(SGT DAILY) - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục
tiêu đón 34 triệu lượt khách vào năm 2020.
Phú Quốc là một trong hai trung tâm điều phối du lịch toàn vùng ĐBSCL. Trong ảnh là một góc bãi biển Dương Đông (Phú Quốc). Ảnh: HK |
Tại
buổi công bố quy hoạch này vào ngày 5-4 tại thành phố Cần Thơ, ông Hà Văn Siêu,
phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết Thủ tướng Chính phủ đã phê quyệt
quy hoạch này từ ngày 18-11-2016, đặt mục tiêu đến năm 2020 đón khoảng 34 triệu
lượt khách, trong đó có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế; phấn đấu đến năm
2030 đón khoảng 52 triệu lượt khách, có 6,5 triệu lượt khách quốc tế. Du khách
quốc tế chủ yếu đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á.
Về
doanh thu, ngành du lịch ĐBSCL nhắm đến 25.000 tỉ đồng vào năm 2020 và trên
111.000 tỉ đồng vào năm 2030. Về số lượng cơ sở lưu trú du lịch, đến năm 2020
có khoảng 53.000 phòng (có 15% phòng từ 3-5 sao). Con số này vào năm 2030 là
100.000 phòng với 30% phòng từ 3-5 sao.
Đến
năm 2020, ngành du lịch 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL sẽ tạo việc làm cho khoảng
230.000 người, trong đó có 77.000 lao động trực tiếp; đến năm 2030 có khoảng
450.000 lao động, với 150.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch.
Theo
ông Hà Văn Siêu, để đạt được mục tiêu này, ĐBSCL sẽ ưu tiên phát triển các nhóm
sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch trải nghiệm đồi sống sông nước, du lịchsinh
thái, du lịch trải nghiệm di sản văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo và du lịch
vui chơi giải trí. Ngoài ra, còn có du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch
tìm hiểu di tích lịch sử - cách mạng và du lịch hội nghị - hội thảo - sự kiện (MICE).
Đại
diện 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL dự hội nghị này đã bàn các giải pháp về đầu tư,
liên kết, quảng bá để tập trung phát triển 5 khu du lịch quốc gia nhằm thực hiện
quy hoạch này. Đó là khu Thới Sơn nằm
trong cụm cù lao Long Lân Quy Phụng (Tiền Giang, Bến Tre), Phú Quốc (Kiên
Giang), Năm Căn - Mũi Cà Mau (Cà Mau), Tràm Chim - Láng Sen (Long An - Đồng
Tháp) và khu Núi Sam (An Giang). Trong đó có 7 điểm du lịch quốc gia, gồm khu
phức hợp giải trí Xứ sở Hạng Phúc (Long An), Cù lao Ông Hổ (An Giang), khu lưu
niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), Bến
NinhKiều (Cần Thơ), Hà Tiên (Kiên Giang), Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long) và Ao Bà
Om (Trà Vinh).
Thành
phố Cần Thơ và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) là hai trung tâm du lịch và điều phối
khách cho toàn vùng ĐBSCL. Thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là trung tâm du lịch của
không gian du lịch phía Đông và là trung tâm phụ trợ của vùng.
Được
biết, năm 2016, ngành du lịch ĐBSCL đã đón trên 7,6 triệu lượt khách lưu trú,
tăng 15%so với năm 2015, trong đó có khoảng 900.000 khách quốc tế (tăng 27%);
doanh thu ngành du lịch đạt 9.700 tỉ đồng, tăng 12,4% so với năm 2015.
*
Đã đăng tại TBKTSG Online 5-4-2017:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét