Hội
nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của
Hội Nhà báo Việt Nam, tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 19-4, đề nghị dừng kế hoạch
sáp nhập tổ chức Hội Nhà báo với các Hội khác.
Báo chí tác nghiệp tại hội nghị của Hội Nhà báo Việt Nam sáng ngày 19-4-2019 tại Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Kim |
Mở đầu báo cáo chính tại hội nghị, ông Hồ
Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết, năm 2018 là
năm bản lề thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội X Hội Nhà báo
Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020, đã đề ra trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là việc thực hiện Quy hoạch báo chí đến năm 2025, việc sắp xếp, sáp
nhập các tổ chức Hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), phần
nào ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của những người làm báo.
Ông Lợi giải thích: “Việc một số địa phương
có chủ trương xây dựng đề án sáp nhập Hội Nhà báo với tổ chức Hội khác, có ảnh
hưởng không nhỏ tới tâm tư của hội viên. Sự phân tâm về tính không thống nhất
của tổ chức Hội từ Trung ương đến địa phương, kéo theo việc cắt giảm biên chế,
kinh phí hoạt động của Hội Nhà báo địa phương dẫn đến hoạt động cầm chừng của
một số tổ chức Hội và cá nhân hội viên”.
Tiếp đó, ông Hồ Quang Lợi thông tin: “Đối với
số ít địa phương có kế hoạch sáp nhập tổ chức Hội Nhà báo với tổ chức Hội khác,
Đảng Đoàn Hội Nhà báo đã gửi công văn về Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề nghị
dừng lại, chờ chỉ đạo của Ban Bí thư”.
Xoay quanh câu chuyện này, chúng tôi đã
phỏng vấn nhanh ông Hồ Quang Lợi.
* Ông có thể cho biết vì sao Hội Nhà
báo Việt Nam lại đề nghị dừng kế hoạch sáp nhập Hội Nhà báo tại các địa phương?
- Ông Hồ Quang Lợi: Hiện nay, khi một số địa phương có đề án hoặc kế hoạch
sáp nhập Hội Nhà báo Việt Nam vào Hội Văn học nghệ thuật thì lãnh đạo Hội Nhà
báo Việt Nam, Đảng Đoàn Hội Nhà báo Việt Nam đã kịp thời có văn bản báo cáo Ban
Bí thư Trung Ương Đảng đề nghị tiếp tục duy trì tổ chức thống nhất của Hội Nhà
báo Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương như hiện nay.
Tôi xin nói là chúng ta có một hệ thống tổ
chức rất chặt chẽ từ Trung ương xuống địa phương được xây dựng qua các thời kỳ
lịch sử. Vì Hội Nhà báo Việt Nam của chúng ta là một tổ chức chính trị xã hội;
đến bây giờ chúng ta đã có 70 năm với một lực lượng rất là quan trọng và Hội
Nhà báo thì có chức năng nhiệm vụ và tính chất hoạt động có những đặc thù rất
khác với Hội Văn học nghệ thuật.
Và Hội Nhà báo Việt Nam đã được luật hóa. Tức
là trong Luật Báo chí đã quy định, Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị -
xã hội - nghề nghiệp của giới báo chí cả nước. Luật đã quy định rồi, chúng ta
làm cái gì thì cũng phải xuất phát từ các cơ sở của luật pháp. Và thực tế thì
hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam là một hoạt động có hiệu quả. Chúng ta có
một hệ thống tổ chức như thế, chúng ta tập hợp được lực lượng người làm báo cả
nước với 24.000 hội viên đang công tác tại gần 1.000 cơ quan báo chí cả nước.
Đây là một lực lượng hết sức là quan trọng. Và chúng ta hoạt động theo Điều lệ
đã được Chính phủ phê duyệt và có luật hóa. Và thực tế cái đặc thù của Hội Nhà
báo Việt Nam cũng rất khác với Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật và các Hội
khác. Cho nên, không thể nào có một sự sát nhập một cách cơ học giữa Hội Nhà
báo Việt Nam với Hội Văn học nghệ thuật. Cái đó nó trái với luật, nó trái với
thực tiễn hoạt động, trái với cái đặc thù.
* Vậy nó có mâu thuẫn gì với việc thực
hiện Quy hoạch báo chí mà Chính phủ vừa ban hành?
- Ông Hồ Quang Lợi: Quy hoạch báo chí thì Chính phủ đã triển khai,
đó là việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta quy hoạch lại, chúng ta sắp xếp lại
để chúng ta có một hệ thống các cơ quan báo chí hoạt động ngày càng hiệu quả
hơn, tránh chồng chéo và đặc biệt là giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực trong
đời sống báo chí hiện nay. Thì việc chúng ta thực hiện quy hoạch báo chí là rất
cần thiết.
Nhưng mà trong khi quy hoạch báo chí thì
chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới quyền lợi của người làm báo. Vì khi quy
hoạch lại thì thế nào cũng dôi dư ra một lực lượng phóng viên, biên tập viên,
các nhà báo, các cơ quan báo chí. Chúng ta phải quan tâm làm sao để sắp xếp lực
lượng này để họ có công ăn việc làm, để họ tiếp tục tham gia vào đời sống báo
chí và đời sống xã hội một cách tích cực. Thì đó là trách nhiệm của Hội Nhà báo
Việt Nam.
* Nghĩa là theo ông, sẽ không có mâu
thuẫn?
- Ông Hồ Quang Lợi: Không mâu thuẫn.
* Thế còn mô hình Quảng Ninh đã sáp
nhập ba cơ quan báo chí và Cổng thông tin điện tử của tỉnh thành Trung tâm
Truyền thông Quảng Ninh, thì sao, thưa ông?
- Ông Hồ Quang Lợi: Đây là việc của Quảng Ninh. Và Quảng Ninh đang
trong thời gian thử nghiệm cái đó. Cho nên tôi nghĩ là cứ phải để cho Quảng
Ninh thử nghiệm một thời gian, sau đó từ Quảng Ninh, chúng ta sẽ rút kinh
nghiệm.
* Như vậy, liệu có đúng với quy định
của Quy hoạch báo chí là mỗi tỉnh, thành chỉ có một cơ quan báo, đài?
- Ông Hồ Quang Lợi: Vì đó là thử nghiệm mà. Quảng Ninh làm thử nghiệm. Làm
thử nghiệm thì nó có những cái mới, theo tôi cứ để Quảng Ninh làm. Làm xong,
sau đó sẽ rút kinh nghiệm xem là có nên mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác hay
không?
* Xin cảm ơn ông!
Huỳnh Kim (thực hiện)
* Đã đăng Báo Cần Thơ 21-4-2019:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét