nguyễn Hiền Đức - chủ tịch UBND xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, làm 30 công trong vùng bao đê sản xuất ba vụ lúa mỗi năm - nói: “Nếu không làm thêm vụ 3 như vầy thì sang vụ đông xuân tình hình sâu bệnh giảm mà độ phì của đất cũng bảo đảm hơn”. Ông đề nghị: “Dù đã quy hoạch làm ba vụ nhưng nếu sau ba năm cho xả lũ một lần vẫn tốt hơn”.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng làm đê bao có lợi cho vùng này mà có hại cho vùng khác về kinh tế, môi trường thì coi như có hại cho toàn cục. Theo ông, chỉ nên làm vụ 3 ở những vùng gò cao, không ngập sâu như ở vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Ông Tuấn cho biết sản xuất lương thực ở ĐBSCL đã tới ngưỡng, nếu phát triển nữa sẽ phải trả giá, thí dụ như làm thêm vụ 3 thì phải trả giá như hiện nay.
Ông Dương Văn Ni cho rằng 1,5 triệu ha vùng ngập sâu 2m của Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên như là hai túi chứa nước của cả vùng ĐBSCL trong mùa lũ lụt và điều tiết nước trong mùa khô. Nếu vì tăng diện tích lúa mà phải bao đê ngăn lũ sẽ phá vỡ hệ thống điều tiết tự nhiên này, tác hại không thể lường hết được.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện tính một danh sách dài những chi phí tiềm năng trong sản xuất lúa vụ 3: chi phí đầu tư xây dựng và duy tu đê; chi phí nhân lực, tài lực, vật lực cứu đê, cứu lúa; thiệt hại của những diện tích không cứu kịp; đất và con người không được nghỉ ngơi để hồi sức; phù sa không vào đồng được, mất nguồn dinh dưỡng tự nhiên, sau một thời gian đất sẽ bị kiệt dinh dưỡng và chi phí sản xuất sẽ tăng; giảm diện tích nhận nước vào đồng, làm nước chảy xiết hơn trong kênh mương dẫn đến sạt lở và tăng ngập ở những nơi khác, kể cả những thành phố, làng mạc ở phía hạ lưu; chi phí chống sạt lở và các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng con người; tăng chi phí nạo vét cửa sông Mekong phục vụ giao thông thủy do phù sa thay vì bồi lắng trên đồng thì bị trôi xuống vùng cửa sông; mất nguồn cá và tài nguyên thiên nhiên, sinh kế mùa lũ; nước thoát ra biển nhanh hơn trong mùa lũ, gây xâm nhập mặn sâu hơn trong mùa khô.
Rồi ông đề nghị: “Cần phải giải bài toán chi phí - lợi ích của việc canh tác lúa vụ 3 trong mùa lũ để xem giữa tổng lợi ích và tổng chi phí cái nào lớn hơn”.
“Cứu lúa hổng được thì cứu đê”?
Tới nơi, thấy diễn ra một cảnh hộ đê khá lạ. Cánh đồng lúa vụ 3 rộng 1.500ha phía bờ tây kênh số 7 đã chìm dưới 3m nước từ sau trận vỡ đê đêm đó, giờ đây hàng chục thanh niên cùng bộ đội vẫn đang hì hục bơm cát, đóng cừ gia cố đoạn đê dài chừng 30m vốn đã được hàn lại từ sáng 28-9.
“Phải quyết liệt gia cố đê rồi bơm nước ra để cứu lúa, cứu đê” - ông Hai Điệc, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Ô Long Vĩ đang trực ở đây, giải thích. Ông cho biết tỉnh đã đưa về 35 máy bơm, quyết bơm cho hết cánh đồng nước lũ mênh mông đang mấp mé ngoài bờ bao. Trời đất! 1.500ha lúa đã bị ngập năm ngày rồi, làm sao bơm cho cạn biển nước kia để xả ra kênh số 7 cũng đang ngập lụt!
Ông Hai Điệc nói: “Cứu lúa hổng được thì cứu đê”. Đi cùng mọi người bữa đó, tiến sĩ Dương Văn Ni, chuyên gia về môi trường ở Đại học Cần Thơ, nói: “Để nước như vậy đê vững hơn vì nước không chảy. Còn lúa chết rồi, cứu sao được”.
Ông Hai Điệc tỏ ra tiếc 40 công lúa vụ 3 sắp làm đòng. Anh Năm Vững, chạy xe ôm, nói thêm: “Tôi không có đất, thuê bảy công ở đây hết 3 triệu đồng để làm ba vụ lúa. Vụ này mất đứt 2,7 triệu đồng rồi”.
Sáng bữa đó, chúng tôi gọi điện hỏi tình hình lũ lụt trong tỉnh, ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết đến ngày 2-10 tỉnh đã chi 80 tỉ đồng cứu hộ lũ lụt. Trung ương cũng hứa sẽ chi tiếp 60 tỉ đồng. Cả tỉnh đã bị thiệt hại hơn 400 tỉ đồng, trong đó gần 4.000ha lúa vụ 3 bị chết.
Ông Năng nói theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm nay An Giang làm được 144.000ha vụ 3, trong đó có 131.000ha lúa, tăng 15.000ha so với năm rồi. Với cả ĐBSCL, ông Năng tính sơ năm nay làm được hơn 500.000ha lúa vụ 3, tăng hơn 100.000ha. Đi kèm với lúa và hoa màu vụ 3 phải tăng kinh phí đầu tư làm đê bao khép kín cho từng vùng, nhưng chưa ai tính ra con số chi phí này.
Chúng tôi hỏi sao chưa nghe ai nói về chủ trương của bộ hồi đầu năm phải mở rộng diện tích lúa vụ 3 để cố kiếm thêm 1 triệu tấn lúa năm 2011 trong khi không dự báo được lũ lụt lớn như vầy, ông Năng nói: “Cái này chắc sẽ phải có cuộc họp riêng”.
Trước đó, chúng tôi đã đi từ Cần Thơ qua Cao Lãnh, Tam Nông rồi vòng xuống Tân Hồng, Hồng Ngự của Đồng Tháp để qua phà vào đất Tân Châu và Châu Đốc của An Giang. Khác với nỗi lo bị ngập vì xem tivi thấy chiếu cảnh lũ lụt đang tàn phá dữ quá, ôtô 15 chỗ vẫn khô ráo thẳng đường. Cũng không thấy cảnh dân tình biến động, còn giá cả như ngày thường.
Xóm lưới Thơm Rơm (Ô Môn, Cần Thơ) trưa ngày 2-10-2011
Tuy đã 10 năm vắng lũ lụt nhưng bà con vẫn còn nhớ mùa lũ năm 2000. Hôm 1-10, nhiều người nói mực nước còn thấp hơn năm đó chừng hai tấc. Nơi nào không làm lúa vụ 3 thì nước trắng đồng, nơi nào làm vụ 3 thì một bên mênh mông nước, một bên mênh mông lúa xanh rì nằm thấp dưới mặt đê chừng 3m. Chỗ nào có nhiều đê bao khép kín dễ tạo ra dòng chảy mạnh.
Gia đình chị Trần Thị Nở (Tân Hồng, Đồng Tháp)
với cá đồng đánh được trưa ngày 1-10-2011 trong cánh đồng nước lụt
với cá đồng đánh được trưa ngày 1-10-2011 trong cánh đồng nước lụt
Nếu đê yếu bị bể, nước tràn đồng, lập tức có hàng trăm bộ đội và nhiều lực lượng xung kích cùng với sà lan, xáng cạp, cừ tràm, bao cát... được điều tới vá đê, khẩn trương và quyết liệt không thua cảnh hộ đê ở Ô Long Vĩ. Ở Đồng Tháp, đến ngày 3-10 có gần 1.700ha lúa vụ 3 và khoảng 2.000ha hoa màu trong đê bao bị chết vì ngập. Cả tỉnh bị thiệt hại hơn 300 tỉ đồng và đã chi cả trăm tỉ đồng để cứu hộ.
Tại bờ bao bị vỡ hôm 27-9, cánh đồng lúa vụ 3 rộng 1.500ha
ở xã Ô Long Vĩ (Châu Phú, An Giang) chìm dưới 3m nước
ở xã Ô Long Vĩ (Châu Phú, An Giang) chìm dưới 3m nước
Quá ngưỡng có thể phải trả giá
Vấn đề được đặt ra là có nên bao đê triệt để làm vụ 3 như vậy hay không? Trong chuyến khảo sát lũ lụt này, ngoài tiến sĩ Dương Văn Ni còn có tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu ở Đại học Cần Thơ và thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế.
Dọc đường, mọi người tranh thủ thảo luận với nông dân. Ông Tư Tài, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, nói: “Tôi làm 10 công hai vụ đông xuân và hè thu ăn chắc, còn vụ thu đông tôi nghỉ, để nước tràn đồng có lợi hơn”. Ông Năm Thiên, ấp An Tài, xã An Phước, huyện Tân Hồng, nói: “Năm nay tôi làm 30 công vụ đông xuân và hè thu, lúa trúng giá lời 90 triệu đồng nhưng tôi bỏ vụ 3, nghỉ cho khỏe”.
Trẻ em bắt cá ở đê Ô Long Vĩ (An Giang) trưa 2-10-2011
Lý do bỏ vì ông tính bảy năm rồi làm ba vụ lúa trong vùng bao đê, riêng lượng phân bón đã tăng tới 30%, chưa tính những chi phí khác mà đất không được hưởng phù sa. Ông nói nếu không bị ngập lụt mà lúa vẫn được giá như năm nay thì lời một công cũng được 2,5 triệu đồng, còn nếu thất giá như năm rồi, một công chỉ kiếm được nửa triệu đồng, có khi huề vốn. “Tại nông dân ở đây hổng có gì làm nên phải bấu vào lúa mà làm vậy thôi” - ông Năm Thiên nói.
Bên An Giang, ông Nguyễn Hiền Đức - chủ tịch UBND xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, làm 30 công trong vùng bao đê sản xuất ba vụ lúa mỗi năm - nói: “Nếu không làm thêm vụ 3 như vầy thì sang vụ đông xuân tình hình sâu bệnh giảm mà độ phì của đất cũng bảo đảm hơn”. Ông đề nghị: “Dù đã quy hoạch làm ba vụ nhưng nếu sau ba năm cho xả lũ một lần vẫn tốt hơn”.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng làm đê bao có lợi cho vùng này mà có hại cho vùng khác về kinh tế, môi trường thì coi như có hại cho toàn cục. Theo ông, chỉ nên làm vụ 3 ở những vùng gò cao, không ngập sâu như ở vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Ông Tuấn cho biết sản xuất lương thực ở ĐBSCL đã tới ngưỡng, nếu phát triển nữa sẽ phải trả giá, thí dụ như làm thêm vụ 3 thì phải trả giá như hiện nay.
Ông Dương Văn Ni cho rằng 1,5 triệu ha vùng ngập sâu 2m của Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên như là hai túi chứa nước của cả vùng ĐBSCL trong mùa lũ lụt và điều tiết nước trong mùa khô. Nếu vì tăng diện tích lúa mà phải bao đê ngăn lũ sẽ phá vỡ hệ thống điều tiết tự nhiên này, tác hại không thể lường hết được.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện tính một danh sách dài những chi phí tiềm năng trong sản xuất lúa vụ 3: chi phí đầu tư xây dựng và duy tu đê; chi phí nhân lực, tài lực, vật lực cứu đê, cứu lúa; thiệt hại của những diện tích không cứu kịp; đất và con người không được nghỉ ngơi để hồi sức; phù sa không vào đồng được, mất nguồn dinh dưỡng tự nhiên, sau một thời gian đất sẽ bị kiệt dinh dưỡng và chi phí sản xuất sẽ tăng; giảm diện tích nhận nước vào đồng, làm nước chảy xiết hơn trong kênh mương dẫn đến sạt lở và tăng ngập ở những nơi khác, kể cả những thành phố, làng mạc ở phía hạ lưu; chi phí chống sạt lở và các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng con người; tăng chi phí nạo vét cửa sông Mekong phục vụ giao thông thủy do phù sa thay vì bồi lắng trên đồng thì bị trôi xuống vùng cửa sông; mất nguồn cá và tài nguyên thiên nhiên, sinh kế mùa lũ; nước thoát ra biển nhanh hơn trong mùa lũ, gây xâm nhập mặn sâu hơn trong mùa khô.
Rồi ông đề nghị: “Cần phải giải bài toán chi phí - lợi ích của việc canh tác lúa vụ 3 trong mùa lũ để xem giữa tổng lợi ích và tổng chi phí cái nào lớn hơn”.
Lúa ma ở Tràm Chim mùa lụt 2011
Những cánh đồng lúa ma
Bữa ở Tam Nông, chúng tôi đã chạy vỏ lãi trên cánh đồng nước lụt mênh mông của vườn quốc gia Tràm Chim để khám phá những cánh đồng lúa ma lớn nhất Đông Nam Á đang cắm rễ sâu hơn 3m nước và sắp trổ đòng. Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết cùng với loài cỏ năn kim là thức ăn chủ lực trong mùa khô, lúa ma là thức ăn chủ lực trong mùa lũ lụt ở vùng này của hàng trăm loài.
Ông nói lúa ma tự mọc hoang dã, năng suất rất thấp nhưng cho gạo thơm ngon. Ở Nam Mỹ, Brazil đã sản xuất gạo lúa ma đóng gói 200g bán qua Mỹ với giá 7 USD một gói, tương đương 3.500 USD/tấn!
Ông Ni chỉ những con chim trích đen đang ăn đọt lúa non và nói nếu không có lúa ma, hệ sinh thái ở đây sẽ mất cân bằng. “Nếu không có mùa lũ lụt và nếu bao đê để ngăn nước lũ thì con người và thiên nhiên ĐBSCL sẽ không thể sống hài hòa với nhau dài lâu được” - ông Ni nói.
* Bài đã đăng tên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 7-10-2011:
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/459486/Chuyen-lu-lut-lua-va-de-bao-o-DBSCL.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét