Huỳnh
Kim
(TBKTSG Online) - Triều cường từ biển
kết hợp nước lũ sẽ còn gây ngập ở nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và sẽ xuống dần sau ngày 14-10.
Cảnh ngập lụt trên đường Mậu Thân,
thành phố Cần Thơ sáng ngày 11-10. Ảnh: Huỳnh Kim
|
Theo
Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ, mực nước
trên sông Hậu đang lên cao và sẽ rút dần sau ngày 14-10. Hôm nay và ngày mai,
12-10, nước tiếp tục lên trên báo động 3 từ 0,15m đến 0,35m, gây ngập lụt nhiều
đường phố nội ô và ven đô Cần Thơ vào sáng sớm và chiều tối.
Các
tỉnh khác như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang,
Long An, Bến Tre… nhiều nơi cũng đã và đang bị ngập như Cần Thơ. Sau ba ngày tới,
nước sông Tiền, sông Hậu sẽ xuống theo nhịp triều cường và lũ trên sông Mekong
đang thấp dần.
Cảnh ngập lụt trên đường Trần Văn
Hoài, thành phố Cần Thơ sáng ngày 11-10. Ảnh: Huỳnh Kim
|
Tình
trạng ngập lụt ở đô thị ĐBSCL năm nay được cho là nặng nhất từ trước tới giờ,
dù mực nước lũ không cao hơn lũ năm 2011. Giải thích về việc này, PGS.TS Lê Anh
Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, cho rằng
sự bất thường này có hai lý do.
Về
tự nhiên, nước lũ về là tràn vào các vùng trũng lớn ở đầu nguồn như Đồng Tháp
Mười, Tứ giác Long Xuyên nhưng nay khu vực này đã xây rất nhiều bao đê để sản
xuất nên nước lũ đổ nhanh xuống hạ nguồn. Với các đô thị hạ nguồn như Cần Thơ,
do nhiều tuyến đường được nâng cấp không đồng bộ, có chỗ cao chỗ thấp nên khi
triều cường lên lúc lũ về, nước tràn vào các chỗ thấp gây ngập sâu. Ngoài ra,
tình trạng sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức ở ĐBSCL cũng gây ngập như hiện
tại.
Ngập lụt ở
phường Cái Khế và cồn Khương:
* Đã đăng TBKTSG Online 11-10-2018:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét