Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Đồng Tháp đang lo cho bà con trở về từ vùng dịch ra sao?

Huỳnh Kim thực hiện 

12/10/2021 15:47

(KTSG Online)- Cũng như các tỉnh, thành khác ở ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp đang tập trung lo cho hàng chục ngàn người dân thất nghiệp trở về từ các vùng dịch. KTSG Online vừa có cuộc trao đổi với ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xoay quanh câu chuyện này. 

KTSG Online: Được biết, ngay từ đầu, ông đã cùng nhiều lãnh đạo tỉnh trực tiếp đi đón và tổ chức tiếp nhận dòng người đổ về từ TPHCM và các tỉnh khác. Ông đánh giá tình hình này ra sao?

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp: Thú thật là việc hàng chục ngàn bà con ồ ạt về địa phương cùng lúc, ban đầu thì tỉnh cũng có phần lúng túng. Nhưng với sự vào cuộc khẩn trương, đầy trách nhiệm và nghĩa tình của các cơ quan, đơn vị, việc tiếp đón người dân về các địa phương và tổ chức cách ly y tế đã bảo đảm an toàn theo quy định. Đã không có tình trạng ùn tắc, mất an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 ở Đồng Tháp. Tỉnh cũng đã kịp thời huy động các nguồn lực để bố trí đầy đủ các điều kiện ăn, nghỉ cho người dân tại các cơ sở cách ly. So với những ngày đầu, hiện nay tình hình bà con về quê đã có phần “hạ nhiệt”, số lượng giảm đi rất nhiều.

Hỗ trợ thực phẩm cho bà con Đồng Tháp trở về ngay tại cửa ngõ quê nhà. Ảnh: Công Minh
KTSG Online: Ông có thể nói rõ hơn việc tiếp nhận bà con trở về?

– Chỉ trong 11 ngày đầu tháng 10, đã có trên 32.000 người dân Đồng Tháp sống tại các vùng có dịch là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và một số tỉnh khác trở về quê. Ngoài ra, còn có trên 105.000 người dân ngoài tỉnh được Đồng Tháp tiếp nhận qua các chốt và hỗ trợ di chuyển ngang qua tỉnh để về các tỉnh, thành phố khác ở ĐBSCL.

Đồng Tháp đã lập 3 điểm để tiếp nhận bà con tại các cửa ngõ giáp ranh với 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và Vĩnh Long. Mỗi huyện hoặc thành phố của Đồng Tháp cũng lập các điểm tiếp nhận riêng. Tại đây, bà con được test nhanh để sàng lọc, phân loại theo từng địa phương và hỗ trợ đón một cách trật tự, an toàn theo phương châm “đón tại tỉnh, tầm soát tại huyện, cách ly tại xã”.

Mặc dù người dân tự di chuyển về quê với số lượng lớn và đột xuất, nhưng bằng tất cả năng lực có thể, chúng tôi đã kịp thời phối hợp, phản ứng nhanh để tổ chức tiếp nhận bà con và cách ly y tế bảo đảm an toàn theo quy định; không để xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.

Điều đáng ghi nhận là các địa phương đã kịp thời huy động các nguồn lực để bố trí đầy đủ các điều kiện ăn, nghỉ cho người dân tại các cơ sở cách ly. Rất nhiều lực lượng tình nguyện, mạnh thường quân hỗ trợ nước uống, sữa và thức ăn miễn phí cho bà con khi về đến quê nhà, không phân biệt người Đồng Tháp hay người của các tỉnh bạn. Đó là tinh thần “tương thân, tương ái”, thể hiện hình ảnh người Đồng Tháp nghĩa tình.

KTSG Online: Vic tchc cách ly tp trung, điu tr, cách ly ti nhà cho bà con trở về có khác so với người tại chỗ hay không?

– Chúng tôi xem việc đón và tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho người dân Đồng Tháp trở về địa phương là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, với phương châm đặt sự an toàn lên trên hết.

Trên tinh thần đó, chúng tôi đã kích hoạt và đặt yêu cầu cao nhất đối với hệ thống y tế của tỉnh. Phải hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời cho các địa phương trong việc tiếp nhận, sàng lọc y tế và thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định về phòng, chống dịch Covid-19, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn; kịp thời hướng dẫn người dân các biện pháp tự bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ngay tại khu cách ly, tại nhà, nơi cư trú.

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, giảm tải người dân cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo, chúng tôi quy định cách ly cho từng nhóm đối tượng. Cụ thể, người dân đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19 hoặc đã điều trị khỏi F0 thì cách ly y tế tập trung; sau 3 ngày sẽ xét nghiệm PCR, nếu âm tính thì về cách ly tại nhà để đủ 14 ngày theo quy định. Người dân đã tiêm 1 mũi vaccine thì cũng cách ly tập trung; sau 7 ngày sẽ xét nghiệm PCR, nếu âm tính thì về cách ly tiếp tại nhà cho đủ 14 ngày. Còn với người dân chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 thì được cách ly tập trung 14 ngày theo đúng quy định.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (thứ 3 từ trái qua) kiểm tra bữa ăn sáng tại một khu cách ly ở huyện Tam Nông. Ảnh: Công Minh
KTSG Online: Tnh đã vn dng chính sách ca Chính ph, BY tế htrcho bà con như thế nào trong thi gian trước mt?

– Trong nhiều ngày qua, trực tiếp cùng các anh em tại các điểm chốt tiếp nhận bà con, tôi càng thấu cảm với những khó khăn, vất vả của bà con khi vượt hành trình dài hàng trăm cây số để về quê, trong đó có cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tôi cũng cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc của bà con mình khi đặt chân đến quê hương, có người mừng rơi nước mắt.

Để chia sẻ một phần khó khăn của bà con, Đồng Tháp quyết định miễn phí toàn bộ chi phí xét nghiệm và cách ly y tế tập trung cho bà con. Mặc dù tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng bà con mình còn nhiều khó khăn hơn nữa. Với tinh thần tương thân, tương ái, nghĩa tình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực và cơ sở vật chất để tiếp nhận người dân an toàn, chu đáo; đồng thời hỗ trợ bà con gặp khó khăn trong thời gian cách ly, nhất định không để bà con thiếu ăn.

Hỗ trợ thực phẩm cho bà con Đồng Tháp trở về ngay tại cửa ngõ quê nhà. Ảnh: Công Minh
KTSG Online: Vlâu dài, Đồng Tháp giúp bà con van sinh, vic làm ra sao để ổn định đời sng trong khi vn phi sng chung vi dch?

– Thích ứng và sống chung an toàn với dịch là điều tất yếu. Do đó, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đồng Tháp sẽ thực hiện trong thời gian tới với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Vấn đề chúng tôi quan tâm nhất hiện nay là vận động, sắp xếp, bố trí cho các em trong độ tuổi đi học được đến trường, không để các em phải bỏ học do điều kiện khó khăn, thiếu thốn về vật chất.

Qua khảo sát, nguyện vọng của bà con đã trở về muốn ở lại địa phương tìm việc là 10.024 người, chiếm 30,2%; số dự định sẽ quay lại các tỉnh, thành phố khác để tìm việc sau khi tình hình dịch ổn định là 14.806 người (48,78%), còn 18,2% số bà con còn lại chưa xác định đi hay ở.

Tôi đã yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đồng Tháp tập trung rà soát, đánh giá, có báo cáo cụ thể về tình hình người dân ở các tỉnh, thành phố có xu hướng trở về tỉnh, để chủ động xây dựng các kịch bản tiếp nhận phù hợp. Đồng thời, phối hợp các huyện, thành phố trong tỉnh khảo sát, thống kê nhu cầu việc làm của người dân trở về tỉnh để có biện pháp hỗ trợ tìm việc làm cho các đối tượng này.

KTSG Online: Trong kế hoạch giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch, Đồng Tháp có nhắm tới đối tượng này không, thưa ông?

– Chúng tôi có yêu cầu rà roát nhu cầu tuyển dụng mới của các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch kết nối, hỗ trợ kịp thời cho bà con. Cụ thể là nắm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ việc tuyển dụng, sử dụng lao động. Ngoài ra, còn phải tổ chức rà soát, thu thập thông tin về nhu cầu giải quyết việc làm của người lao động tại địa phương và người lao động đi làm việc ngoài tỉnh đã trở về địa phương để tư vấn, giới thiệu việc làm cho phù hợp với điều kiện sức khỏe, trình độ, tay nghề của bà con.

Tỉnh Đồng Tháp cũng đang tăng tần suất và chất lượng hoạt động của các “phiên giao dịch việc làm” trong tỉnh với các hình thức tổ chức trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động để hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng mới lao động khi có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh ngay sau đại dịch, trong đó ưu tiên cho lao động của tỉnh đi làm ngoài tỉnh bị mất việc phải trở về địa phương cư trú.

KTSG Online: Xin cảm ơn ông.

Đã đăng trên: KTSG Online 

https://thesaigontimes.vn/dong-thap-dang-lo-cho-ba-con-tro-ve-tu-vung-dich-ra-sao/

Không có nhận xét nào: