CAN THO – The
Netherlands-invested Philips Vietnam Company on December 16 signed a
memorandum of understanding with the Nam Can Tho University to support
the university to train high-quality medical manpower between 2022 and
2024.
The memorandum of understanding was signed upon the announcement that
the university will inaugurate its hospital early next year.
Accordingly, senior students of the university’s healthcare faculty
will be equipped with the knowledge and how to use diagnostic imaging,
intensive care, and emergency equipment. They are expected to become
high-quality healthcare workers serving the demand for medical checkups
and treatment in Can Tho and the Mekong Delta as a whole.
In the framework of the cooperation, Philips will award two
scholarships to students of Nam Can Tho University, allowing them to
attend a Philips training course in Singapore.
The Nam Can Tho University’s hospital will have 14 wards with 300 beds and the most updated medical equipment.
According to Dr Nguyen Tien Dung, chairman of the Nam Can Tho
University, the cooperation with Philips is part of the university’s
plan to enhance the connection with enterprises to serve the demands of
its students.
Before Philips, the university has cooperated with Tata
International, ISUZU, Vingroup, the Can Tho Central General Hospital,
121 Military Hospital, DHG Pharmaceutical Joint Stock Company,
Viettinbank, HDBank, Misa, Viettel, VNPT and the Can Tho Employment
Services Center.
Speaking at the signing ceremony, Hugo Luik, general manager of
Philips Vietnam, said the training was a focus of Philips in Vietnam and
worldwide. The company has joined hands with many large hospitals as
well as associations to hold many training courses for local medical
workers, contributing to the development of a high-quality medical force
in Vietnam.
The firm hoped the cooperation with Nam Can Tho University would help
its students keep up with advanced technologies globally and apply them
in their clinical practices, thus improving medical checkup and
treatment services in Can Tho and the Mekong Delta region.
Frank de Laat, deputy consul general of the Netherlands in HCMC, said
the cooperation would equip students with the knowledge and skills to
improve the quality of diagnosis and treatment at hospitals and clinics
in the region.
(KTSG Online) –
Sáng 16-12, Công ty Philips Việt Nam của Hà Lan đã ký kết trực tuyến
biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo với trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC)
trong 3 năm 2022 – 2024, nhân dịp DNC sắp khánh thành Bệnh viện Đại học
Nam Cần Thơ vào đầu năm 2022.
Theo đó, sinh viên năm cuối khối ngành sức khỏe của DNC sẽ được trang
bị kiến thức và kỹ năng sử dụng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, hồi
sức tích cực và cấp cứu, góp phần xây dựng nguồn nhân lực y tế chất
lượng cao, phục vụ khám chữa bệnh tại TP Cần Thơ và cả đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL).
Trong chương trình hợp tác, mỗi năm Philips còn dành 2 suất học bổng
cho sinh viên DNC xuất sắc nhất tham gia khóa đào tạo nâng cao tại Trung
tâm đào tạo của Philips khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Singapore.
Điểm đặc biệt của chương trình này là sinh viên sẽ được thực hành
ngay tại Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ, đơn vị trực thuộc DNC, một tro
ng những nơi có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại nhất hiện nay.
Bệnh viện này có 300 giường bệnh và 14 chuyên khoa, bắt đầu hoạt động
vào quý 1/2022, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế và nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh cho người dân ĐBSCL.
Theo TS.LS. Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng DNC, chương trình này
nằm trong chủ trương đẩy mạnh liên kết hợp tác với doanh nghiệp, phục
vụ nhu cầu thực hành – thực tập để sinh viên DNC được cọ sát thực tế,
hoàn thiện kỹ năng, tay nghề, dễ có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trước Philips, DNC đã liên kết đào tạo với Tập đoàn TaTa
International, Tập đoàn ISUZU, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Quân y 121, Dược Hậu Giang, Viettinbank,
HDBank, Misa, Viettel, VNPT, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần
Thơ…
Phát biểu tại lễ ký kết này, ông Hugo Luik, Tổng Giám đốc Công Ty TNHH
Philips Việt Nam, nhấn mạnh: “Lĩnh vực đào tạo luôn là trọng tâm phát
triển của Philips tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Thời gian
qua, chúng tôi đã hợp tác với nhiều bệnh viện lớn, hàng đầu trên cả nước
cũng như các hiệp hội chuyên ngành tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên
sâu cho nhân viên y tế, góp phần xây dựng nguồn nhân lực y tế chất lượng
cao tại đây. Việc hợp tác đào tạo với trường Đại học Nam Cần Thơ rất có
ý nghĩa vì đối tượng đào tạo là các bạn sinh viên thế hệ trẻ – những
người sẽ đóng góp cho sự phát triển ngành y tế tại Việt Nam trong tương
lai. Chúng tôi hy vọng chương trình đào tạo này sẽ là đòn bẩy giúp các
em sinh viên nhanh chóng nắm bắt công nghệ y tế mới trên thế giới và ứng
dụng trong thực hành lâm sàng, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh tại TP Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung”.
Ông Frank de Laat, Phó Tổng lãnh sự, Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại
TPHCM, chia sẻ: “Tôi rất vui mừng được chứng kiến sự hợp tác trong lĩnh
vực khoa học đời sống và sức khỏe với trọng tâm là giáo dục vì chương
trình hợp tác này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng góp
phần cải thiện chất lượng chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện và phòng
khám tại khu vực này. Tôi tin tường mối quan hệ hợp tác này sẽ là một ví
dụ điển hình, khẳng định cho sự thành công của quan hệ hợp tác kinh tế
và giáo dục giữa Việt Nam và Hà Lan”.
(KTSG) – “Ngoài kia gió đang thổi, thế giới đang thay đổi, chúng ta không thể tiếp tục mãi thế này”!
Nếu chúng ta không chịu tiếp cận, nắm bắt thông tin, không chịu học
hỏi, nếu cứ nghĩ rằng nền nông nghiệp sẽ mãi mãi là như vậy, thì sẽ phải
đánh đổi bằng những hậu quả khôn lường.
Cái giá của sự không thay đổi
“Tôi rất ấn tượng với câu nói của bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng
Thế giới (WB) tại Việt Nam, về “cái giá phải trả khi chúng ta không làm
gì”. Nói cách khác, chúng ta cứ cân nhắc quá nhiều về cái giá phải trả
khi thay đổi, mà quên tính đến cái giá khi chúng ta không thay đổi,
chúng ta không làm gì. Bây giờ, không còn sức ép bên trong, mà là sức ép
toàn cầu. Và câu chuyện “gót chân Achilles”, bất hạnh là mẹ của
Achilles nhúng cả người mà quên nhúng luôn gót chân, nhắc nhở chúng về
những ngổn ngang phải đối mặt, phải thay đổi.
Tôi và bà Carolyn Turk cùng chia sẻ “ngoài kia gió đang thổi, thế
giới đang thay đổi, chúng ta không thể tiếp tục mãi thế này”. Sức ì quán
tính rất lớn, đây là thách thức vì chúng ta còn trách nhiệm với 10
triệu hộ nông dân, trách nhiệm với những cam kết của nền nông nghiệp
Việt Nam với quốc tế định hướng phát triển “minh bạch – sinh thái – bền
vững”.
Thế giới VUCA
“Cam Cao Phong (Hòa Bình) trước đây là niềm tự hào của người dân Hòa
Bình. Khi còn làm lãnh đạo ở Đồng Tháp, tôi từng giới thiệu nông dân ở
Lai Vung (Đồng Tháp) ra Hòa Bình để xem người ta làm như thế nào. Họ
trồng theo quy trình kiểm soát rất chặt chẽ. Thời điểm đó, quýt hồng Lai
Vung đang bị vấn đề, cây chết khoảng 30%. Lúc đó, nông dân nói vài năm
nữa cam Cao Phong sẽ đi theo vết xe đổ của quýt Lai Vung, vì thấy có
những triệu chứng tương tự như vậy. Nền nông nghiệp có đầy rủi ro. Chỉ
cần lơ là một chút thì trong vòng 2-3 năm, một mô hình mình từng tung
hô, tôn vinh cũng có thể trở về con số 0.
Chúng ta đang sống trong một thế giới VUCA – “biến động, bất định,
phức tạp, mơ hồ”. Chúng ta không lường trước được điều gì trong thế giới
đầy biến động, đầy bất định, đầy phức tạp, đầy mơ hồ ấy. Các chuyên gia
nước ngoài cảnh báo rằng, trong một thế giới VUCA, anh đừng bao giờ
nghĩ rằng lúc nào anh cũng nắm đằng cán. Chỉ xoay chuyển chút xíu là có
thể anh đã phải vào thế đằng lưỡi rồi!
Tiếp cận xu thế mới
Nền nông nghiệp cũng không thoát ly khỏi bốn thuộc tính chung của thế
giới hiện tại. Trong thế giới như vậy, nếu chúng ta không chịu tiếp
cận, nắm bắt thông tin, không chịu học hỏi, nếu cứ nghĩ rằng nền nông
nghiệp sẽ mãi mãi là như vậy, thì sẽ phải đánh đổi bằng những hậu quả
khôn lường.
Ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, lãnh đạo các sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn cần có cách tiếp cận mới, về những xu thế mới. Biết cách tiếp
cận đôi khi còn quan trọng hơn là chuyên môn, vì chuyên môn thì có thể
có bộ phận chuyên môn đảm trách. Tiếp cận cách đặt vấn đề, giải quyết
vấn đề và cách thế giới họ vận động như thế nào. Lãnh đạo ngành nông
nghiệp địa phương là người kết nối vòng tròn những mối quan hệ. Trong
đó, cần lưu ý việc kết nối người nông dân với doanh nghiệp. Một nền nông
nghiệp không cùng nhau hành động tập thể sẽ khó phát triển, phải cùng
nhau định nghĩa, định vị lại, phải quan tâm tới “hợp tác và liên kết”.
Chuyển từ theo đuổi giá sang vừa tạo ra giá trị gia tăng vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường.
Nông nghiệp: từ tư duy sản xuất đến tư duy kinh tế
Nền nông nghiệp của chúng ta xưa nay thiên về sản xuất, năng suất,
sản lượng, quan tâm nhiều đến kế hoạch đầu vào, chứ chưa chú trọng kết
nối đầu ra, tìm kiếm thị trường, thì vẫn còn phải giải cứu. Bây giờ, cần
cung ứng cái thị trường cần, sản lượng bao nhiêu, chất lượng như thế
nào, tiêu chuẩn, giao hàng ra sao,… Cần bắt đầu từ đầu ra để quyết định
đầu vào, cần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông
nghiệp.
Doanh nghiệp là người gần gũi thị trường nhất sẽ tường tận nhiều
thông tin, nội dung về tiếp cận thị trường. Chuyển từ theo đuổi giá sang
vừa tạo ra giá trị gia tăng vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã
hội, chi phí môi trường. Bài toán kinh tế hợp tác giúp giảm chi phí đầu
vào. Lâu nay, ta tư duy trúng mùa, được giá chứ ít nhắc tới việc giảm
chi phí đầu vào bao nhiêu. Phải thống kê, phân tích chi tiết tất cả chi
phí, để từ đó thay đổi suy nghĩ và hành vi. Đầu ra không quyết định
được, thì ít nhất phải tăng thêm sự chủ động đối với các yếu tố đầu vào.
Chuyển từ nền nông nghiệp “sản lượng cao” sang nền nông nghiệp “công nghệ cao – sinh thái – trách nhiệm – bền vững”
Tại sao doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp dù có nhiều
chính sách? Phải chăng đầu tư vào nông nghiệp sẽ gặp rủi ro nhiều (phụ
thuộc nhiều yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,…)? Phải chăng thu
lợi nhuận chậm so với các ngành khác? Phải chăng bản chất các ngành hàng
nông sản không tạo được niềm tin để doanh nghiệp có thể đầu tư bền vững
(quy mô nhỏ, mối liên kết thiếu bền chặt, vùng nguyên liệu không ổn
định, chuỗi liên kết không ổn định)?
Bên cạnh các báo cáo về diện tích, sản lượng, cần đánh giá về tác
động như thế nào, giá trị gia tăng, có sáng kiến gì mới, đột phá, giá
trị cộng hưởng,… Chúng ta cần ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội hơn là các
số liệu báo cáo đơn thuần.
Chuyển từ “phát triển đơn ngành” sang “phát triển tích hợp liên ngành”
Từ mục tiêu “đơn giá trị” sang mục tiêu “tích hợp đa giá trị”. Tích
hợp giá trị tài nguyên bản địa để làm ra giá trị cao hơn. Giới thiệu cả
phần hồn của vùng đất chứ không chỉ là bán một trái quýt, trái cam. Yếu
tố hữu hình tích hợp với giá trị vô hình (văn hóa, lịch sử của cả một
vùng đất). Cần gửi gắm “giá trị”, chứ không phải bán vì “giá cả” như
trước đây. Chúng ta đang theo đuổi giá trị thấp nhất (bán ở tầng đáy)
của tầng giá trị, của nền kinh tế trải nghiệm.
Nhiều nơi trên thế giới tìm giá trị khác biệt để bán. Bi kịch hay khó
khăn nhất của chúng ta là có quá nhiều sản phẩm tương đồng khiến khách
hàng không biết lựa chọn. Chúng ta phải chuyển tải câu chuyện, chứ không
chỉ là buôn bán sản phẩm.
Hàn Quốc có khẩu hiệu: “Nông nghiệp là sinh mạng, nông thôn là tương
lai”. Nhật Bản quan niệm “Ruộng vườn đẹp đẽ là một trong ba phẩm cách
quốc gia”, cùng với đạo đức xã hội và đào tạo nhân tài cho thế giới.
Nền kinh tế xanh lam cần hành động tập thể
Chuyển từ phát triển dựa vào doanh nghiệp dẫn đầu sang kết hợp doanh
nghiệp dẫn đầu và doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, chú
trọng tạo dựng và phát triển đa dạng, bền vững hệ sinh thái. Phát triển
bền vững, nói cách dễ hiểu là, “đừng để đời cha ăn mặn đời con khát
nước”.
Nước ngoài họ tư duy đầu vào ít nhất để đầu ra nhiều nhất. Thị trường
quyết định trồng cây gì, nuôi con gì. Trong cuốn Nền kinh tế xanh lam,
nếu biết cách dựa trên cái cũ mà sáng tạo thì sẽ tìm ra được cái mới. Tư
duy nền kinh tế xanh lam, cái mà chúng ta hay dùng từ dư địa, là cách
nước ngoài đang khai thác làm ra sản phẩm giá trị với chi phí thấp.
Chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu.
Thái Lan tạo ra một nền kinh tế từ cây mía chứ không chỉ là đường.
Khi nào chúng ta phát huy được hết giá trị của nông sản thì khi đó chúng
ta mới giàu. Lâu nay suy nghĩ nông sản là lương thực, chúng ta chỉ mới
bán giá cả chứ chưa bán giá trị. Bên cạnh giá trị thực phẩm còn dược
phẩm, mỹ phẩm…
Hệ sinh thái nông thôn
Ba chủ thể trong Nghị quyết 26 là nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Kinh tế nông thôn chú trọng: hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm
chí là siêu nhỏ. Từ đó hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn. Hàn
Quốc có khẩu hiệu: “Nông nghiệp là sinh mạng, nông thôn là tương lai”.
Nhật Bản quan niệm “Ruộng vườn đẹp đẽ là một trong ba phẩm cách quốc
gia”, cùng với đạo đức xã hội và đào tạo nhân tài cho thế giới.
Nông thôn mới chính là nơi lưu giữ, cân bằng giá trị văn hóa và giá
trị truyền thống lịch sử của một dân tộc chứ không phải đô thị. Nếu đô
thị là nơi so sánh đẳng cấp về văn minh thì nông thôn là nơi biểu thị
văn hóa của quốc gia này với quốc gia khác. Chương trình nông thôn mới
phải gắn câu chuyện này chứ không phải chỉ là kết cấu hạ tầng, với cầu
cống, đường sá, công trình. Giai đoạn 2021-2025, nông thôn mới chú trọng
hơn đến phần hồn của nông thôn. Phát triển hạ tầng nông nghiệp, không
chỉ phục vụ sản xuất mà phục vụ phát triển kinh tế nông thôn: du lịch
nông nghiệp, nông thôn.
Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ
Các mô hình “Cụm liên kết ngành trong nông nghiệp”, du lịch nông
nghiệp – nông thôn cần được quan tâm. Các địa phương đừng chỉ săn đón
đại bàng mà quên chăm sóc, lót ổ cho chim sẻ. Trung Quốc đi lên từ xí
nghiệp nho nhỏ hương trấn, rồi mới lên công ty lớn. Chúng ta chỉ nhìn
một khía cạnh mà không nhìn chiều sâu, xa hơn ở 5-10 năm nữa. Chúng ta
không thiếu đất mà thiếu tầm nhìn để cho kinh tế nông thôn phát triển.
Cần định vị lại nông thôn mới, nâng cao năng lực cho địa phương.
Tạo dựng hình ảnh nông nghiệp chuyên nghiệp
Cần quan tâm tạo dựng đội ngũ người nông dân chuyên nghiệp. Định hình
lại nông dân. Nông dân chuyên nghiệp là người có tri thức, vừa có kiến
thức, kỹ năng sản xuất, vừa có tư duy kinh tế. Nông dân chuyên nghiệp là
biết sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần, chứ không phải sản xuất
theo ý mình. Nông dân chuyên nghiệp là biết sản xuất sao cho tiết kiệm
nhất, để giá thành hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Phải xóa bỏ tư
duy mùa vụ. Israel làm nông nghiệp bằng tri thức. Người Trung Quốc có
câu “Người nghèo nghèo cái túi, người giàu giàu cái đầu”.
Về chương trình OVOP
Nhật Bản không chỉ tạo sản phẩm OVOP (mỗi làng một sản phẩm) đơn
thuần, mà sâu xa là tạo dựng cộng đồng dân cư biết đoàn kết, cộng đồng
có năng lực. Cộng đồng dân cư nông thôn được tạo điều kiện thuận lợi để
phát huy tinh thần tự lực, chủ động, cùng hợp tác, chia sẻ. Các chương
trình hỗ trợ chú trọng đến việc trao quyền, nâng cao năng lực cho cộng
đồng, thúc đẩy sáng kiến, hơn là chỉ dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm.
Tư duy liên kết vùng
Chúng ta vẫn đang làm bài toán chia. Nếu xem đồng bằng sông Cửu Long
là một thực thể kinh tế chứ không phải địa giới hành chính 13 tỉnh thì
mọi việc sẽ khác. TPHCM có rất nhiều chương trình hợp tác với các tỉnh
miền Tây. Chính tôi ngày xưa cũng từng cùng đoàn doanh nghiệp lên TPHCM
ký kết hợp tác. Sao mình không hợp tác cả đồng bằng với TPHCM và miền
Đông. Đã đến lúc quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu vùng và thương hiệu
quốc gia.
(*) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(KTSG
Online)- Cũng như các tỉnh, thành khác ở ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp đang tập
trung lo cho hàng chục ngàn người dân thất nghiệp trở về từ các vùng
dịch. KTSG Online vừa có cuộc trao đổi với ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ
tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xoay quanh câu chuyện này.
KTSG Online: Được biết, ngay từ đầu, ông đã cùng nhiều
lãnh đạo tỉnh trực tiếp đi đón và tổ chức tiếp nhận dòng người đổ về từ
TPHCM và các tỉnh khác. Ông đánh giá tình hình này ra sao?
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp:
Thú thật là việc hàng chục ngàn bà con ồ ạt về địa phương cùng lúc, ban
đầu thì tỉnh cũng có phần lúng túng. Nhưng với sự vào cuộc khẩn trương,
đầy trách nhiệm và nghĩa tình của các cơ quan, đơn vị, việc tiếp đón
người dân về các địa phương và tổ chức cách ly y tế đã bảo đảm an toàn
theo quy định. Đã không có tình trạng ùn tắc, mất an toàn trong phòng,
chống dịch Covid-19 ở Đồng Tháp. Tỉnh cũng đã kịp thời huy động các
nguồn lực để bố trí đầy đủ các điều kiện ăn, nghỉ cho người dân tại các
cơ sở cách ly. So với những ngày đầu, hiện nay tình hình bà con về quê
đã có phần “hạ nhiệt”, số lượng giảm đi rất nhiều.
KTSG Online: Ông có thể nói rõ hơn việc tiếp nhận bà con trở về?
– Chỉ trong 11 ngày đầu tháng 10, đã có trên 32.000 người dân Đồng
Tháp sống tại các vùng có dịch là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An
và một số tỉnh khác trở về quê. Ngoài ra, còn có trên 105.000 người dân
ngoài tỉnh được Đồng Tháp tiếp nhận qua các chốt và hỗ trợ di chuyển
ngang qua tỉnh để về các tỉnh, thành phố khác ở ĐBSCL.
Đồng Tháp đã lập 3 điểm để tiếp nhận bà con tại các cửa ngõ giáp ranh
với 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và Vĩnh Long. Mỗi huyện hoặc thành phố
của Đồng Tháp cũng lập các điểm tiếp nhận riêng. Tại đây, bà con được
test nhanh để sàng lọc, phân loại theo từng địa phương và hỗ trợ đón một
cách trật tự, an toàn theo phương châm “đón tại tỉnh, tầm soát tại
huyện, cách ly tại xã”.
Mặc dù người dân tự di chuyển về quê với số lượng lớn và đột xuất,
nhưng bằng tất cả năng lực có thể, chúng tôi đã kịp thời phối hợp, phản
ứng nhanh để tổ chức tiếp nhận bà con và cách ly y tế bảo đảm an toàn
theo quy định; không để xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn trong
phòng, chống dịch Covid-19.
Điều đáng ghi nhận là các địa phương đã kịp thời huy động các nguồn
lực để bố trí đầy đủ các điều kiện ăn, nghỉ cho người dân tại các cơ sở
cách ly. Rất nhiều lực lượng tình nguyện, mạnh thường quân hỗ trợ nước
uống, sữa và thức ăn miễn phí cho bà con khi về đến quê nhà, không phân
biệt người Đồng Tháp hay người của các tỉnh bạn. Đó là tinh thần “tương
thân, tương ái”, thể hiện hình ảnh người Đồng Tháp nghĩa tình.
KTSG Online: Việc tổ chức cách ly tập trung, điều trị, cách ly tại nhà cho bà con trở về có khác so với người tại chỗ hay không?
– Chúng tôi xem việc đón và tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho người
dân Đồng Tháp trở về địa phương là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị, với phương châm đặt sự an toàn lên trên hết.
Trên tinh thần đó, chúng tôi đã kích hoạt và đặt yêu cầu cao nhất đối
với hệ thống y tế của tỉnh. Phải hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời cho các địa
phương trong việc tiếp nhận, sàng lọc y tế và thực hiện cách ly y tế
tập trung theo quy định về phòng, chống dịch Covid-19, không để phát
sinh ổ dịch mới trên địa bàn; kịp thời hướng dẫn người dân các biện pháp
tự bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ngay tại khu cách ly, tại nhà, nơi cư trú.
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, giảm tải người
dân cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung, hạn chế nguy cơ lây
nhiễm chéo, chúng tôi quy định cách ly cho từng nhóm đối tượng. Cụ thể,
người dân đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19 hoặc đã điều trị khỏi F0
thì cách ly y tế tập trung; sau 3 ngày sẽ xét nghiệm PCR, nếu âm tính
thì về cách ly tại nhà để đủ 14 ngày theo quy định. Người dân đã tiêm 1
mũi vaccine thì cũng cách ly tập trung; sau 7 ngày sẽ xét nghiệm PCR,
nếu âm tính thì về cách ly tiếp tại nhà cho đủ 14 ngày. Còn với người
dân chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 thì được cách ly tập trung 14
ngày theo đúng quy định.
KTSG Online: Tỉnh đã vận dụng chính sách của Chính phủ, Bộ Y tế hỗ trợ cho bà con như thế nào trong thời gian trước mắt?
– Trong nhiều ngày qua, trực tiếp cùng các anh em tại các điểm chốt
tiếp nhận bà con, tôi càng thấu cảm với những khó khăn, vất vả của bà
con khi vượt hành trình dài hàng trăm cây số để về quê, trong đó có cả
phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tôi cũng cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc
của bà con mình khi đặt chân đến quê hương, có người mừng rơi nước mắt.
Để chia sẻ một phần khó khăn của bà con, Đồng Tháp quyết định miễn
phí toàn bộ chi phí xét nghiệm và cách ly y tế tập trung cho bà con. Mặc
dù tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng bà con mình còn nhiều khó khăn hơn
nữa. Với tinh thần tương thân, tương ái, nghĩa tình, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực
và cơ sở vật chất để tiếp nhận người dân an toàn, chu đáo; đồng thời hỗ
trợ bà con gặp khó khăn trong thời gian cách ly, nhất định không để bà
con thiếu ăn.
KTSG Online: Về lâu dài, Đồng Tháp giúp bà con về an sinh, việc làm ra sao để ổn định đời sống trong khi vẫn phải sống chung với dịch?
– Thích ứng và sống chung an toàn với dịch là điều tất yếu. Do đó,
đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đồng
Tháp sẽ thực hiện trong thời gian tới với phương châm “không để ai bị bỏ
lại phía sau”. Vấn đề chúng tôi quan tâm nhất hiện nay là vận động, sắp
xếp, bố trí cho các em trong độ tuổi đi học được đến trường, không để
các em phải bỏ học do điều kiện khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
Qua khảo sát, nguyện vọng của bà con đã trở về muốn ở lại địa phương
tìm việc là 10.024 người, chiếm 30,2%; số dự định sẽ quay lại các tỉnh,
thành phố khác để tìm việc sau khi tình hình dịch ổn định là 14.806
người (48,78%), còn 18,2% số bà con còn lại chưa xác định đi hay ở.
Tôi đã yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đồng Tháp tập
trung rà soát, đánh giá, có báo cáo cụ thể về tình hình người dân ở các
tỉnh, thành phố có xu hướng trở về tỉnh, để chủ động xây dựng các kịch
bản tiếp nhận phù hợp. Đồng thời, phối hợp các huyện, thành phố trong
tỉnh khảo sát, thống kê nhu cầu việc làm của người dân trở về tỉnh để có
biện pháp hỗ trợ tìm việc làm cho các đối tượng này.
KTSG Online: Trong kế hoạch giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch, Đồng Tháp có nhắm tới đối tượng này không, thưa ông?
– Chúng tôi có yêu cầu rà roát nhu cầu tuyển dụng mới của các công
ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh để có
kế hoạch kết nối, hỗ trợ kịp thời cho bà con. Cụ thể là nắm tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ việc tuyển dụng, sử dụng
lao động. Ngoài ra, còn phải tổ chức rà soát, thu thập thông tin về nhu
cầu giải quyết việc làm của người lao động tại địa phương và người lao
động đi làm việc ngoài tỉnh đã trở về địa phương để tư vấn, giới thiệu
việc làm cho phù hợp với điều kiện sức khỏe, trình độ, tay nghề của bà
con.
Tỉnh Đồng Tháp cũng đang tăng tần suất và chất lượng hoạt động của
các “phiên giao dịch việc làm” trong tỉnh với các hình thức tổ chức trực
tiếp và trực tuyến. Đồng thời, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động để hỗ trợ các
doanh nghiệp tuyển dụng mới lao động khi có nhu cầu mở rộng sản xuất
kinh doanh ngay sau đại dịch, trong đó ưu tiên cho lao động của tỉnh đi
làm ngoài tỉnh bị mất việc phải trở về địa phương cư trú.
(KTSG Online) – Từ ngày 1-10 đến nay, riêng TP Cần Thơ đã đón hơn 10.600
người trong số gần 100.000 người dân từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai,
Long An và một số tỉnh khác tự về quê nhà ở ĐBSCL sau hơn ba tháng thất
nghiệp vì tác động của đại dịch Covid-19. Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch
UBND TP Cần Thơ, đã chia sẻ với KTSG Online câu chuyện tiếp nhận bà con
Cần Thơ vừa trở về này.
Ông Trường cho biết: Ngay trong đêm 1-10, người dân đã bắt đầu về.
Tính đến tối 7-10, đã có 10.674 người về tới Cần Thơ. Để chủ động
phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe
của người dân, UBND TP Cần Thơ đã ban hành ngay kế hoạch tổ chức tiếp
nhận người dân Cần Thơ trở về từ vùng dịch.
Mục đích chính là phải chủ động chuẩn bị tốt điều kiện, cơ sở vật
chất; sẵn sàng tổ chức tiếp nhận, phân loại, cách ly y tế tập trung,
cách ly y tế tại nhà đối với bà con trở về từ vùng dịch; bảo đảm an toàn
tính mạng, sức khỏe của người dân, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan,
đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
KTSG Online: Người dân về Cần Thơ theo nhiều hướng, cách tiếp nhận như thế nào, thưa ông?
– Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ:
Thành phố duy trì các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào thành phố.
Chín quận, huyện có các chốt kiểm soát của mình. Riêng chốt tại siêu thị
GO! gần cầu Cần Thơ do Công an thành phố chủ trì phối hợp với quận
Cái Răng phụ trách và chốt tại cầu Vàm Cống thì do Bộ Chỉ huy Quân sự
thành phố chủ trì thực hiện với với quận Thốt Nốt.
Tại các chốt này, ngành y tế tổ chức xét nghiệm nhanh và thông qua
phần mềm hoặc giấy chứng nhận để phân loại theo nhóm, xác định sớm các
trường hợp F0 và F1. Ai F0 thì được chuyển đi điều trị; ai F1 và chưa
tiêm ngừa thì đi cách ly tập trung; đã tiêm ngừa 1 mũi thì cách ly tại
nhà 14 ngày, 2 mũi thì cách ly tại nhà 7 ngày. Các chốt này đều có chỗ
ngồi có mái che; bà con cũng được hỗ trợ thức ăn, nước uống, phần lớn do
các nhà từ thiện giúp.
Tới tối 7-10, đã có 1.537 người được cách ly tập trung, 8.361 người
cách ly tại nhà, 78 người là F0 được điều trị, còn lại tự theo dõi sức
khỏe tại nhà.
Được biết, Cần Thơ đang điều trị cho gần 6.000 ca F0 và
hơn 16.000 F1. Việc bảo đảm cho cho người dân mới về từ các vùng dịch
khác có làm quá tải hay không?
Đây là cái nghĩa đồng bào. Bà con Cần Thơ đi làm ăn xa, vì đại dịch
Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề phải quay về. Cần Thơ phải chung tay
để bảo đảm sức khỏe, đời sống cho tất cả mọi người song song với việc
tập trung phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới là an toàn
thích ứng với dịch.
Phương châm của Cần Thơ là thực hiện “bốn tại chỗ” gồm lực lượng
tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ, chỉ huy tại chỗ. Trong đó,
tận dụng tối đa cơ sở vật chất, doanh trại, quân nhu có sẵn, tổ chức
tiếp nhận kịp thời với khả năng cao nhất. Bảo đảm đủ thuốc, hóa chất,
vật tư, đồ phòng hộ, trang thiết bị y tế cần thiết và hướng dẫn công tác
chuyên môn phòng, chống dịch.
Riêng việc bảo đảm ăn, nghỉ, sinh hoạt cho người dân thì sao?
Ở 37 khu cách ly có bố trí ăn, ở, sinh hoạt theo nhóm như về cùng
ngày, cùng gia đình, qua lại cùng một khu vực; bố trí giường phải cách
nhau 2 mét và có đủ nhu yếu phẩm. Về ăn uống thì có bếp ăn tập trung, ăn
phân tán; cung cấp suất ăn đến từng phòng của người được cách ly và sử
dụng đồ dùng một lần.
Bà con Cần Thơ về từ vùng dịch cách ly tập trung được hưởng các chính
sách theo quy định của Chính phủ và hỗ trợ của thành phố, được xét
nghiệm Covid-19 miễn phí tại chốt kiểm soát và trong thời gian cách ly.
Với người được cách ly y tế tập trung thì được hỗ trợ tiền ăn 80.000
đồng/người/ngày, kinh phí sử dụng “Quỹ phòng, chống Covid-19 thành phố”
do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Cần Thơ quản lý. Ngân sách nhà nước thì
bảo đảm chi phí đưa đón, xét nghiệm ở mức 40.000 đồng/người/ngày. Sau
khi hoàn thành cách ly tập trung, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà,
tùy hoàn cảnh cụ thể, UBND xã, phường, thị trấn xem xét hỗ trợ lương
thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu.
Còn với người dân trở về được cách ly y tế tại nhà?
Bà con cũng được hỗ trợ miễn phí như cách ly tập trung. Trong đó,
phát 15 kg gạo/người, lấy từ gạo dự trữ và từ nguồn vận động xã hội
hóa. Ngoài ra, con có hỗ trợ khẩn cấp với mức 500.000 đồng/người.
Về lâu dài, Cần Thơ có chủ trương gì giúp những người thất nghiệp trở về từ các vùng dịch khác này không, thưa ông?
Thành phố Cần Thơ đang có kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh an
toàn và hiệu quả. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tạo thêm việc làm phù
hợp tay nghề của nhiều bà con đã trở về mà không thể quay trở lại nơi
làm việc cũ. Riêng với bà con nghèo, lao động tự do mất việc làm, Cần
Thơ tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội hiện nay của Chính
phủ và thành phố.
(KTSG Online) - Cần Thơ đang thực hiện giãn cách lần 3 theo Chỉ thị 16
của Thủ tướng cho gần 1,2 triệu dân với các biện pháp “ai ở đâu, ở đó”
mạnh hơn những lần trước đó nhằm tách cho được F0 Covid-19 ra khỏi cộng
đồng. Việc bảo đảm nguồn hàng hóa thiết yếu cho người dân mỗi ngày vẫn
được ngành công thương duy trì theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Cần
Thơ.
Xe bán hàng lưu động tại phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ ngày 14-8. Ảnh: Huỳnh Kim
Trong chỉ thị kéo dài giãn cách lần 3 tới ngày 25-8 ký vào tối ngày
15-8, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, yêu cầu các cấp,
các ngành ở 9 quận huyện của TP Cần Thơ phải “bảo đảm cung ứng đầy đủ,
kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người
dân, đặc biệt là người dân ở những khu vục phong tỏa, cách ly y tế”.
Để thực hiện việc này, theo ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương TP
Cần Thơ, tuy giãn cách, Cần Thơ vẫn đang có 9 siêu thị và 129/140 cửa
hàng tiện ích bán online, bảo đảm cung ứng đủ các loại hàng thiết yếu
cho người dân như gạo, trứng, mì gói, các sản phẩm thịt gia súc, gia
cầm, thủy hải sản, rau củ quả tươi.
Sau mấy ngày giãn cách lần 2 từ 12-7, theo yêu cầu của người dân và góp
ý của báo chí, Sở Công Thương Cần Thơ đã phối hợp với các địa phương tổ
chức thêm 47 điểm bán “hàng bình ổn” và mô hình “mang chợ ra phố” tại 9
quận, huyện trong TP.
Hầu hết tiểu thương tại 40 chợ truyền thống phải đóng cửa để tránh
Covid-19 đã ra mở các điểm bán hàng này trên lề các đường phố rộng.
Ngoài ra, Viettelpost Cần Thơ, VNPT Cần Thơ, Co.opmart cũng phối hợp với
sở Công Thương Cần Thơ mở thêm 8 điểm bán hàng lưu động trên xe. Mỗi
điểm bán hàng đều có treo bảng giá, rào giãn cách và chai sát khuẩn;
người mua xếp hàng giãn cách theo quy định với sự giám sát của lực lượng
bảo vệ do chính quyền địa phương cử ra hàng ngày.
Giá cả ở các điểm bán hàng này, tùy loại, như gạo từ 11.500
-17.000đ/kg, thịt heo từ 120.000 - 170.000 đồng/kg, đường cát 20.000 -
21.000 đ/kg, dầu ăn 25.000 - 30.000đ/bình, gà ta 100.000 - 110.000
đồng/kg, vịt trắng 75.000 - 80.000 đồng/kg, bí đỏ, bí đao, bắp cải
20.000 - 22.000 đồng/kg, dưa leo 13.000 đồng/kg, cà chua 15.000 - 20.000
đồng/kg, cá lóc đồng 150.000đ/kg, cá rô đồng 70.000 - 80.000đ/kg…
Tại một sạp bán hàng “mang chợ ra phố” trên đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều, Cần Thơ sáng ngày 18-8-2021. Ảnh: Huỳnh Kim
Người dân đang xếp hàng tại một cửa hàng tiện lợi trên đường 30-4,
quận Ninh Kiều, Cần Thơ sáng ngày 18-8-2021. Ảnh: Huỳnh Kim
Nhờ cách làm này, việc cung cầu hàng hóa ở Cần Thơ trong giãn cách, trừ
mấy ngày đầu có lúng túng vì thiếu chợ truyền thống, nay đã “bình
thường mới” với cách “đi chợ” theo phiếu chẵn, lẻ của các hộ gia đình
tuân thủ theo “5K” trong phạm vi từng phường xã. Theo báo cáo nhanh của
Sở Công Thương Cần Thơ trong ngày 15-8, lượng hàng hóa thiết yếu được
nhập về phục vụ nhu cầu của gần 1,2 triệu người dân Cần Thơ là gần 87
tấn gồm thịt heo, gia cầm, trứng, thủy hải sản và rau củ quả.
Ông Hà Vũ Sơn nhận xét: “Nhìn chung, tình hình cung ứng hàng hóa thiết
yếu tại 9 quận, huyện ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người
dân; một số mặt hàng giá cả ổn định. Mô hình “mang chợ ra phố” đã góp
phần hạn chế người dân tập trung mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng
tiện ích”.
Là người đi chợ mỗi tuần 2 lần theo phiếu tại đường Trần Văn Hoài,
phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, nơi có tới 7 sạp bán hàng “mang chợ
ra phố”, bà Ba Thanh, 65 tuổi, nhận xét: “Giá cả có cao hơn ngày thường
nhưng thời buổi dịch Covid quá nguy hiểm như vầy, tổ chức buôn bán ổn
định và an toàn được vậy, tôi thấy yên tâm”.
Báo cáo nhanh của Sở Y tế TP
Cần Thơ, đến tối ngày 17-8, Cần Thơ có 3.420 ca F0 Covid-19, trong đó có
1.927 ca nhiễm trong cộng đồng; có 1.535 ca điều trị khỏi và 50 ca tử
vong. Cùng thời điểm này, Cần Thơ mới có 18,6% người dân (239.088 người)
tiêm mũi 1 vaccine ngừa Covid-19 và 0,6% (7.697 người) tiêm mũi 2 trong
khi TP đã hết nguồn vaccine, đang chờ Bộ Y tế cấp bổ sung.
(KTSG Online) - Thành phố Cần Thơ vừa quyết định kéo dài giãn cách xã
hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ thêm 10 ngày kể từ sáng mai, 16-8, để
phòng chống đại dịch Covid-19 sau 34 ngày giãn cách mà vẫn chưa tách hết
F0 ra khỏi cộng đồng.
Tiêm ngừa vaccine Covid-19 bằng xe lưu động (của hãng Thaco chi viện
cho Cần Thơ) trên đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều vào ngày 11-8-2021.
Ảnh: Huỳnh Kim
Theo ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nguồn lây F0
Covid-19 là từ các khu cách ly, khu phong tỏa, trong cộng đồng và các cơ
sở y tế phát hiện qua khám sàng lọc. Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu
phải đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm ở những khu vực này nhằm phát hiện F0
nhanh nhất đưa đi điều trị cùng với việc truy vết F1, F2. Công việc này
phải làm song song với với việc tuân thủ nghiêm nguyên tắc “5K” trong
giãn cách theo Chỉ thị 16.
Cùng với việc xét nghiệm, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu các ngành,
các cấp, các địa phương phải “bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương
thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân, đặc biệt
là người dân ở những khu vực phong tỏa, cách ly y tế”. 9 quận, huyện ở
Cần Thơ vẫn duy trì gần 50 điểm bán hàng bình ổn theo mô hình “đưa chợ
ra đường phố” bảo đảm “5K”, có nơi bằng xe lưu động, để phục vụ người
dân “đi chợ” theo phiếu ngày chẵn, lẻ.
Về sản xuất, 118/1.090 doanh nghiệp ở Cần Thơ tiếp tục thực hiện chủ
trương “vừa sản xuất, vừa cách ly” với phương châm “3 tại chỗ”; doanh
nghiệp nào không bảo đảm an toàn để lây lan F0, phải dừng hoạt động
trong thời gian giãn cách này.
“Duy trì hoạt động sản xuất, cung úng hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên
liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm, tạo điều kiện cao nhất các
yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định mới được phép họat động”, ông
Trần Việt Trường nhấn mạnh.
Về việc lưu thông hàng hóa, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu: “Tạo điều
kiện thuận lợi để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu
sản xuất, bảo đảm an toàn liên thông, thống nhất, thông suốt trong TP và
giữa TP với các tỉnh, thành khác; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại
điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng
hóa”.
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế TP Cần Thơ, đến 17 giờ ngày 15-8,
Cần Thơ có 3.231 ca nhiễm F0 đang điều trị tại 13 bệnh viện, trong đó có
1.025 ca nhiễm cộng đồng; 1.287 ca điều trị khỏi, 46 ca tử vong. Riêng 3
đợt test nhanh trong cộng đồng ở 9 quận, huyện trong TP từ ngày 9 đến
15-8, đã có them 489 ca F0.
Về tiêm vaccine, đến nay Cần Thơ đã tiêm hết số vaccine được cấp;
có 7.697 người tiêm đủ 2 mũi và 237.889 người tiêm 1 mũi. TP đã đề nghị
Bộ Y tế cấp tiếp một triệu liều vaccine Covid-19 và hỗ trợ xe tiêm lưu
động để có thể tiêm đủ cho khoảng 910.000 người dân từ 18 tuổi trở lên
trong năm nay.
Xe bán hàng lưu động theo mô hình “đưa chợ ra đường phố” trên đường
Trần Văn Hoài (Ninh Kiều, Cần Thơ) ngày 14-8-2021 . Ảnh: Huỳnh Kim
(KTSG Online) - Thành phố Cần Thơ đã cạn nguồn vaccine ngừa Covid-19
và đang dồn sức test nhanh trong toàn thành phố để tách nguồn lây nhiễm
F0 khỏi cộng đồng, nếu thành công sẽ dừng giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đo huyết áp chích ngừa Covid-19 tại Trường TH Cái Khế 2 (Ninh Kiều, Cần Thơ) chiều ngày 11-8-2021. Ảnh: Huỳnh Kim
Trao đổi với KTSG Online chiều ngày 11-8 qua điện thoại, ông
Trần Việt Trường, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, Trưởng
ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Cần Thơ, nhấn mạnh: "TP Cần
Thơ đã đề nghị Bộ Y tế cấp bổ sung vaccine ngừa Covid-19 theo kế hoạch
trước đó đã được bộ chấp thuận là đến tháng 10 cấp hơn 1,75 triệu liều.
Trước mắt trong tháng 8 này, thành phố đề nghị Bộ Y tế cấp bổ sung cho
đủ hơn 170.000 liều theo kế hoạch. Vì đến cuối ngày hôm nay, 11-8, TP
Cần Thơ sẽ tiêm hết nguồn vaccine đã được bộ phân phối”.
Theo ông Trần Việt Trường, nếu được bổ sung đủ số lượng vaccine này, TP
Cần Thơ bảo đảm tiêm hết cho 70% người dân Cần Thơ trên 18 tuổi, khoảng
910.000 người, vào cuối năm nay.
Song song với chiến lược tiêm vaccine, từ ngày 9 đến 17-8, TP Cần Thơ
tổ chức chiến dịch xét nghiệm toàn dân. Ông Trường cho biết sau hai ngày
thực hiện chiến dịch này, đại đa số người dân và các doanh nghiệp, tổ
chức trong thành phố đã đồng hành với chính quyền, chấp hành "5K" khá
tốt. “Đây là chiến dịch lớn, quyết tách F0 ra khỏi cộng đồng trên địa
bàn 9 quận, huyện của thành phố để cách ly. Để đến sau ngày 17-8, nếu
kết quả khả quan, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Cần Thơ sẽ quyết
định có dừng hay chưa việc giãn cách theo Chỉ thị 16 để đưa cuộc sống
trở lại bình thường mới”, ông Trần Việt Trường nói.
Theo bác sĩ Phạm Phú Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, đến
17 giờ ngày 10-8, TP Cần Thơ đã tiêm được 220.097 liều vaccine ngừa
Covid-19, trong đó có 7.548 người được tiêm mũi 2. Cũng vào thời điểm
này, TP Cần Thơ có 2.488 ca F0 Covid-19, trong đó có 752 ca cộng đồng;
545 ca khỏi bệnh, 40 ca tử vong.
(KTSG Online) - Thành phố Cần Thơ đang huy động các nguồn y tế cả công
và tư để đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa dịch Covid-19 cho người dân
cùng các đối tượng ưu tiên theo quy định.
Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều, Cần Thơ tổ chức tiêm ngừa vaccine
Covid-19 cho người dân tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản vào sáng ngày
6-8-2021. Ảnh: Huỳnh Kim
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ, ngày hôm qua, 5-8,
là ngày TP Cần Thơ có số lượng tiêm vaccine ngừa Covid-19 cao nhất kể từ
đầu mùa dịch đến nay. Trong ngày này, các bệnh viện, trung tâm y tế cả
công và tư trong TP Cần Thơ đã tiêm được 18.709 liều. Như vậy, đã có
111.099 liều AstraZeneca được tiêm cho các đối tượng ưu tiên, công nhân,
người lao động trên địa bàn TP Cần Thơ, trong đó có 7.257 người được
tiêm đủ 2 mũi.
Bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức “biệt đội cấp cứu” với quy
trình Code Blue phản ứng nhanh đi cùng xe cấp cứu trang bị hiện đại tại
điểm tiêm là trường Châu Văn Liêm và đã tiêm an toàn cho gần 8.000 người
thuộc các công ty, doanh nghiệp tại Cần Thơ.
Trong ngày 5-8, Bệnh viện Quân y 121 Quân khu 9 đã thành lập 32 tổ tiêm
và 23 tổ hồi sức cấp cứu, cùng lực lượng y tế quận Bình Thủy tiêm cho
hơn 1.200 người dân ở Bình Thủy. Trong khi đó, từ ngày 31-7 đến nay,
Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều đã huy động hết lực lượng y, bác sĩ của
trung tâm cùng với hàng trăm lượt tình nguyện viên của Thành Đoàn TP Cần
Thơ mở điểm tiêm tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản, tiêm vaccine ngừa
Covid-19 cho hàng ngàn người dân trong quận.
Trong khi đó, hôm 3-8, CDC Cần Thơ đã nhận tiếp 50.000 liều vaccine
Moderna từ Bộ Y tế. Theo kế hoạch của CDC Cần Thơ, số liều vaccine này
sẽ ưu trên tiêm cho người dân tại các khu phong tỏa và các khu vực dịch
bệnh Covid-19 phức tạp có nhiều F0. Đây sẽ là đợt tiêm thứ 5 của Cần
Thơ; trong đợt này, Bộ Y tế đã phân phối thêm cho TP Cần Thơ khoảng
70.000 liều vaccine, cả của Moderna và AstraZeneca.
Hôm 30-7, tại cuộc họp trực tuyến với các sở ngành, quận huyện và Ban
quản lý các khu chế xuất, công nghiệp thành phố Cần Thơ về tình hình
phòng, chống dịch Covid-19, ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy thành phố
Cần Thơ, cho biết từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân bổ
vaccine phòng Covid-19 cho Cần Thơ để đạt tổng số 1,76 triệu liều, đủ để
tiêm 2 mũi cho toàn bộ người dân trong diện đủ điều kiện tiêm chủng,
tương đương với 910.000 người.
Ngày 5-8, Cần Thơ có thêm 103
ca F0 mới, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Cần Thơ lên 1.934 ca, trong
đó có 819 ca nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, 9 quận, huyện của Cần Thơ
đều đã bị nhiễm Covid-19 và 21 ổ dịch lớn trong các khu dân cư, chợ,
siêu thị, doanh nghiệp… vẫn chưa có ổ dịch nào được xóa.
(KTSG Onlie) - 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang
thiếu trầm trọng nguồn máu để cấp cứu bệnh nhân trong hoàn cảnh cả vùng
đang giãn cách theo chỉ thị 16 để phòng chống đại dịch Covid-19, phải
hủy lịch hiến máu.
Cán bộ, chiến sĩ công an TP Cần Thơ tổ chức hiến máu nhân đạo để
đóng góp nguồn máu cho Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ. Ảnh:
Hồng Phương
Thông tin này được bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc bệnh viện Huyết
học - Truyền máu thành phố Cần Thơ, nơi có nhiệm vụ cung cấp nguồn máu
cho cả vùng ĐBSCL, cho biết trong một văn bản đóng dấu “hỏa tốc” vừa gửi
lần thứ 5 đến các tỉnh, thành ĐBSCL, Quân khu 9 và một số cơ quan báo
chí.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt cho biết, hiện nay đa số các địa phương đã
thông báo hủy lịch tổ chức hiến máu đã đăng ký với bệnh viện nên nguồn
máu dự trữ trong kho không còn cung cấp cho cấp cứu nữa. Trong khi đó,
các bệnh viện ở ĐBSCL rất cần máu, hàng ngày cho xe đến Bệnh viện Huyết
học - Truyền máu TP Cần Thơ chờ nhận máu.
“Số lượng máu trong kho thường ngày là khoảng 4.000 đơn vị, cung cấp
cho gần 80 bệnh viện sử dụng, nhưng nay chỉ còn 822 đơn vị (trong đó
nhóm O là 56 đơn vị, nhóm A 244 đơn vị, nhóm B 499 dơn vị, AB 73 đơn
vị); các tuần tiếp theo không có lịch hiến máu”, bác sĩ Việt nhấn mạnh.
Để có nguồn máu cấp cứu bệnh nhân cả cùng ĐBSCL trong tình hình này,
Giám đốc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ khẩn thiết đề nghị
ngành chức năng các tỉnh, thành ĐBSCL và Quân khu 9 “tăng cường chỉ đạo,
tiếp tục tuyên truyền, vân động những địa phương, đơn vị nào còn vùng
sạch bệnh như lực lượng vũ trang hiến máu để có một ít đơn vị máu sử
dụng cấp cứu người bệnh”.
Được biết, đến nay mới có UBND TP Cần Thơ chủ trương cho hiến máu tại
các “vùng xanh”, 12 tỉnh khác trong vùng chưa có chỉ đạo, nên Ban vận
động hiến máu ở các tỉnh chưa thể xúc tiến tiếp công việc hiến máu nhân
đạo.
(KTSG Online) - Cùng với 12 tỉnh khác ở ĐBSCL, tối ngày 1-8, UBND thành
phố Cần Thơ đã quyết định kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ
tướng Chính phủ thêm 14 ngày để phòng chống đại dịch Covid-19, kể từ 0
giờ ngày 2-8.
Người dân Cần Thơ tuân thủ giữ khoảng cách, xếp hàng mua thực phẩm. Ảnh: Huỳnh Kim
Trao đổi với KTSG Online xoay quanh bản chỉ thị đóng dấu “Hỏa tốc” vừa
ký tối nay, ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP
Cần Thơ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Cần Thơ, nhấn
mạnh: “14 ngày tới sẽ là thời gian hành động quyết liệt của TP Cần Thơ
nhằm ngăn chặn F0, truy vết F1, F2... đồng thời với chiến dịch thêm
vaccine ngừa Covid-19 để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, bảo đảm sức khỏe,
đời sống của người dân Cần Thơ trên hết, trước hết".
UBND TP Cần Thơ yêu cầu người dân Cần Thơ không tự ý ra khỏi thành phố
trong thời gian giãn cách, trừ trường hợp đặc biệt được chính quyền địa
phương cho phép. Mọi người phải thực hiện giãn cách giữa cá nhân với cá
nhân, gia đình với gia đình, không tụ tập đông người; hạn chế tối đa
việc di chuyển nếu không có việc thật sự cần thiết.
Cần Thơ cấm các phương tiện giao thông từ các tỉnh, thành khác vào TP
trừ các trường hợp chữa bệnh, cấp cứu, làm nhiệm vụ phòng, chống dịch
bệnh. Việc vận chuyển hàng hóa trong TP phải bảo đảm phục vụ nhu cầu
phòng chống dịch theo quy định riêng.
Mỗi hộ gia đình chỉ cử mỗi người đại diện đi mua lương thực, thực phẩm
và nhu yếu phẩm thiết yếu không quá 3 lần/tuần trong phạm vi phường, xã,
thị trấn nơi cư trú.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thiết yếu phải hoạt động với
phương án “vừa cách ly, vừa thi công, sản xuất” theo yêu cầu “3 tại chỗ”
(sản xuất, ăn, nghỉ tại chỗ); nếu không bảo đảm các yêu cầu này, phải
tạm dừng hoạt động.
Với người trong khu vực đang phong tỏa thì thực hiện “nội bất xuất,
ngoại bất nhập”, người cách ly với người, gia đình cách ly với gia định,
không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; chỉ được phép ra khỏi
nơi cư trú khi có yêu cầu cấp cứu, đi tiêm vaccine Covid-19, mua nhu yếu
phẩm. Với các khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở tại nơi
cư trú, UBND cấp xã tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến cho từng hộ
dân.
Tinh thần chung là mọi người phải nghiêm túc thực hiện “ai ở đâu ở đấy”
và “5K” để cùng chính quyền phòng chống dịch Covid-19 thành công theo
Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu các ngành, các cấp phải xem nhiệm vụ
trọng tâm, quan trọng, cấp bách nhất lúc này là ưu tiên tập trung mọi
nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời các địa phương cũng
không tự đặt ra các quy định, thủ tục trái pháp luật. Những gì chưa hợp
lý từ thực tế thì phải đề xuất sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Với đối tượng chính sách, người khó khăn, mất việc làm do dịch bệnh,
lực lượng tuyến đấu chống dịch và người dân trong khu phong tỏa, chính
quyền các cấp có hỗ trợ kịp thời, không để ai bị thiếu ăn, thiếu mặc,
thiếu nhu yếu phẩm và thuốc chữa bệnh thiết yếu.
Trong thời gian giãn cách này, các cơ quan nhà nước phải tăng cường sử
dụng công nghệ thông tin; luân phiên làm việc tại nhà, chỉ những trường
hợp thật sự cần thiết như trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng
hóa, dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật… mới đến làm việc tại công
sở.
Riêng với ngành y tế, UBND TP Cần Thơ giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp
với UBND 9 quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tốc độ
xét nghiệm, truy vết F0, F1 để đưa đi cách ly tập trung nhằm chặn đứng
lây lan.
Cần Thơ sẽ huy động tất cả các nguồn lực y tế, nhất là đội ngũ y, bác
sỹ, nhân viên y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh, không phân biệt công
hay tư, để điều trị các ca bệnh nặng; không để bị động, bất ngờ, sớm thí
điểm cách ly F1 tại nơi cư trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Y tế Cần Thơ chuẩn bị phương án bảo đảm y tế cho tình huống có 5.000
người mắc Covid-19 trở lên để làm căn cứ cho việc mua sắm, dự trữ, tổ
chức lượng lực, đầu tư nguồn lực, trình UBND TP Cần Thơ duyệt trước ngày
5-8 này.
Song song với chiến dịch giãn cách này, TP Cần Thơ đang đẩy nhanh việc
tiêm cho hết số lượng vaccine ngừa Covid-19 do Bộ Y tế cấp và quyết tâm
tìm nguồn vaccine để tiêm đủ 2 liều cho 70% người dân Cần Thơ (hơn
970.000 người) vào quí 1 năm 2022.
Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, đến
17 giờ ngày 1-8, Cần thơ đã có 1.538 ca mắc F0 Covid-19, trong đó có 795
ca cộng đồng; 112 người khỏi bệnh, 14 người tử vong. Cần Thơ hiện có 21
ổ dịch lớn ở các quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn và huyện
Thới Lai.
Trước đó, ngày 31-7, làm việc tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Thanh Long cho biết Bộ Y tế sẽ điều chuyên gia giỏi nhất về xét nghiệm
vào chi viện cho Cần Thơ cùng với việc lập Trung tâm Hồi sức tích cực
500 giường, cần thiết nâng lên 800 - 1.000 giường. Trong tuần tới, Bộ Y
tế sẽ cấp thêm xe xét nghiệm lưu động cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
để tăng cường xét nghiệm nhanh cho người dân, mỗi xe có thể thực hiện
2.000 mẫu/ngày.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng vừa quyết định thành lập Tổ công tác của Bộ Y
tế đóng tại TP Cần Thơ, nhằm giám sát và hỗ trợ việc phòng, chống đại
dịch Covid-19 cho cả Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang.
(KTSG Online) – Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TP Cần Thơ
đã quyết định triển khai 34 điểm bán hàng “mang chợ ra phố”. Đây là hình
thức mua bán vừa đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu cho người dân, vừa
đảm bảo các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Hai điểm bán hàng "mang chợ ra phố" được mở vào chiều 22-7 ở khu
làng báo Cần Thơ, đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều. Ảnh: Huỳnh Kim
Theo đó, 34 điểm bán hàng “mang chợ ra phố” được phân bố rộng khắp trên
địa bàn các quận, huyện của TP Cần Thơ. Trong đó, địa bàn quận Ninh
Kiều và Cái Răng mỗi nơi có có 3 điểm; quận Bình Thuỷ 4 điểm; quận Ô
Môn 13 điểm; quận Thốt Nốt 1 điểm; huyện Phong Điền và Thới Lai mỗi nơi 1
điểm; huyện Cờ Đỏ 5 điểm và huyện Vĩnh Thạnh 3 điểm.
Theo đó, tại các điểm bán hàng “mang chợ ra phố”, các loại hàng hoá
thiết yếu ở các điểm bán được niêm yết giá công khai để người dân biết,
chọn mua.
Cụ thể, điểm bán trên đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
(ngay báo Cần Thơ), su su có giá 35.000 đồng/kg, cải thảo 35.000
đồng/kg, cải ngọt 25.000 đồng/kg, cam sành 35.000 đồng/kg, gừng 75.000
đồng/kg. Thế nhưng, nhìn chung giá các loại rau, cải dao động từ
25.000-40.000 đồng/kg, tuỳ loại.
Trong khi đó, điểm bán gần Văn phòng đại diện Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
tại Cần Thơ (đường Trần Văn Hoài), giá heo ba rọi là 160.000 đồng/kg,
sườn non là 180.000 đồng/kg, nạc dăm 140.000 đồng/kg, thịt đùi 120.000
đồng/kg, xương ống 100.000 đồng/kg…
Tại các điểm bán có niêm yết giá để người dân biết chọn mua. Ảnh: Huỳnh Kim
Theo tìm hiểu của KTSG Online, trước khi triển khai các điểm
bán hàng “mang chợ ra phố”, ông Trần Hải Long, Phó giám đốc Sở Công
Thương TP Cần Thơ đã có văn bản gửi các quận, huyện về việc tổ chức các
điểm bán hàng bình ổn.
Theo đó, đơn vị này đề nghị các quận, huyện tạm dừng hoạt động các chợ ở
những địa phương này, thay vào đó sẽ triển khai chuyển đổi mua bán,
cung cấp thực phẩm, hàng hoá thiết yếu theo hình thức phân tán, lưu động
nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Liên quan vấn đề nêu trên, trao đổi với KTSG Online vào chiều
nay, 22-7, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, do
số ca lây nhiễm trong cộng đồng ở địa phương đang tăng nên công tác kiểm
soát, phòng, chống dịch phải ngày càng chặt chẽ.
Cụ thể, sau vụ lây lan từ chợ Tân An ở quận Ninh Kiều hôm 11-7, TP Cần
Thơ phải tạm đóng cửa 33 chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ tự phát ở
Ninh Kiều và Cái Răng cùng với 31 chợ ở các quận, huyện còn lại.
Theo ông Trường, để phục vụ người dân, ngoài hệ thống siêu thị, các cửa
hàng tiện ích, “chợ 0 đồng”, các điểm “bình ổn giá”…, UBND TP Cần Thơ
cũng chủ trương chuyển đổi phương thức mua bán, cung cấp thực phẩm, hàng
hóa thiết yếu theo hình thức phân tán, lưu động đến người dân nhằm đảm
bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.
"UBND TP Cần Thơ đã yêu cầu Sở Công Thương và các quận, huyện khảo sát
các địa điểm phù hợp để “đưa chợ ra phố”, kịp thời phục vụ người dân với
điều kiện phải tuân thủ nghiêm “5K”", ông Trường cho biết và nói rằng,
hệ thống 34 "chợ" này ra đời đã được bà con ủng hộ vì đáp ứng được nhu
cầu đi chợ hàng ngày của người dân.
(KTSG Online) - Cùng với TPHCM và 18 tỉnh, thành phía Nam thực hiện Chỉ
thị 16 phòng chống đại dịch Covid-19, thành phố Cần Thơ, cửa ngõ giao
thương ở ĐBSCL chủ trường “vừa cách ly, vừa sản xuất”. KTSG Online đã
trao đổi với ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP
Cần Thơ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Cần Thơ, xoay
quanh nội dung này.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ (bên trái) làm việc
tại một chốt phòng chống Covid-19 ở ngoại ô Cần Thơ. Ảnh: Phạm Đỗ Minh
Trung
Mở đầu câu chuyện, ông Trần Việt Trường cho biết:
- Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ: Tôi
vừa xin được từ các mạnh thường quân thêm 10 máy thở cao cấp trị giá 4
tỉ đồng, 10.000 kit thử nhanh (trị giá hơn 1 tỉ đồng) và 25.000 khẩu
trang y tế 3D để bổ sung vào nguồn phòng chống dịch đang vào giai đoạn
quyết liệt của TP Cần Thơ trong điều kiện phòng, chống dịch cấp bách do
biến thể Delta diễn biến nhanh, mạnh và khó lường hiện nay.
Dịch Covid-19 ở Cần Thơ đang diễn biến rất phức tạp, lây lan rất nhanh,
tập trung ở 3 quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy với nhiều ca bệnh
xuất hiện ở những chỗ đông người như ở một số chợ truyền thống, khu dân
cư, doanh nghiệp đông công nhân, siêu thị. Lần này, TP Cần Thơ cùng 18
tỉnh, thành phía Nam thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng với tinh tinh
thần vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết.
KTSG Online: Nhưng Cần Thơ vẫn chủ trường “vừa cách ly, vừa sản xuất” như tinh thần công văn đã ban hành hôm 13-7 phải không, thưa ông?
- Vẫn làm chứ, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa sản
xuất kinh doanh. Do thực tế dịch đang diễn biến hết sức phức tạp nên TP
Cần Thơ đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải chủ
động thực hiện các biện pháp cấp bách vừa phòng, chống dịch bệnh vừa đảm
bảo sản xuất kinh doanh an toàn. Việc xây dựng và triển khai phương án
“vừa cách ly, vừa sản xuất” sát với điều kiện thực tế của doanh nghiệp
được xem như giải pháp then chốt để giữ vững phòng tuyến sản xuất.
Trong kế hoạch này có lưu ý các doanh nghiệp phải lo nơi ở tập trung
cho người lao động và tổ chức sản xuất khi có dịch. Các cơ quan chức
năng kiểm tra, đánh giá để quyết định cho doanh nghiệp hoạt động. Từ
ngày 16-7, công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nào không
đăng ký phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất” thì tạm dừng hoạt động cho
đến khi có phương án cụ thể. Trường hợp không dừng hoạt động, xảy ra
lây lan dịch bệnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
Ngày 14-7, UBND TP Cần Thơ đã ban hành tiếp công văn “Về việc xây dựng
kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có các
trường hợp mắc Covid-19 tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
và khu nhà trọ cho người lao động”. UBND thành phố giao Giám đốc Sở Công
Thương, Trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Chủ
tịch UBND quận, huyện chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh, khu nhà trọ cho người lao động khẩn trương xây dựng và ban hành
kế hoạch phòng, chống dịch và các phương án xử trí khi có các trường hợp
mắc Covid-19. Thời gian phải hoàn thành trước ngày 17-7.
Như vậy không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà cả chủ các khu nhà trọ
có người lao động thuê ở đều phải nâng cao ý thức, quyết tâm phòng,
chống dịch Covid-19.
Việc này đang được làm tới đâu rồi, thưa ông?
- Các cơ quan chức năng đã đồng loạt triển khai cho các đơn vị này. Thí
dụ, như ở Công ty TNHH Kwong Lung Meko, KCN Trà Nóc II. Lúc đầu, công
ty tính cho 200 công nhân ở trọ vào công ty ăn ở, sản xuất tại chỗ, công
nhân có nhà riêng tại Cần Thơ được về nhà sau giờ làm với cam kết chỉ
di chuyển từ nhà đến công ty. Nhưng ngay sau đó, công ty nâng mức “vừa
sản xuất, vừa cách ly” lên cho khoảng 600 công nhân vào công ty ăn nghỉ
để làm việc ở 3 phân xưởng riêng biệt.
Hay như ở Công ty CP Thực phẩm Phạm Nghĩa nằm ngoài phạm vi KCN có trên
100 lao động, do Sở Công Thương thẩm định phương án “vừa cách ly, vừa
sản xuất”. Nơi này đã thuê 2 căn nhà gần công ty và tận dụng nhà xưởng
để bố trí nơi ở tập trung cho gần 100 công nhân.
Ngoài việc doanh nghiệp chủ động, Sở Công Thương cũng phối hợp cũng Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch giới thiệu cho 2 doanh nghiệp ở Ninh Kiều
thuê 2 khách sạn với giá ưu đãi để đưa công nhân vào ở và tổ chức xe đưa
đón để tập trung sản xuất theo đúng tiến độ giao hàng.
Cần Thơ là thành phố cửa ngõ, trung tâm giao thương với ĐBSCL, TP.HCM
và cả nước qua cả đường bộ, đường thủy và hàng không. Do vậy, phải làm
hết sức đồng bộ các giải pháp vừa phòng, chống dịch quyết liệt để không
bị “vỡ trận” trước tình hình dịch lây lan phức tạp này. Nhưng khó hơn là
vẫn phải bảo đảm được sản xuất kinh doanh, giao thương để chuỗi này
không bị đứt gãy trong khi phòng chống dịch. Song song đó là phải bảo
đảm an sinh xã hội cho người dân trong suốt mùa dịch. Cho nên ngoài việc
vận hành bộ máy phục vụ xã hội, chính quyền TP Cần Thơ luôn kêu gọi mỗi
người dân đồng hành cùng thành phố thực hiện các chủ trường này, nhất
là làm “5K” cho chu đáo.
Sáng ngày 20-7-2021, trên lề đường Trần Văn Hoài (quận Ninh Kiều,
Cần Thơ), tiểu thương từ các chợ truyền thống Tân An, Xuân Khánh, Cái
Răng… đã mở 7 gian hàng thực hiện chủ trương “Đưa chợ ra đường phố” phục
vụ người dân đang phòng, chống Covid-19 theo Chỉ thị 16. Ảnh: HUỲNH
KIM.
Thưa ông, riêng với việc mở lại chợ truyền thống theo chủ trương mới của Bộ Công Thương, Cần Thơ làm ra sao?
-Hiện nay, số ca lây nhiễm trong cộng đồng trên địa bàn thành phố đang
tăng nên công tác kiểm soát, phòng, chống dịch phải ngày càng chặt chẽ.
Sau vụ lây lan từ chợ Tân An ở quận Ninh Kiều hôm 11-7, phải tạm đóng
cửa 33 chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ tự phát ở Ninh Kiều và Cái
Răng cùng với 31 chợ ở các quận, huyện còn lại.
Với chủ trương mới này, TP Cần Thơ đang làm dựa theo thực tiễn dịch lây
lan và công tác truy vết, xét nghiệm của ngành y tế. Ngoài hệ thống
siêu thị, các cửa hàng tiện ích, các “chợ O đồng”, các điểm “bình ổn
giá”… UBND TP Cần Thơ chủ trương chuyển đổi phương thức mua bán, cung
cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu theo hình thức phân tán, lưu động đến
cho người dân nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Riêng các cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn uống, chỉ được phép bán
hàng mang đi và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; trường
hợp không bảo đảm các yêu cầu thì phải tạm dừng hoạt động.
Mới nhất, thành phố yêu cầu Sở Công Thương và các quận, huyện khảo sát
các địa điển phù hợp để “đưa chợ ra đường phố”, kịp thời phục vụ người
dân với điều kiện phải tuân thủ nghiêm “5K”.
Vâng, “5K + vaccine” là chiến lược phòng chống Covid-19 hữu
hiệu không chỉ với Cần Thơ để bảo đảm “mục tiêu kép”. Ông có thể nói
thêm về kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 tới đây của Cần Thơ?
-Theo số liệu của Sở Y tế Cần Thơ, đến hôm nay, 20-7, Cần Thơ đã tiêm
được 44.781 mũi vaccine ngừa Covid-19 cho đúng các đối tượng, từ nguồn
vaccine do Bộ Y tế phân phối. Hiện thành phố đã phân bổ tiếp 61.188 liều
để tiêm tiếp; ngành y Cần Thơ đang xúc tiến việc này.
UBND TP Cần Thơ đã hai lần đề nghị Bộ Y tế phân phối tiếp một triệu
liều nữa để bảo đảm tiêm đủ 70% dân số Cần Thơ nhằm đạt miễn dịch cộng
đồng theo mục tiêu chung của cả nước. UBND TP Cần Thơ cũng đã và đang
kêu gọi, vận động nhiều nguồn trên thế giới để có vaccine ngừa Covid-19
càng sớm càng tốt. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Nhân đây, tôi xin nói thêm, dù nhiều doanh nghiệp, tổ chức muốn được
nhập và tiêm vaccine ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt, nhưng nước ngoài
mới chỉ cho nhập thông qua đại diện của Chính phủ là Bộ Y tế. Cho nên
UBND TP Cần Thơ, dù rất muốn xã hội hóa việc này, cũng chưa thể làm
được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, đến ngày 19-7-2021, Cần Thơ đã có 205 ca
nhiễm Covid-19, trong đó có 170 ca nhiễm trong cộng đồng (riêng ngày
19-7 có 32 ca). Cũng trong ngày 19-7, Cần Thơ đã test nhanh thêm 2.254
ca và test PCR 814 ca Covid-19 lây nhiễm cộng đồng.